Khi đó, và dự án tiêm
kích trên hạm F/A-XX có thể là giải pháp.
Trong những năm gần đây phần lớn máy bay chiến đấu, tấn công trên hạm
của Mỹ là những chiếc F/A-18 Hornet với mức độ cải tiến khác nhau, niên
hạn sử dụng của chúng sẽ hết vào năm 2020.
Biến thể mới nhất của F/A-18 Hornet đã sản xuất từ những năm 1990 và
theo kế hoạch Hornet sẽ phục vụ đến năm 2020. Như vậy, máy bay F/A-18
của Mỹ được sản xuất không liên tục nhưng kéo dài hơn 40 năm.
Dù máy bay có thiết kế được cho là thành công nhất cũng không thể mãi
kéo dài thời hạn sử dụng, như là quy luật, F/A-18 bắt đầu phải “nghỉ
hưu” và Lầu Năm Góc có kế hoạch phát triển và sản xuất loại máy bay mới
nhằm thay thế cho Hornet vào năm 2030.
Việc nghiên cứu phát triển và sản xuất một loại máy bay mới đòi hỏi phải
có một thời gian khá dài với kinh phí không nhỏ. Người Mỹ luôn nhận
thức rõ điều đó và Quân đội Mỹ đã bắt đầu triển khai những công việc đầu
tiên của dự án F/A-XX và gần đây Không quân Hải quân Mỹ đã đưa ra một
số tiêu chí cho máy bay trên hạm tương lai.
Phải hơn một cái đầu
Yêu cầu của Hải quân Mỹ đề cập đến tính hoàn thiện của máy bay
trên hạm tương lai dựa trên nền tảng cơ bản của công nghiệp hàng không
và khả năng “thích ứng” với nhiều chức năng khác nhau.
Theo đó, tiêm kích trên hạm tương lai của Hải quân Mỹ phải có khả năng
không chiến, khả năng chống tàu và khả năng tấn công các mục tiêu trên
mặt đất bao gồm cả việc yểm trợ trực tiếp cho quân đội.
Máy bay mới phải có các thông số bay hơn hẳn so máy bay hiện nay, đồng
thời trên F/A-XX phải có hệ thống điện tử mới cực kỳ hiện đại, nói chung
phải hơn “một cái đầu” so với F/A-18.
|
Mẫu tiêm kích trên hạm F/A-XX mà Boeing đề
xuất.
|
Tính năng chiến thuật của các máy bay chiến đấu tương lai có khả năng
tương tác trên tất cả các tàu sân bay đang sử dụng cũng như khả năng
tương thích với các hệ thống thông tin liên lạc hiện tại và tương lai.
Ngoài các yêu cầu về kỹ chiến thuật, khả năng tác chiến, ứng dụng trên
chiến trường, các máy bay tương lai phải có chỉ số tài chính chấp nhận
được ở cả khâu chế tạo và vận hành.
Tư lệnh Không quân Hải quân Mỹ nhấn mạnh, giá cả sẽ là một trong những
vấn đề quan trọng nhất, các công ty phải thực hiện đúng hiệu suất định
trước, thậm chí còn phải tốt hơn so với chương trình cả về kinh phí cũng
như tiến độ của dự án.
Vì vậy, nền tảng công nghệ của F/A-XX phải đạt cấp độ của năm 2020.
Trong trường hợp này, để sản xuất một máy bay mới không cần phải phân bổ
kinh phí và thời gian để tiến hành hàng loạt các nghiên cứu, thử nghiệm
vật liệu mới...
Tất cả những điều kiện này đã được thiết lập với một mục đích là chuyến
bay đầu tiên của F/A-XX phải được thực hiện vào năm 2025 và Quân đội sẽ
nhận được lô đầu tiên của máy bay này vào những năm 2030.
F-35 bị bức tử?
Một điều thú vị, cùng với việc công bố bắt đầu dự án máy bay
trên hạm tương lai, các quan chức Lầu Năm Góc đã “lỡ miệng” tiết lộ kế
hoạch một chương trình tương tự, nhưng là máy bay chiến đấu trên “đất
liền”.
Về vấn đế này, Chuẩn Đô đốc hải quân Mỹ, D.Gaddis có ý kiến cho rằng,
Lầu Năm Góc có thể yêu cầu kết hợp hai dự án này.
Nếu trường hợp này xảy ra thì việc phát triển máy bay mới cho Không quân
và Hải quân có thể xảy ra hai phương án, thứ nhất, hai loại máy bay sẽ
có hình dáng khác nhau nhưng hầu hết các hệ thống và hệ thống điện tử sẽ
được thống nhất hóa.
Trường hợp thứ hai, hai loại máy bay chiến đấu có cùng diện mạo nhưng sẽ
có một số biến thể dành cho các lực lượng khác nhau, nếu trường hợp này
xảy ra thì dự án F/A-XX sẽ “bức tử” máy bay chiến đấu đa năng F-35.
Cho đến nay, nền tảng của máy bay vẫn chưa được công bố, theo dự đoán có
thể sẽ dựa trên nền tảng F-22 và cả hai dạng máy bay mới sẽ được trang
bị một động cơ thống nhất hóa.
Vấn đề động cơ cho máy bay trên hạm F/A-XX và F-XX trên “mặt đất” là đặc
biệt quan trọng.
Trong thực tế, động cơ là nền tảng của máy bay, tất cả các chuyến bay và
một phần không nhỏ khả năng tác chiến của máy bay phụ thuộc vào nó.
|
F/A-XX liệu có thể gạt bỏ dự án F-35?
|
Một trong những mong ước muôn thưởu của các nhà phát triển động cơ cho
các máy bay tương lai là giảm tối đa tiêu hao nhiên liệu nhưng vẫn đạt
được công suất mong muốn.
Trong vài tháng tới, Lầu Năm Góc sẽ đưa ra yêu cầu về phát triển động cơ
cho máy bay mới.
Yêu cầu của Quân đội là máy bay có thể bay nhanh hơn, tầm hoạt động xa
hơn so với các máy bay hiện nay và có lượng nhiên liệu dự trữ đủ để thực
hiện nhiệm vụ và quay về căn cứ của mình.
Theo kế hoạch, các công ty hoặc tổ chức nào muốn tham gia chương trình
F/A-XX phải nộp đề xuất về máy bay chiến đấu tương lai của mình trước
cuối năm 2012.
Tiếp theo, một Ủy ban đặc biệt dưới sự chỉ huy của Không quân Hải quân
Mỹ sẽ tiến hành phân tích, so sánh tất cả các đề án của các thành phần
tham gia, lựa chọn đề án thích hợp nhất và dựa trên cơ sở này thiết kế
một máy bay chiến đấu tương lai hoàn chỉnh.
Ngoài ra, trước khi đưa ra các yêu cầu kỹ thuật sẽ tiến hành thẩm định
bổ sung, với mục đích là kiểm tra vấn đề tài chính cho chương trình. Như
trên đã đề cập, quân đội mong muốn có một máy bay chiến đấu có giá
thành tốt và lành mạnh.
Thách thức và tương lai cho Boeing
Đến thời điểm hiện nay, chỉ có một công ty có thể đáp ứng và
tham gia chương trình F/A-XX, đó là Boeing.
Trong nhiều năm, Boeing đã có những thành công khác nhau về việc phát
triển máy bay thế hệ thứ sáu.
Các mô hình máy bay chiến đấu của Boeing đã nhiều lần được “trình diễn”
trong các triển lãm hàng không khác nhau.
Trong khi chờ đợi sự ra đời chiến đấu cơ mới từ công ty tham gia trong
chương trình F/A-XX, ở thời điểm hiện nay, phương án tốt nhất là
Lockheed Martin tiếp tục hoàn thành những gì “chưa hoàn hảo” của dự án
F-35 và bắt đầu sản xuất loạt. Biến thể trên hạm F-35C sẽ bắt đầu thay
thế các máy bay F/A-18 cũ.
Nhưng cũng phải thừa nhận một cách thực tế, để tạo ra một “sản phẩm”
hàng không mới không hề dễ dàng chút nào, đòi hỏi các nhà phát triển
phải có những tính toán chính xác và kịp thời. Mong sao F/A-XX không lặp
lại “vết xe đổ” của chương trình F-35. |