banner
TRANG CHỦ TIN TỨC CÔNG NGHỆ PHÁT MINH THẾ KỶ KHOA HỌC GÓC NHÌN 360° SÁNG CHẾ Ý TƯỞNG XANH NĂNG LƯỢNG BÍ ẨN VIDEO
TRANG CHỦ > Công nghệ > Công nghệ quốc phòng Bản in  |  Gửi thư  |  Kênh RSS
Philippines có đủ sức vận hành tàu sân bay?
(www.phatminh.com) Với tiềm lực kinh tế, quân sự như hiện nay, Hải quân Philippines liệu có đủ khả năng mua và vận hành tàu sân bay?

Tàu sân bay cùng nhóm tác chiến đi cùng là “cỗ máy chiến tranh khổng lồ”, biểu tượng cho sức mạnh kinh tế, chính trị, quân sự của quốc gia sở hữu nó.

Theo một số nguồn tin, Hải quân Phillippine muốn mua tàu sân bay để bảo vệ chủ quyền biển đảo trước những động thái cứng rắn của Trung Quốc. Liệu Philippines đủ khả năng vận hành siêu vũ khí này?

Không đủ ngân sách

Đầu tư một tàu sân bay hạng nhẹ hoặc hạng trung thì số tiền mà Phillippines phải bỏ ra cũng không hề nhỏ chút nào (có thể lên đến vài tỷ USD).

Theo nguồn tin, Phillippines muốn mua tàu sân bay hạng nhẹ Principe de Asturias đã qua sử dụng từ Tây Ban Nha. Tuy mới chỉ dừng hoạt động vài tháng nhưng việc vận hành trở lại đòi hỏi cần được tân trang và hiện đại hóa trang bị. Chi phí bỏ ra cho việc này là không hề nhỏ, có thể lên đến tiền tỷ USD.

Mua được tàu sân bay đã khó, duy trì hoạt động còn khó hơn. Hàng năm, Hải quân Mỹ trung bình phải chi cho mỗi tàu sân bay 450 triệu USD kinh phí hoạt động, chưa tính tới các hỏng hóc hay phát sinh ngoài dự kiến. Con số ngân sách này gần bằng 50% ngân sách quốc phòng hàng năm của Philippines.

Việc mua và vận hành tàu sân bay ngốn chi phí khổng lồ.

Theo một số nguồn tin, ngân sách quốc phòng năm 2011 khoảng 1,08% GDP khoảng(1,10 tỷ USD), các năm sau có thể hơn nhưng cũng không quá lớn. Như vậy ngân sách quốc phòng hàng năm của Philippines không đủ khả năng để duy trì hoạt động của tàu sân bay trừ khi họ tăng mạnh ngân sách cho quốc phòng.

Một thực tế là những quốc gia có hạm đội tàu sân bay hoạt động đều thuộc Top những nước có ngân sách quốc phòng cao nhất thế giới. Theo thống kê của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm, ngân sách quốc phòng Philippines năm 2012 đứng thứ 59 thế giới và thứ 6 ở khu vực Đông Nam Á.

Thái Lan là quốc gia Đông Nam Á duy nhất có tàu sân bay nhưng hải quân nước này chưa bao giờ có hạm đội tàu sân bay đúng nghĩa. Mặt khác, tàu sân bay Thái Lan đắp chiếu tại cảng nhiều hơn là hoạt động do thiếu kinh phí dù kinh tế - chính trị - quân sự “ăn đứt” Philippines.

Xét ở góc độ kinh tế, việc đầu tư mua sắm tàu sân bay trong bối cảnh hiện tại đối với Philippines thực sự là một nhiệm vụ bất khả thi. Mặc dù Tổng thống Philippines đã thông báo tăng ngân sách quốc phòng thêm 1,8 tỷ USD nhưng số tiền này sẽ chẳng thấm vào đâu đối với việc đầu tư một hạm đội tàu sân bay.

Hải quân Philippines có bảo vệ nổi tàu sân bay?

Tàu sân bay được thiết kế để triển khai và thu hồi máy bay. Nó hoạt động như là căn cứ không quân nổi trên biển. Tàu sân bay cho phép lực lượng hải quân triển khai không quân ở khoảng cách lớn, không phục thuộc vào các căn cứ mặt đất.

Tuy nhiên, do đặc thù thiết kế mặt boong lớn làm nơi cất hạ cánh nên con tàu không được vũ trang mạnh để chống lại mối đe dọa khác. Vì thế, để tàu sân bay có thể hoạt động an toàn trên biển thì cần một đội tàu hộ tống hùng hậu, hình thành nên nhóm tác chiến tàu sân bay.

Để bảo vệ hoạt động tàu sân bay cần có đội tàu chiến hùng hậu (tàu mặt nước và tàu ngầm).

Với các tàu sân bay Mỹ, ngoài các tiêm kích trên hạm, nó còn cần sự “bảo kê” của ít nhất 3 tàu khu trục mang tên lửa điều khiển, 2 tàu tuần dương mang tên lửa điều khiển, 2 tàu ngầm tấn công hạt nhân hộ tống dưới nước ở phía trước và phía sau, ít nhất 1-2 tàu hậu cần đi kèm.

Trên thế giới hiện nay chỉ có Mỹ, Nga, Pháp và Anh có nhóm tác chiến tàu sân bay đúng nghĩa. Tương lai, Ấn Độ và Trung Quốc sẽ là 2 quốc gia tiếp theo có được khả năng này.

Trong khi đó, Hải quân Philippines được đánh giá thuộc vào hàng lực lượng yếu nhất khu vực Đông Nam Á. Những tàu chiến của Manila đều thuộc thế hệ “lão làng” quá tuổi nghỉ hưu, nhưng vẫn phải tiếp tục gồng mình hoạt động.

Ngoài ra, các loại tàu chiến này đều trang bị vũ khí rất lạc hậu, chỉ có pháo, không có tên lửa đối không, tên lửa chống tàu. Ngay cả năng lực tự phòng vệ nước này vốn dĩ đã khó, chưa nói tới vấn đề phải hộ tống tàu sân bay trước mối đe dọa trên không, trên biển.

Tàu chiến lớn nhất của Philippines hiện tại khó có thể tự bảo vệ nổi mình trước sức tấn công đối phương, chưa nói tới việc nó bảo vệ tàu sân bay.

Nếu Manila thực sự muốn sở hữu một tàu sân bay, họ cần phải “tậu” thêm vài chiếc tàu khu trục, khinh hạm, tàu ngầm để hộ tống cho tàu sân bay. Trên thế giới hiện nay những tàu khu trục đủ khả năng làm “vệ sĩ” cho tàu sân bay đều có đơn giá gần cả tỷ USD/chiếc. Đây đều là những tàu chiến mang tầm chiến lược chỉ bán cho những nước đối tác chiến lược.

Mặc dù là đồng minh của Mỹ, nhưng Manila không phải là đối tác chiến lược để có thể được hưởng những đặc ân như Nhật Bản, Hàn Quốc. Ngoài ra, giá trị mỗi tàu vượt quá khả năng hiện có của ngân sách quốc phòng Philippines.

Xét ở góc độ quân sự,  việc Philippines mua tàu sân bay hoàn toàn không phù hợp với cơ sở hạ tầng quân sự sẵn có của họ, điều đó chẳng khác nào “râu ông nọ cắm cằm bà kia”. Tàu sân bay là một miếng mồi béo bỡ nếu không có đội tàu hộ tống đi kèm đủ mạnh.

Nhân sự và đào tạo

Để vận hành tàu sân bay cần có đội ngũ nhân viên hùng hậu và chuyên nghiệp, Manila sẽ phải đầu tư khá nhiều tiền bạc và nhân lực để đào tạo vận hành tàu sân bay.

“Tất tần tật” từ thuyền trưởng, nhân viên kỹ thuật, kiểm soát không lưu, phi công và các nhân viên hỗ trợ khác đều phải được đào tạo một cách rất bài bản, để tiêm kích có thể hoạt động được trên tàu sân bay đòi hỏi rất nhiều tiêu chuẩn an toàn cao hơn nhiều so với sân bay trên đất liền.

Công tác đào tạo đòi hỏi khá nhiều thời gian và đó sẽ thêm một gánh nặng về ngân sách đối với Manila.

Vì lý do trên, dường như thông tin về việc Philippines muốn mua tàu sân bay có thể chỉ là một sự quan tâm đến các giải pháp trong nhiều giải pháp để tăng cường sức mạnh quân sự nhằm bảo vệ chủ quyền biển đảo trước sự bành trướng của Trung Quốc.

(Nguồn: Kiến Thức )
Thảo luận cho chủ đề này:
Hiện chưa có thảo luận cho chủ đề này!
Gửi thảo luận mới:
 Họ và tên
 Email
Mã kiểm tra 
TIN CẬP NHẬT MỚI NHẤT:
Nga phát triển giáp tàng hình, vô hiệu hóa đạn chống tăng (16/12/2015)
Tàu sân bay trực thăng mạnh nhất thế giới của Hải quân Liên Xô (15/12/2015)
Nga thử nghiệm tên lửa không gian đầu tiên kể từ thời Xô viết (18/7/2014)
Công đoàn Quốc phòng: Khẳng định vai trò công đoàn trong quân đội (13/3/2014)
’Huyền thoại đánh chặn’ MiG-31 vẫn được bay (27/12/2013)
Không cho phép lực lượng thù địch hại an ninh quốc gia (27/12/2013)
Việt Nam đẩy mạnh hiện đại hóa tác chiến điện tử (27/12/2013)
Trực thăng CH-47D và món lợi cho Mỹ-Hàn (27/12/2013)
Cập nhật: Tàu ngầm Hà Nội cập cảng Cam Ranh ngày 30/12 (27/12/2013)
Cam Ranh đã sẵn sàng đón tàu ngầm Kilo Hà Nội (27/12/2013)
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:
Nga đưa máy bay, tàu chiến lập 14 chốt bảo vệ Bắc Cực (28/5/2013)
Cận cảnh tàu ngầm Hồ Chí Minh ’rẽ sóng’ ra khơi (28/5/2013)
Vận tải cơ nào ’khỏe’ nhất khu vực Đông Nam Á? (28/5/2013)
Nâng sức mạnh ’thần chết’ SA-6 của Việt Nam (28/5/2013)
Không quân Việt Nam ’ca ngợi’ máy bay CN-295 của Indonesia (28/5/2013)
11 loại vũ khí siêu ’độc’ của Mỹ (I) (28/5/2013)
Không quân Mỹ đặt mua liền 35 máy bay Beechcraft T-6 (28/5/2013)
Không quân Mỹ sắp có máy bay tiếp liệu KC-46 đầu tiên (28/5/2013)
’Nọc độc’ của Hổ mang chúa Việt Nam (III) (27/5/2013)
Tàu chiến Ấn Độ tới Việt Nam mang tên lửa ’khủng’ (27/5/2013)
Sovremenny – 'Gừng già' của Hải quân Nga (27/5/2013)
Mỹ, Nga, Trung: Ai thực sự là ’đại cao thủ’ UAV? (27/5/2013)
Việt Nam chế tạo linh kiện máy bay cho Hàn Quốc (27/5/2013)
Hàn Quốc biên chế trực thăng ’nhanh và hoàn hảo’ (27/5/2013)
Hàn Quốc chi gần 1 tỷ USD mua 20 máy bay tuần tra biển (27/5/2013)
  Xin chào,
  Mời bạn Đăng nhập hoặc Đăng ký thành viên
win 10 - phải
honda
Robocon 2015
Báo Trung Quốc nhận xét về sức mạnh quân sự Việt Nam
Máy bay hiện đại nhất Việt Nam luyện tập chiến đấu
Việt Nam bắt đầu sản xuất 'sát thủ diệt hạm' Kh-35UV?
Siêu tên lửa Ấn Độ chưa có đất dụng võ
Nga thử nghiệm tên lửa không gian đầu tiên kể từ thời Xô viết
Tàu sân bay trực thăng mạnh nhất thế giới của Hải quân Liên Xô
Phat minh thien tai
Chiếc máy bay đầu tiên
Xe điện của Nissan đạt vận tốc 300 km/giờ
Tương lai của chất dẻo sinh học sẽ ra sao?
10 nhà khoa học lỗi lạc nhất trong lịch sử
Iran đã sản xuất 4 loại thuốc nano cho bệnh nhân ung thư
Công nghệ tự chẩn bệnh nhờ ráy tai
9 cách xử lý côn trùng cắn từ những vật dụng sẵn có
Những phát minh nổi tiếng thế giới của người Việt
vu khi - khi tai
Yamaha 1
Sáng Tạo Việt