banner
TRANG CHỦ TIN TỨC CÔNG NGHỆ PHÁT MINH THẾ KỶ KHOA HỌC GÓC NHÌN 360° SÁNG CHẾ Ý TƯỞNG XANH NĂNG LƯỢNG BÍ ẨN VIDEO
TRANG CHỦ > Công nghệ > Công nghệ quốc phòng Bản in  |  Gửi thư  |  Kênh RSS
Sức mạnh tàu tên lửa Việt Nam đang đóng tại nhà máy Ba Son
(www.phatminh.com) Nhà máy đóng tàu Ba Son Việt Nam đang lắp đặt modun thân tàu thứ 3 thuộc dự án tàu tên lửa cao tốc lớp Molniya Projet 1241.8. Hãy tìm hiểu xem sức mạnh của chiến hạm mà Việt Nam sắp nhận như thế nào?

Chiếc tàu tên lửa cao tốc Molniya thứ 3 này nằm trong hợp đồng đã được ký kết giữa Việt Nam và Tổng công ty xuất khẩu vũ khí nhà nước Nga Rosoboronexport vào năm 2006. Tổng giá trị của hợp đồng lên tới 1 tỷ USD.


Các modun thân tàu tên lửa cao tốc Molniya đang được chuyển đến nhà máy đóng tàu Ba Son bằng đường biển. Livejourna lấy nguồn ảnh từ PVD.

Các modun thân tàu tên lửa cao tốc Molniya đang được chuyển đến nhà máy đóng tàu Ba Son bằng đường biển. Livejourna lấy nguồn ảnh từ PVD.

Theo đó, Việt Nam sẽ mua 2 tàu Molniya đóng ở Nga, sau đó đóng thêm 10 tàu trong nước, trong đó 6 tàu có sự hỗ trợ của Nga.

Hai chiếc tàu tên lửa thuộc dự án 1241.8 được đóng ở Nga đã hoàn thiện và bàn giao cho Hải quân nhân dân Việt Nam trong năm 2007 (hai tàu mang số hiệu HQ-375 và HQ-376).

Xem sức mạnh tàu tên lửa Việt Nam đang đóng tại nhà máy Ba Son
 

Xem sức mạnh tàu tên lửa Việt Nam đang đóng tại nhà máy Ba Son
 


Hai tàu HQ-375 và HQ-376

Hai tàu HQ-375 và HQ-376

Ngày 13/3/2013 và ngày 2/4/2013, hai chiếc đầu tiên được đóng tại nhà máy đóng tàu Ba Son của Việt Nam, ký hiệu M1, M2 đã hạ thủy. Cả hai con tàu đều đã hoàn thành và có mức độ sẵn sàng cao, sẽ được chuyển giao cho Hải quân Việt Nam trong năm nay.

Xem sức mạnh tàu tên lửa Việt Nam đang đóng tại nhà máy Ba Son
 

Xem sức mạnh tàu tên lửa Việt Nam đang đóng tại nhà máy Ba Son
 

Xem sức mạnh tàu tên lửa Việt Nam đang đóng tại nhà máy Ba Son
 

Xem sức mạnh tàu tên lửa Việt Nam đang đóng tại nhà máy Ba Son
 


Hai tàu kí hiệu M1, M2 tại nhà máy đóng tàu Ba Son

Hai tàu kí hiệu M1, M2 tại nhà máy đóng tàu Ba Son

Tàu tên lửa Molniya Project 1241.8 được thiết kế để tiêu diệt tất cả các loại tàu chiến, tàu vận tải, cũng như tàu đổ bộ của đối phương. Molniya có lượng giãn nước toàn tải 550 tấn, dài 56,1m, rộng 10,20m, mớn nước (toàn tải) 2,14m, vận tốc 35 hải lý/giờ. Thủy thủ đoàn vận hành tàu khoảng 40 người.

Tuy tàu chỉ có kích cỡ nhỏ, nhưng hỏa lực con tàu đủ sức đánh chìm những chiến hạm lớn hơn nó gấp nhiều lần. Molniya được trang bị hệ thống tên lửa hành trình chống tàu Kh-35 Uran-E với 16 đạn tên lửa được bố trí ở 4 bệ phóng 2 bên sườn tàu. Loại tên lửa này có khả năng đánh chìm chiến hạm có lượng giãn nước cỡ 5.000 tấn.

Ngoài hệ thống tên lửa Uran-E, tàu Molniya trang bị một pháo hạm tự động AK-176M cỡ nòng 76,2mm, 2 pháo phòng không cao tốc Ak-630M và 12 tên lửa đối không tầm thấp Igla.

Xem sức mạnh tàu tên lửa Việt Nam đang đóng tại nhà máy Ba Son
 


Tàu được trang bị 16 tên lửa Kh-35E

Tàu được trang bị 16 tên lửa Kh-35E


Lắp đặt ống phóng Kh-35 lên tàu Molniya

Lắp đặt ống phóng Kh-35 lên tàu Molniya

Về thiết bị điện tử, tàu Molniya được trang bị hệ thống radar mạng pha 3 chiều Pozitiv-ME1 trinh sát mục tiêu trên không và trên biển. Radar có một số tính năng gồm: phát hiện mục tiêu có diện tích phản xạ radar 1m2 bay ở độ cao 1km từ cự ly 110km; phát hiện tên lửa chống tàu có diện tích phản xạ radar 0,03m2 bay độ cao 15m ở cự ly 15km; theo dõi 15 mục tiêu đồng thời và khóa 3-5 mục tiêu cùng lúc. Ngoài ra, tàu còn trang bị hệ thống radar trinh sát mặt nước, hệ thống điều khiển hỏa lực (pháo, tên lửa), hệ thống đối phó điện tử…

Với 12 tàu tên lửa Molnya, Hải quân Nhân dân Việt Nam sẽ được tăng cường đáng kể sức mạnh giúp bảo vệ vững chắc biển đảo, nhất là quần đảo Trường Sa.

(Nguồn: Trí Thức Trẻ )
Thảo luận cho chủ đề này:
Hiện chưa có thảo luận cho chủ đề này!
Gửi thảo luận mới:
 Họ và tên
 Email
Mã kiểm tra 
TIN CẬP NHẬT MỚI NHẤT:
Nga phát triển giáp tàng hình, vô hiệu hóa đạn chống tăng (16/12/2015)
Tàu sân bay trực thăng mạnh nhất thế giới của Hải quân Liên Xô (15/12/2015)
Nga thử nghiệm tên lửa không gian đầu tiên kể từ thời Xô viết (18/7/2014)
Công đoàn Quốc phòng: Khẳng định vai trò công đoàn trong quân đội (13/3/2014)
’Huyền thoại đánh chặn’ MiG-31 vẫn được bay (27/12/2013)
Không cho phép lực lượng thù địch hại an ninh quốc gia (27/12/2013)
Việt Nam đẩy mạnh hiện đại hóa tác chiến điện tử (27/12/2013)
Trực thăng CH-47D và món lợi cho Mỹ-Hàn (27/12/2013)
Cập nhật: Tàu ngầm Hà Nội cập cảng Cam Ranh ngày 30/12 (27/12/2013)
Cam Ranh đã sẵn sàng đón tàu ngầm Kilo Hà Nội (27/12/2013)
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:
9K38 Igla: Sát thủ máy bay tầm thấp của Nga (13/6/2013)
Hạm đội Baltic của Nga được trang bị loạt xe bọc thép tối tân (13/6/2013)
Mỹ chi 4 tỷ USD mua 117 trực thăng hạng nặng CH-47F Chinook (12/6/2013)
Lộ diện siêu xe bọc thép tối tân của quân đội Nga (10/6/2013)
Almaz-Antey S-400: Sự lựa chọn hoàn hảo cho phòng không Việt Nam (10/6/2013)
Không quân Việt Nam được hiện đại hóa như thế nào? (10/6/2013)
Ấn Độ phát triển chiến binh robot (10/6/2013)
Indonesia sắp nhận lô ’quái vật lưỡng cư’ BMP-3F đầu tiên (10/6/2013)
Thống kê hợp đồng mua sắm đạn dược của Việt Nam (10/6/2013)
Hải quân Mỹ thử hệ thống chống ngư lôi mới (10/6/2013)
Hệ thống ”mắt thần” Việt Nam diễn tập ĐK-13 (10/6/2013)
Nga khoác ’áo mới’ cho mắt thần chiến đấu A-50 (10/6/2013)
9K720 Iskander: ’Sát thủ’ mang công nghệ ngoài hành tinh (10/6/2013)
Cận cảnh 'sát thủ tàu sân bay' Tu-22M3 của Không quân Nga (8/6/2013)
Cuộc thập tự chinh của súng trường hiện đại nhất nước Anh (8/6/2013)
  Xin chào,
  Mời bạn Đăng nhập hoặc Đăng ký thành viên
win 10 - phải
honda
Robocon 2015
Báo Trung Quốc nhận xét về sức mạnh quân sự Việt Nam
Máy bay hiện đại nhất Việt Nam luyện tập chiến đấu
Siêu tên lửa Ấn Độ chưa có đất dụng võ
Việt Nam bắt đầu sản xuất 'sát thủ diệt hạm' Kh-35UV?
Nga thử nghiệm tên lửa không gian đầu tiên kể từ thời Xô viết
Tàu sân bay trực thăng mạnh nhất thế giới của Hải quân Liên Xô
Phat minh thien tai
Chiếc máy bay đầu tiên
Xe điện của Nissan đạt vận tốc 300 km/giờ
Tương lai của chất dẻo sinh học sẽ ra sao?
10 nhà khoa học lỗi lạc nhất trong lịch sử
Iran đã sản xuất 4 loại thuốc nano cho bệnh nhân ung thư
Công nghệ tự chẩn bệnh nhờ ráy tai
9 cách xử lý côn trùng cắn từ những vật dụng sẵn có
Những phát minh nổi tiếng thế giới của người Việt
vu khi - khi tai
Yamaha 1
Sáng Tạo Việt