Iskander là một loại đầu đạn được trang bị kỹ thuật tàng hình mới nhất hiện nay là công nghệ tàng hình chủ động (ACS) tiên tiến mà phía Mỹ cũng chưa có được.
Các công nghệ tàng hình của Mỹ đều là tàng hình bị động, nghĩa là lợi dụng góc cạnh để giảm thiểu tối đa diện tích tiếp xúc với sóng xung điện từ của radar. Iskander áp dụng công nghệ tàng hình sử dụng kỹ thuật Plasma. Plasma của Iskander là một dạng vật chất ở thể khí, các phần tử bị ion hóa cực mạnh tách thành nhiều phần tử mang điện tích riêng biệt và phân biệt. Nói cách khác, chỉ còn lại hạt nhân của các phần tử, các electron chuyển động đều xung quanh lớp vật chất này của Iskander.
Hơn hết, lớp mây Plasma trung hòa về điện tích nên khi gặp sóng xung điện từ radar thì tất cả các loại sóng này đều bị mất phản hồi. Đây là tính năng sáng giá nhất của Iskander mà không có bất kỳ loại đầu đạn hay tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) có thể làm được. Ngoài ra, Iskander còn được trang bị một hệ thống điều khiển và tự dẫn cực kì thông minh cho phép thay đổi quỹ đạo bay rất linh hoạt. Tầm hoạt động tối đa của Iskander là 400km với một độ chính xác tuyệt đối, độ lệch tiêu chuẩn chỉ là 5cm trên thực địa. Iskander có thể mang được cả đầu đạn hạt nhân và các loại đầu đạn nổ thông thường.
Năm 2005, khi còn đương nhiệm Tổng thống Mỹ George W. Bush do lo sợ Iskander nên đã hạ lệnh dựng hàng loạt các trạm và các hệ thống phòng thủ tên lửa sát biên giới Nga tại Ba Lan, Hungary và Slovakia. Trong thời kì này, tình hình cực kì căng thẳng, Nga liên tục cáo buộc các hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ nhằm vào Nga nhưng phía Mỹ lại phủ nhận và khẳng định rằng nó dùng để đánh chặn ICBM từ Iran.
Lịch sử phát triển
Vào năm 1996, vụ phóng thử nghiệm Iskander đầu tiên được phát sóng trực tiếp trên đài truyền hình Nga OPT1. Bên cạnh đó, chương trình Iskander được Nga quảng cáo khá rầm rộ nhờ những tính năng siêu hiện đại của nó. Bộ trưởng bộ quốc phòng Nga còn nói rằng: “Iskander sở hữu công nghệ siêu tàng hình của thế kỷ XXI, công nghệ ‘Plasma Shield’”.
Iskander là một trong những nỗ lực thay thế người tiền nhiệm Scud được phóng từ xe chở tự hành và cả phiên bản tên lửa đạn đạo trước đó là Oka đã bị khai tử sau Hiệp định giải trừ hóa vũ khí hạt nhân tầm trung (INF) vào năm 1987. Oka đã bị khai tử sau khi Tổng thư ký Mikhail Sergeyevich Gorbachev và Tổng thống Mỹ Ronald Reagan thỏa thuận và ký vào INF. Cho đến năm 1996, Oka đã bị ngưng hoàn toàn, không còn được tiếp tục phát triển và sản xuất nữa.
Iskander có thể sử dụng rất nhiều loại đầu đạn, từ những loại đầu đạn thông thường như đầu đạn nổ thường, đầu đạn công phá boong-ke xuyên giáp, đầu đạo mang nhiêu liệu khí nổ, đầu đạn xuyên phá và đầu đạn xuyên phá hạng nhẹ HE cho đến đầu đạn hạt nhân 300 kiloton. Một điểm đặc biệt là Iskander còn có thể sử dụng được bom xung điện từ (EMP) nhằm phá hoại các thiết bị điện tử và quan trọng nhất là các hoạt động của các radar của đối phương. EMP sẽ làm ngưng trệ các hoạt động này dẫn đến bị cô lập cục bộ và dễ bị tấn công bất ngờ.
Vào quý IV của năm 2004, các tướng lĩnh Bộ quốc phòng Nga đã có một cuộc họp trực tiếp với Tổng thống đương nhiệm của Liên bang Nga là Vladimir Vladimirovich Putin về ngân sách dự trù cho việc nâng cấp, cải tạo và duy trì sự hoạt động của 2 hệ thống Iskander đang được các Lực lượng tên lửa chiến lược sử dụng là Iskander-M và Iskander-E.
Tại cuộc họp, Bộ trưởng bộ quốc phòng Sergei Borisovich Ivanov đã trình bày tình trạng của các đầu đạn Iskander cho Tổng thống và dự án nâng cấp tầm bắn cho Iskander. Bên cạnh đó, Sergei B. Ivanov còn đề cập đến việc duy trì số lượng lớn tổ hợp Iskander để phóng thủ ở các vùng biên giới, trong đó, Nga đặc biệt đề phòng phía Trung Quốc. Hiện nay, Nga đang có khoảng 15 lữ đoàn tên lửa sử dụng tổ hợp Iskander, tập trung rải rác ở các khu vực như bán đảo Kamchatka, khu vực Caspi và các khu vực nhạy cảm khác.
Tháng 3-2005, đã có một nguồn tin bị rò rỉ từ Nền công nghiệp quốc phòng lớn thứ 2 thế giới là hệ thống Iskander đang trong giai đoạn cải tiến nâng cấp để tăng cường tầm bắn, thay vì 400km sẽ là 500km đến 600km và sẽ có phiên bản xuất khẩu cho các đồng minh chiến lược có nhu cầu sử dụng Iskander để thay thế cho Scud đã, tuy nhiên, các nguồn tin hiện chưa được kiểm chứng. Sau đó, Tổng giám đốc tập đoàn công nghiệp quốc phòng Mashinostroyeniya (nơi nghiên cứu và chế tạo Oka và Iskander) là ông Sergey Nepobedimy và chủ tịch tập đoàn là ông Andranik Ter-Stepaniyan đã có buổi họp báo thông báo dự án nâng cấp Iskander-E:
“Dự án hiện đang được khởi động và công việc này có lẽ sẽ kéo dài khá lâu từ 5 đến 6 năm, Tuy nhiên cac phiên bản xuất khẩu sẽ nhanh chỉ khoảng 1 đến 2 cho các đồng mình có nhu cầu và đặt hàng sớm”
Rõ ràng Nga đang muốn xuất khẩu Iskander cho các khách hàng và là đồng minh chiến lược của mình như Ấn Độ, Việt Nam hay Algeria nhằm cân bằng sức mạnh và cũng là một biện pháp răn đe trước chủ nghĩa bành trướng của Trung Quốc. Hiện nay chưa có bất kỳ thông tin nào về việc Việt Nam đặt hàng hệ thống Iskander. Tuy nhiên trong tương lai gần, hy vọng Iskander sẽ sớm có mặt ở Việt Nam và sẽ là một biện pháp răn đe trước người hàng xóm xấu tính.
Tổ hợp tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander là thế hệ kế tiếp của người tiền nhiệm Oka. Do đó, Iskander sở hữu tốc độ kinh hoàng của Oka Mach 7 đến Mach 8.8. Phiên bản Iskander M được trang bị 2 động cơ phản lực sử dụng nhiên liệu rắn và hoạt động chỉ 1 giai đoạn, nghĩa là chỉ có 1 tầng nhiêu liệu duy nhất. Hiện đại hơn là Iskander-E với 4 động cơ phản lực cho tốc độ ở giai đoạn cuối lên đến Mach 9.1. Iskander-E có khả năng sẽ là tổ hợp được trang bị đầu đạn hạt nhân dù cho chỉ là phỏng đoán ban đầu nhờ khả năng kinh hoàng của nó.
Cho đến nay, chỉ có phiên bản Iskander-M với tên gọi 9M723K1 được tham gia vào các buổi duyệt binh kỷ niệm chiến thắng, Iskander-E vẫn được giấu kín nhờ những khả năng siêu hiện đại của nó. Iskander-E có tên là 9M725K và vẫn đang được tiếp tục phát triển và hiện đại hóa thêm. Mỗi đầu đạn lắp đặt trên các tên lửa được kiểm soát thông qua hệ thống kiểm soát và dẫn đường không tách rời nhau. Mỗi tên lửa được phóng bởi 1 xe phóng tự hành, nó có thể độc lập xác định và tấn công mục tiêu chỉ trong vòng 32 giây sau khi được khởi dộng. Rất nhanh và cơ động đó là những gì khi nói về Iskander.
Xe phóng tự hành của Iskander có tính cơ động rất cao, cùng đó là bộ khung chắc chắn được Kamaz sản xuất, có thể chịu được lực đẩy từ các động cơ phản lực của Iskander mà không làm ảnh hưởng đến đầu đạn hay cự ly phân tách các tầng nhiên liệu của Iskander (với phiên bản Iskander-E).
Iskander có thể xác định được mục tiêu thông qua hệ thống định vị GLONASS hoặc các máy bay do thám cung cấp tọa độ cụ thể chính xác cho từng đầu đạn. Ngoài ra, nó còn được phóng thông qua lệnh từ bộ chỉ huy tình báo qua hình ảnh. Sĩ quan điều khiển và kiểm soát hỏa lực sẽ theo dõi quá trình phóng vào báo cáo trực tiếp cho sĩ quan chỉ huy thông qua vị trí cụ thể hoặc ảnh chụp từ trên không và quét trên các máy tính của Iskander để xác định vị trí chính xác và cụ thể nhất.
Trong quá trinh bay tới mục tiêu, Iskander có thể tái xác định mục tiêu trong trường hợp thay đổi mục tiêu bất thường và không cần phải hủy lệnh phóng cũ. Ngoài ra còn một tính năng rất độc đáo nữa là thiết bị quang học hoặc tín hiệu sóng radio được mã hóa, hoặc sử dụng bộ định vị laser để đánh dấu mục tiêu như các vụ không kích bằng máy bay để chỉ đường cho Iskander.
Iskander còn có thể dẫn đường thông qua các máy bay cảnh báo sớm (AWACS) hoặc máy bay không người lái (UAV), tính năng này hiện đã được Iskander-M trình diễn trong các cuộc thử nghiệm thực địa, còn Iskander-E vẫn là một ẩn số. Bên trong Iskander được trang bị một máy tính khác sử dụng công nghệ quang-điện, kết hợp giữa tia hồng ngoại và hệ thống xác định khẩu độ điện tử hiện đại, thế nên, Iskander có thể tự dẫn đường cho chính mình mà không cần nhận lệnh hay nhận các chỉ dẫn từ Đài chỉ huy. Các hệ thống này sẽ liên tục thu nhận các hình ảnh về mục tiêu, sau đó so khớp với những hình ảnh ban đầu và nếu hoàn toàn chính xác nó sẽ khóa mục tiêu, bay ở cao độ 50km và khi tiếp cận mục tiêu ở cự ly 10-15 nó sẽ hạ dần độ dao động và va chạm vào mục tiêu ở vận tốc Mach 7.