banner
TRANG CHỦ TIN TỨC CÔNG NGHỆ PHÁT MINH THẾ KỶ KHOA HỌC GÓC NHÌN 360° SÁNG CHẾ Ý TƯỞNG XANH NĂNG LƯỢNG BÍ ẨN VIDEO
TRANG CHỦ > Công nghệ > Công nghệ quốc phòng Bản in  |  Gửi thư  |  Kênh RSS
Almaz-Antey S-400: Sự lựa chọn hoàn hảo cho phòng không Việt Nam
(www.phatminh.com) S-400 được trang bị những thiết bị mới nhất và những khả năng siêu việt mà không một tổ hợp SAM nào có thể cạnh tranh với nó.

  Tổ hợp S-400 Triumf gồm radar 92N6E2 “Grave Stone” và ống phóng 5P85TE2 tiêu chuẩn.

Tổ hợp tên lửa Almaz-Antey S-400 Triumf (được phía NATO định danh là SA-21), là một phiên bản nâng cấp và hiện đại hóa mang tính cách mạng của họ tên lửa phòng không (Surface to Air Missile-SAM) S-300 được phát triển trước đây.

Dự án S-400 được khởi động từ những năm 1999 và được Bộ quốc phòng Liên bang Nga tài trợ cho Tập đoàn công nghiệp quốc phòng Almaz-Antey nghiên cứu và phát triển. Hiện nay, S-400 đang được đưa vào phục vụ trong Lực lượng phòng không Liên bang Nga với một số lượng nhỏ, khoảng 20 khẩu đội và 40 phương tiện phóng.

Khi dự án đang được phát triển và nghiên cứu thì nó mang tên S-300PMU3, với những công nghệ được tích hợp mới nhất nhưng về sau được đổi tên thành S-400. Theo một số báo đài thì đây là công nghệ PR cho hệ thống của mình nhưng những thử nghiệm của S-400 lại không hề mang tính PR chút nào. S-400 mang một công nghệ mới, những thiết bị mới nhất và những khả năng siêu việt mà không một tổ hợp SAM nào có thể cạnh tranh với nó.

Hiện nay, theo một số nguồn tin không chính thức thì đã có một thương vụ S-400 giữa Quân đội Giải phóng nhân dân Trung Hoa (PLA) và Nga, tuy nhiên, chi tiết của thương vụ này không được tiết lộ với báo giới.

Sơ đồ làm việc và truyền tải thông tin theo thứ tự trong một khẩu đội S-400 Triumf.

Sự thay đổi khác biệt nhất so với người những người tiền nhiệm S-300PMU-1 S-300PMU-2 và S-300PMU-2 Favorit là ở hệ thống radar hoàn toàn mới, sử dụng công nghệ phần mềm điều khiển mới, cho phép kết hợp các hệ thống và các phương tiện chiến tranh với nó. Nhưng S-400 vẫn sử dụng loại đầu đạn chuẩn là 48N6E và 48N6E2 từng được sử dụng và phát huy rất tốt trên các phiên bản S-300 trước đó.

Hệ thống radar 92N6E2 “Grave Stone”.

Điểm mới và nổi bật thứ 2 của S-400 là mỗi khẩu đội được trang bị hệ thống phòng thủ tầm gần và cực gần để chống các phương tiện trên bộ và các loại tên lửa hành trình tấn công nó. Đây là một thay đổi mới sáng giá vì hầu như ở các phiên bản S-300 trước đó hoàn toàn bất lực trước bộ binh và luôn phải có một nhóm bộ binh đi kèm nhằm bảo vệ nó trước các mối nguy hiểm hiện hữu trên bộ.

Điểm thay đổi thứ 3 chính là hệ thống radar trang bị cho S-400 Triumf của Lực lượng phòng không Liên bang Nga. Hệ thống radar 30N6E2 “Big Bird” được sử dụng thay cho các hệ thống TOMB STONE hay loại radar gần đây nhất được sử dụng cho S-300PMU-2 Favorit 92N6E “Grave Stone”.

Ống phóng 5P85TE2 trên khung gầm của xe chuyên dụng BAZ-64022.

Hệ thống radar này được đặt trên một phương tiện chuyên chở do hãng Kamaz sản xuất, có tầm hoạt động cao và vận tốc di c huyển lên đến 70km/h khá cơ động và linh hoạt. Phiên bản 30N6E2 BIG BiRD được nâng cấp và cải tiến đáng kể như hệ thống thám sát, kết hợp quang-điện mới, tăng khẩu độ quan sát và khả năng hoạt động của nó. Tầm hoạt động của BiG BIRD lên đến 380km, có thể theo dõi cùng lúc đến 500 mục tiêu và theo sát 200 mục tiêu nguy hiểm nhất với nó. Điểm đặc biệt ở hệ thống radar BIG BIRD mới là các khẩu đội dù ở cách xa nhau cũng có thể chia sẻ các dữ liệu về đối phương, thông qua hệ thống SARK mới được phát triển trên dòng radar BIG BIRD.

Các khẩu đội có thể cùng lúc tác chiến, tiêu diệt đồng loạt một phi đội hay cùng lúc nhiều tên lửa hành trình, tên lửa đạn đạo chiến thuật tầm xa. Bên cạnh đó, hệ thống radar phụ trợ đi kèm BIG BIRD là 97L6 có vai trò như một phụ tá cho BIG BIRD và nó cũng là hệ thống nhằm tránh những xung điện làm nhiễu hệ thống từ các mục tiêu. Hệ thống radar này cũng được chuyên chở trên một hệ thống độc lập và có tầm hoạt động rất cao.

Một điểm nâng cấp đáng giá khác là hệ thống radar tái tạo hình ảnh 3D của đối phương thông qua công nghệ quét pha chủ động phương ngang mới, được tích hợp trực tiếp vào hệ thống radar BIG BIRD. Ngoài ra, với các phiên bản xuất khẩu, các nước có thể chọn lựa giữa 2 hệ thống là BIG BIRD hoặc GRAVE STONE. Tất nhiên, mỗi hệ thống có một điểm mạnh riêng. BIG BIRD có hệ thống phần mềm mở và có thể kết hợp với nhiều loại phương tiện chiến tranh khác.

BIG BIRD còn kết hợp được với radar của Ukraine loại Kochulga để tác chiến trong mọi hoàn cảnh. GRAVE STONE thì rất kén các hệ thống tích hợp và kết hợp chung với nó, hầu như chỉ sử dụng được các loại radar chỉ định. Nhưng GRAVE STONE có một đặc điểm nổi trội là tầm quét và phủ sóng cao hơn BIG BIRD khoảng 50km và có thể phát hiện, theo dõi bất kỳ mục tiêu nào từ độ cao 65km trở xuống, nghĩa là hơn BIG BIRD 15km.

Các ống phóng của S-400 Triumf thuộc loại 5P85TE2 được nâng cấp khá toàn diện từ mẫu 5P85TE2EM của S-300PMU-1 (Hệ thống hiện đang được Việt Nam sử dụng) và hệ thống ống phóng 5P90S của S-300PMU-2 Favorit.

Hệ thống phóng này có nhiều ưu điểm kết hợp từ 2 người tiền nhiệm như khả năng sử dụng đến 15 loại tên lửa với các đầu đạn khác nhau, từ loại đầu đạn nặng 130kg (48N6N2) cho đến loại chỉ nặng 25kg (9M96E1/2). Tuy nhiên, phiên bản S-400 Triumf dành cho Lực lượng phòng không Liên bang Nga lại có khả năng mang được loại đầu đạn mới nhất mà chỉ có Lực lượng này sử dụng là loại 40N6 với tầm hoạt động lên đến 400km, sử dụng hệ thống BIG BIRD dẫn đường cơ cấu chủ động và theo hệ thống GLONASS. Tốc độ của nó lên đến Mach 8.8 và có thể bắt gọn bất kỳ mục tiêu nào, kể cả tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) ở giai đoạn cuối, đây là một trong những loại tên lửa đánh chặn siêu việt nhất hiện nay với cơ cấu dẫn đường kết hợp và có khả năng đánh chặn bất kỳ vật thể bay nào.

S-400 Triumf có khả năng ngụy trang tài tình với các môi trường khác nhau.

Giáo sư Alexander Lemanskiy cùng với các cộng sự của mình đã tham gia phát triển hệ thống S-300PMU-2 là Igor Ashurbeili trong suốt 2 năm liền. Sau sự thành công ngoài mong đợi của tổ hợp S-300PMU-2 Favorit, họ đã tiếp tục nghiên cứu và cải tiến mới phiên bản S-300PMU-3 và hiện nay là cái tên S-400. Giáo sư Lemanskiy đã có một buổi thuyết trình với Hội đồng thẩm định Bộ quốc phòng Nga về các tính năng ưu việt của S-400 Triumf như sau:

- S-400 có khả năng phát hiện và hạ gục bất kỳ loại tên lửa tầm xa nào, thậm chí là cả ICBM bay với bất kỳ cao độ nào, từ tầm trung cho đến tầm thấp và cực thấp (dưới 5m) so với bề mặt.

- S-400 có khả năng đối phó với bất kỳ mục tiêu nào sử dụng công nghệ tàng hình (STEALTH), Tuy nhiên nó không thể đánh bại được công nghệ “Plasma Shield”, nhưng hiện tại chỉ có Nga sử hữu công nghệ “Plasma” tối tân hiện đại này.

- Đối phó với các phi đội tiêm kích bay theo đội hình xen kẽ và có sự tham gia của UAV nhằm đánh lừa radar về số lượng và kích cỡ của từng mục tiêu.

- Có khả năng đối phó với bất kỳ phương tiện gây nhiễu nào nhờ hệ thống phụ trợ 96L6 có khả năng vạch mặt bất kỳ phi đội nào có máy bay gây nhiễu đi kèm. Công nghệ gây nhiễu là hoàn toàn vô dụng trước S-400 Triumf.

- Có khả năng ngụy trang rất tốt với môi trường xung quanh, bên cạnh đó là khả năng vũ trang độc lập và không cần có nhóm đi kèm bảo vệ như các phiên bản S-300 trước kia.

S-300 có một xe chỉ huy tổng đi kèm với các xe chở radar, hệ thống phụ trợ và xe chở ống phóng. Nó thuộc loại 55K6E được nâng cấp và phát triển từ 55K6EM sử dụng trong S-300PMU-2 Favorit nhằm kiểm soát toàn bộ quy trình hoạt động của các radar thám sát, radar đẫn đường, radar phụ trợ và các thông tin kỹ thuật của ống phóng.

Ngoài ra, đây là nơi hệ thống xử lý các thông tin về mục tiêu và các thông tin về tên lửa, cũng như khoảng cách, cao độ của mục tiêu để tên lửa làm việc chính xác nhất. Hệ thống này được thiết kế với hệ thống phần mềm mở nhằm tương thích với cả 3 hệ thống là BIG BIRD, TOMB STONE (S-300PMU-1) và GRAVE STONE (S-300PMU2) thậm chí còn tương thích được với các hệ thống radar quét ra bị động dòng Kochulga từ phía Ukraine. Hệ thống này cần 5 người để vận hành bao gồm 1 chỉ huy trưởng, 1 sĩ quan kiểm soát, 2 sĩ quan kiểm soát hỏa lực và 1 sĩ quan cơ khí điện máy nhằm xử lý hệ thống trong trường hợp có sự cố một cách kịp thời.

(Nguồn: Trí Thức Trẻ )
Thảo luận cho chủ đề này:
Hiện chưa có thảo luận cho chủ đề này!
Gửi thảo luận mới:
 Họ và tên
 Email
Mã kiểm tra 
TIN CẬP NHẬT MỚI NHẤT:
Nga phát triển giáp tàng hình, vô hiệu hóa đạn chống tăng (16/12/2015)
Tàu sân bay trực thăng mạnh nhất thế giới của Hải quân Liên Xô (15/12/2015)
Nga thử nghiệm tên lửa không gian đầu tiên kể từ thời Xô viết (18/7/2014)
Công đoàn Quốc phòng: Khẳng định vai trò công đoàn trong quân đội (13/3/2014)
’Huyền thoại đánh chặn’ MiG-31 vẫn được bay (27/12/2013)
Không cho phép lực lượng thù địch hại an ninh quốc gia (27/12/2013)
Việt Nam đẩy mạnh hiện đại hóa tác chiến điện tử (27/12/2013)
Trực thăng CH-47D và món lợi cho Mỹ-Hàn (27/12/2013)
Cập nhật: Tàu ngầm Hà Nội cập cảng Cam Ranh ngày 30/12 (27/12/2013)
Cam Ranh đã sẵn sàng đón tàu ngầm Kilo Hà Nội (27/12/2013)
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:
Không quân Việt Nam được hiện đại hóa như thế nào? (10/6/2013)
Ấn Độ phát triển chiến binh robot (10/6/2013)
Indonesia sắp nhận lô ’quái vật lưỡng cư’ BMP-3F đầu tiên (10/6/2013)
Thống kê hợp đồng mua sắm đạn dược của Việt Nam (10/6/2013)
Hải quân Mỹ thử hệ thống chống ngư lôi mới (10/6/2013)
Hệ thống ”mắt thần” Việt Nam diễn tập ĐK-13 (10/6/2013)
Nga khoác ’áo mới’ cho mắt thần chiến đấu A-50 (10/6/2013)
9K720 Iskander: ’Sát thủ’ mang công nghệ ngoài hành tinh (10/6/2013)
Cận cảnh 'sát thủ tàu sân bay' Tu-22M3 của Không quân Nga (8/6/2013)
Cuộc thập tự chinh của súng trường hiện đại nhất nước Anh (8/6/2013)
Bảo vệ bờ biển Mỹ sẽ biên chế 36 máy bay trinh sát HC-144A (8/6/2013)
Phòng thủ tên lửa Mỹ sẽ được trang bị UAV ’Mắt ma’ (8/6/2013)
Nga thử nghiệm thành công tên lửa đạn đạo thế hệ mới (8/6/2013)
Phó tổng thống Mỹ ’gạ’ Brazil mua chiến đấu cơ F-18 (6/6/2013)
Nga có thể bán cho Trung Quốc 24 chiến đấu cơ Su-35 (6/6/2013)
  Xin chào,
  Mời bạn Đăng nhập hoặc Đăng ký thành viên
win 10 - phải
honda
Robocon 2015
Báo Trung Quốc nhận xét về sức mạnh quân sự Việt Nam
Máy bay hiện đại nhất Việt Nam luyện tập chiến đấu
Siêu tên lửa Ấn Độ chưa có đất dụng võ
Việt Nam bắt đầu sản xuất 'sát thủ diệt hạm' Kh-35UV?
Nga thử nghiệm tên lửa không gian đầu tiên kể từ thời Xô viết
Tàu sân bay trực thăng mạnh nhất thế giới của Hải quân Liên Xô
Phat minh thien tai
Chiếc máy bay đầu tiên
Xe điện của Nissan đạt vận tốc 300 km/giờ
Tương lai của chất dẻo sinh học sẽ ra sao?
10 nhà khoa học lỗi lạc nhất trong lịch sử
Iran đã sản xuất 4 loại thuốc nano cho bệnh nhân ung thư
Công nghệ tự chẩn bệnh nhờ ráy tai
9 cách xử lý côn trùng cắn từ những vật dụng sẵn có
Những phát minh nổi tiếng thế giới của người Việt
vu khi - khi tai
Yamaha 1
Sáng Tạo Việt