Trong chiến tranh Chechnya lần thứ nhất, tăng thiết giáp của Nga đã chịu tổn thất nặng nề về lực lượng, đặc biệt là trong điều kiện tác chiến đô thị. Sau khi kết thúc chiến tranh, Lục quân Nga đã đề xuất phát triển một loại xe chiến đấu nhằm hỗ trợ và chi viện hỏa lực cho lực lượng tăng thiết giáp. BMPT có khả năng hoạt động độc lập hoặc xen kẽ trong đội hình xe tăng, bảo vệ đội hình chiến đấu, hộ tống và bảo vệ các cơ sở và căn cứ, chống khủng bố. Các chuyên gia quân sự trên thế giới đã đánh giá, xe chiến đấu BMPT là bình minh của thế giới xe bọc thép. BMPT có khả năng hoạt động độc lập hoặc xen kẽ trong đội hình xe tăng, bảo vệ đội hình chiến đấu, hộ tống và bảo vệ các cơ sở và căn cứ, chống khủng bố. Đặc biệt loại xe này rất hiệu quả khi chi viện hỏa lực trong môi trường tác chiến đô thị, nơi khả năng quan sát của xe tăng bị hạn chế, dễ bị vũ khí chống tăng cá nhân tiêu diệt. Khi tác chiến trong môi trường đô thị, BMPT được triển khai hoạt động với tỷ lệ 2-1, tức là 2 chiếc BMPT sẽ bảo vệ 1 chiếc tăng chiến đấu chủ lực. Còn khi tác chiến ngoài đô thị, 1 chiếc BMPT sẽ bảo vệ 2 chiếc tăng chủ lực. Về trang bị vũ khí, một chiếc BMPT sở hữu pháo tự động nòng kép 30mm, loại 2A42 có khả năng bắn các loại đạn nổ phá mảnh liều cao (HE-Frag), đạn động năng APDS (Armour Piercing Discarding Sabot-đạn xuyên giáp sử dụng thanh xuyên có định hướng), tốc độ bắn 600 viên/phút, cơ số đạn 850 viên. Xe còn được trang bị súng máy đồng trục PKTM cỡ nòng 7,62mm, 2 súng phóng lựu AG-17D 30mm điều khiển độc lập, với cơ số 300 viên BMPT được mệnh danh là “kẻ hủy diệt” và bắt đầu được chấp nhận trang bị cho Lục quân Nga vào năm 2005. Xe BMPT có 4 ống phóng tên lửa chống tăng có điều khiển Ataka-T (NATO định danh là AT-9 Spiral). Đạn tên lửa Ataka-T có khả năng mang được nhiều loại đầu đạn khác nhau như đầu đạn nổ mạnh liều đúp để phá hủy các mục tiêu mang giáp phản ứng nổ có độ dày quy đổi tới 800mm, đầu đạn khoan bê-tông và đầu đạn nổ phá mảnh, đạn nhiệt áp. Nhờ việc sử dụng được nhiều loại đầu đạn tên lửa khác nhau, xe BMPT có khả năng công kích các loại tăng hiện có và tương lai, các cứ điểm kiên cố, cũng như trực thăng bay thấp trong phạm vi 5km. Tất cả các hệ thống vũ khí trang bị cho BMPT được điều khiển thông qua hệ thống kiểm soát bắn đa kênh, hệ thống kính ngắm quang học đa kênh tích hợp ngày/đêm, kết hợp với hệ thống trinh sát quang truyền hình cung cấp trường quan sát 360 độ, thiết bị đo xa laser và dẫn bắn cho tên lửa chống tăng. BMPT sử dụng chung máy tính điều khiển tương tự xe tăng T-90. Cho phép tham chiến với nhiều mục tiêu bất kể ngày đêm. Xe có khả năng tham chiến với 3 mục tiêu cùng lúc. BMPT được phát triển trên khung gầm của xe tăng chiến đấu chủ lực T-90. Cấu hình xe tương đối thấp giúp xe hoạt động dể dàng hơn. Thân xe phía trước được trang bị giáp cảm ứng nổ ERA, làm tăng khả năng bảo vệ tổ lái trước các loại đạn HEAT (High Explosive Anti Tank- đạn chống tăng liều nổ cao), đạn động năng APDS. BMPT vừa có khả năng cơ động của xe chiến đấu bộ binh vừa có hỏa lực mạnh để chiến đấu như một chiếc tăng chủ lực. Toàn bộ khối đạn dược được bố trí trên tháp pháo của xe, trong khi kíp lái được bố trí ngồi tách biệt với tháp pháo. Điều này làm tăng khả năng bảo vệ tổ lái trong trường hợp tháp pháo bị trúng đạn. Các hệ thống hỗ trợ khác bao gồm váy bảo vệ hông, hệ thống phòng vệ bị động, giúp nâng cao độ an toàn và khả năng sống còn trong chiến đấu. BMPT được trang bị động cơ diesel đa nhiên liệu V-92S2, công suất 1000 mã lực, tỷ lệ lực đẩy trên trọng lượng 21,3 mã lực/tấn. Tốc độ tối đa trên đường nhựa của xe là 65km/giờ, tầm hoạt động 550km, khối lượng chiến đấu 47 tấn, kíp chiến đấu 5 người. Sự có mặt của BMPT trong đội hình tăng thiết giáp của Nga mang lại một năng lực tác chiến mới. Nó vừa có khả năng cơ động của xe chiến đấu bộ binh vừa có hỏa lực mạnh để chiến đấu như một chiếc tăng chủ lực. BMPT kết hợp với xe tăng chiến đấu chủ lực, tạo nên một hệ thống chiến đấu hiệu quả cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. |