(phatminh.com) Nhìn tổng thế ở Đông Á, thập kỷ vừa qua đã chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của binh chủng tàu ngầm tiếp sau binh chủng tàu mặt nước.
|
|
Kỳ 4: Thay đổi về tương quan lực lượng
Nền tảng của sức mạnh biển
Trong 5 binh chủng của một quân chủng hải quân hiện đại: tàu
mặt nước, tàu ngầm, không quân hải quân, hải quân đánh bộ, pháo tên lửa
bờ biển thì tàu ngầm cùng tàu mặt nước hợp thành lực lượng tác chiến cơ
bản của hải quân. Tàu ngầm được phân thành 2 lớp chính là lớp chiến lược
có tên lửa đạn đạo mang đầu đạn hạt nhân hoặc thông thường, chạy bằng
năng lượng hạt nhân (SSBN).
Lớp chiến thuật có 2 loại: tàu ngầm động lực hạt nhân (SSN - Tàu ngầm
hạt nhân, SSGN – Tàu ngầm hạt nhân có tên lửa hành trình) và tàu ngầm
diesel (SSK). Đối với Nga, Mỹ, Pháp, Anh, SSBN là thành phần không thể
thiếu trong “bộ ba vũ khí chiến lược”, cùng với tên lửa đạn đạo mang đầu
đạn hạt nhân đặt trên mặt đất (trên xe, hầm), máy bay ném bom hạt nhân
chiến lược.
Trong đó, Nga kế thừa tư duy quân sự Liên Xô, lấy việc xây dựng lực
lượng tàu ngầm tiến công làm chiến lược. Hiện Nga sở hữu 67 tàu ngầm gồm
15 SSBN và 52 tàu ngầm chiến thuật (24 SSN, 28 SSK). Tên lửa chiến lược
trên SSBN có 253 quả, gồm 96 SS-N-18, 60 SS-N-20, 96 SS-N-23 và 1
SS-N-30. Mỗi tên lửa này mang nhiều đầu đạn. Tàu ngầm Dmitry Donskoy của
Nga có lượng giãn nước 50.000 tấn mang 20 tên lửa Akula – Cá mập, mỗi
tên lửa mang 10 đầu đạn hạt nhân. Khi đồng thời phóng đánh vào 200 mục
tiêu lớn trên diện tích 7.000km2. Ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương,
Hạm đội Thái Bình Dương của Nga có 24 tàu ngầm thì 4 chiếc là loại SBBN.
|
Tàu ngầm "khủng" Dmitry Donskoy của Hải quân Nga.
|
Với chủ trương phát triển cụm chiến đấu tàu sân bay làm nòng cốt cho sức
mạnh hải quân, Mỹ có tới 12 tàu sân bay nhưng không vì thế nước này
quên phát triển tàu ngầm. Hiện Mỹ có 71 tàu ngầm, trong đó có 14 chiếc
loại SSBN và 57 tàu ngầm chiến thuật (4 chiếc SSGN, 53 chiếc SSN). Dù
tàu ngầm có lượng giãn nước lớn nhất của Mỹ là Ohio 18.700 tấn nhưng
tổng số tên lửa đạn đạo xuyên lục địa phóng từ tàu ngầm SSBN của Mỹ gấp
đôi Nga (432 tên lửa), gồm 240 UGM-133A Trident-5, 192 UGM-93A Trident
C-4 với 3.616 đầu đạn hạt nhân.
Ngoài Nga, Mỹ các cường quốc quân sự khác như Đức, Pháp, Anh đều xây
dựng và phát triển tàu ngầm hiện đại, hùng mạnh. Vai trò của tàu ngầm
đối với sức mạnh trên biển của các quốc gia này nếu không phải là “xương
sống” cũng làm “nền tảng”, vừa là đội tiên phong, vừa là lực lượng
phòng thủ, đảm bảo cho các lực lượng hải quân khác (cụm chiến đấu tàu
sân bay) an tâm tung hoành.
Cuộc đua trên đường đua dưới mặt biển khiến các đại gia này tiêu tốn
nhiều tiến của nhưng cũng thu được nhiều kiến thức và kinh nghiệm quý
báu về tàu ngầm. Cũng nhờ vậy mà họ đang làm giàu bằng việc xuất khẩu và
chuyển giao công nghệ tàu ngầm cho các nước khác, bởi vai trò của
phương tiện này trong tổng thể sức mạnh biển không hề khác nhau với các
quốc gia hàng hải dù lớn hay nhỏ.
|
Minh họa hoạt động phóng tên lửa chiến lược từ tàu ngầm USS Ohio.
|
Nhận được sự “dìu dắt” của các nước lớn qua nhiều giai đoạn và hình thức
hợp tác, khu vực Đông Bắc Á và rộng hơn với Australia, Ấn Độ, đang phát
triển và sẽ tăng số lượng lẫn chất lượng tàu ngầm thời gian tới theo cả
2 xu hướng thông thường và hạt nhân.
Trừ Nhật bị ràng buộc bởi hiến pháp hòa bình (không được phát triển vũ
khí hạt nhân), sẽ hiện đại hóa SSK hiện có cùng như các căn cứ tàu ngầm
Kure và Yokosuka trên đảo Honsu. Các nước khác đều bắt tay xây dựng và
hoàn thiện lực lượng tàu ngầm hạt nhân (gồm SSN và SBBN).
Trung Quốc, bên cạnh việc phát triển tàu SSK loại Tống, Nguyên, Kilo để
loại bỏ các tàu lớp Romeo, Minh sẽ phát triển SSN lớp Hán, Thương và thử
nghiệm loại SSBN Hạ, Tấn, Đường... Lực lượng SSK và SSN của Trung Quốc
ngoài tác chiến độc lập sẽ hiệp đồng trong cụm chiến đấu tàu sân bay
đang hình thành.
Trung Quốc cũng sẽ nâng cấp hệ thống vũ khí trên tàu ngầm, đặc biệt là
tên lửa và tên lửa mang đầu đạn hạt nhân nhằm đánh nhiều mục tiêu. Hàn
Quốc chậm hơn một chút, mới có hơn một chục chiếc SSK, đang hoàn thiện
kế hoạch đóng SSN trong tương lai.
Australia vốn có 6 chiếc SSK sẽ chi 35 tỷ USD đóng 12 tàu ngầm mới.
Nhiều khả năng, loại đóng mới này là SSGN. Dự kiến, đến năm 2020, chiếc
đầu tiên loại trang bị tên lửa Tomahawk làm cả nhiệm vụ tự phòng lẫn răn
đe trên biển lớn. Ấn Độ ngoài việc hạ thủy thêm 1 tàu sân bay (hiện có
1) sẽ phát triển mạnh mẽ tên lửa trên tàu ngầm để có SSGN. Điểm đáng chú
ý, Australia có căn cứ Strirling tiếp giáp Biển Đông và Ấn Độ có căn cứ
Colkata đều là những “cánh cửa” hướng tới Đông Nam Á.
Ngoại trừ Lào và chưa tính Đông Timor, 9 quốc gia còn lại ở Đông Nam Á
đều có biển nên yêu cầu phát triển hải quân là tất yếu, trong đó có tàu
ngầm. Tàu ngầm hiện có hoặc sắp có trong khu vực thuộc loại cỡ vừa,
lượng giãn nước trên 1.000 tấn đến 2.000 tấn, lớn nhất là Kilo 4.000
tấn. Các tàu này được trang bị tương đối hiện đại đến hiện đại, ngoài
ngư lôi, thủy lôi, có tên lửa tầm bắn 50km như SM-39 Exocet (ở tàu ngầm
Scorpene) hay Club-S tầm bắn 220km (trang bị cho tàu ngầm Kilo).
Tuy nhiên, vấn đề lớn mà các quốc gia này phải đối mặt không phải ở các
thông số kỹ thuật hay mức độ hiện đại mà là làm thế nào sớm làm chủ công
nghệ, bắt phương tiện phục vụ cho chiến thuật của mình. Điều này không
phải cứ có tiền là mua được.
Như vậy, tổng thể ở Đông Á, thập kỷ này có sự phát triển mạnh mẽ binh
chủng tàu ngầm tiếp sau sự phát triển của binh chủng tàu mặt nước, hải
quân các nước có lực lượng đa dạng hơn. Có thể coi đây là giai đoạn thứ 2
về sự phát triển tàu ngầm của toàn khu vực. Giai đoạn này làm cho hoạt
động ngầm dưới nước ở biển Đông Bắc Á vốn đã sôi động nhất thế giới nay
có sự “tấp nập” ở vùng biển Đông Nam Á. |
|
|
|
|
|