banner
TRANG CHỦ TIN TỨC CÔNG NGHỆ PHÁT MINH THẾ KỶ KHOA HỌC GÓC NHÌN 360° SÁNG CHẾ Ý TƯỞNG XANH NĂNG LƯỢNG BÍ ẨN VIDEO
TRANG CHỦ > Công nghệ > Công nghệ quốc phòng Bản in  |  Gửi thư  |  Kênh RSS
10 ICBM khủng khiếp nhất thế giới
(www.phatminh.com) Các loại tên lửa đường đạn xuyên lục địa khủng khiếp nhất trong kho vũ khí của các cường quốc hạt nhân.
Các chuyên gia Thụy Điển đã xếp loại các lực lượng hạt nhân thế giới. 20.500 đơn vị vũ khí hạt nhân là con số được nêu ra trong báo cáo của các chuyên gia Viện Nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm SIPRI.


Đó chính là số lượng đầu đạn hạt nhân mà 8 cường quốc Mỹ, Nga, Anh, Pháp, Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan và Israel sở hữu. Trong đó có 5.000 đầu đạn hạt nhân ở trạng thái sẵn sàng cho sử dụng, 2.000 ở trạng thái sẵn sàng chiến đấu.

Dưới đây là các loại tên lửa đường đạn xuyên lục địa (ICBM) khủng khiếp nhất trong kho vũ khí của các cường quốc hạt nhân.

Topol-M: ICBM cơ động nhất. Quốc gia sản xuất: Nga, phóng lần đầu năm 1994. Trọng lượng phóng 46,5 tấn. Được cho là nền tảng lực lượng hạt nhân Nga.

Yars RS-24: ICBM được bảo vệ tốt nhất. Quốc gia sản xuất: Nga, phóng lần đầu năm 2007. Tầm bắn 11.000 km. Khác với Topol-M, RS-24 mang phần chiến đấu với nhiều đầu đạn tự tách (MIRV). Ngoài các đầu đạn, Yars còn có thể mang tổ hợp các phương tiện đột phá phòng thủ tên lửa nên gây khó khăn lớn cho đối phương trong việc phát hiện và chặn đánh tên lửa.

Cải tiến mới này làm cho RS-24 trở thành tên lửa chiến đấu hiệu lực nhất trong bối cảnh Mỹ triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa toàn cầu. RS-24 thậm chí có thể lắp đặt trên đường sắt.

R-36M Satan: ICBM nặng nhất. Quốc gia sản xuất: Liên Xô, phóng lần đầu năm 1970. Trọng lượng phóng 211 tấn, tầm bắn 11.200-16.000 km. R-36M được triển khai trong các giếng phóng. Tên lửa này phá vỡ kỷ lục của tất cả các loại tên lửa hạng nặng khác.

 Trident II D5: ICBM chính xác nhất. Quốc gia sản xuất: Mỹ, phóng lần đầu năm 1987. Trọng lượng phóng 58 tấn, tầm bắn 11.300 km. Trident được triển khai cho các tàu ngầm và có khả năng tiêu diệt với độ chính xác cao các giếng phóng ICBM và các sở chỉ huy kiên cố.

LGM-30G Minuteman: ICBM bay nhanh nhất. Quốc gia sản xuất: Mỹ, phóng lần đầu năm 1966. Trọng lượng phóng 35,5 tấn, tầm bắn 13.000 km. Được cho là ICBM bay nhanh nhất thế giới và có thể đạt tốc độ hơn 24.000 km/h ở giai đoạn bay cuối.

MX (LGM-118А) Peacekeeper: ICBM công nghệ cao nhất. Quốc gia sản xuất: Mỹ, phóng lần đầu năm 1983. Trọng lượng phóng 88,44 tấn, tầm bắn 9.600 km. ICBM hạng nặng Peacekeeper (Người gìn giữ hòa bình) ứng dụng những công nghệ tối tân nhất. Ví dụ như sử dụng vật liệu composite.

Tên lửa có độ chính xác cao và đặc biệt là khả năng sống còn cực cao trong điều kiện bị tấn công hạt nhân.

R-7: ICBM đầu tiên. Quốc gia sản xuất: Liên Xô, phóng lần đầu năm 1957. Trọng lượng phóng 88,44 tấn, tầm bắn 8.000 km. R-7 huyền thoại là ICBM đầu tiên trên thế giới. Quả thực là việc đưa tên lửa vào trạng thái sẵn sàng chiến đấu phải mất mấy giờ nên giới quân sự Liên Xô rất không hài lòng. Độ chính xác cũng chẳng lấy gì làm cao, được cái là có thể bay khắp thế giới.

Polaris A-1: Tên lửa đường đạn phóng từ tàu ngầm đầu tiên. Quốc gia sản xuất: Mỹ, phóng lần đầu năm 1960. Trọng lượng phóng 12,7 tấn, tầm bắn 2.200 km. Mặc dù các kỹ sư Đức quốc xã từng có những nỗ lực phóng tên lửa từ tàu ngầm, nhưng chỉ người Mỹ làm được điều này khi phóng tên lửa Polaris đầu tiên từ tàu ngầm nguyên tử George Washington lặn ở độ sâu 20 m. Và đúng 40 ngày sau, thành công tương tự cũng đến với tên lửa Liên Xô R-21.

R-30 Bulava: ICBM kinh tế nhất. Quốc gia sản xuất: Nga, phóng lần đầu năm 2005. Trọng lượng phóng 36,8 tấn, tầm bắn 8.000-12.000 km. Theo các chuyên gia, việc dùng Bulava thay thế các ICBM nhiên liệu lỏng truyền thống làm giảm nhiều lần tiềm lực răn đe hạt nhân của Nga vì tổng trọng lượng đầu đạn mang phóng được giảm đi gần 3 lần.

Bulava có thể phóng nghiêng nên cho phép phóng tên lửa khi tàu ngầm đang chạy.
Sở dĩ R-30 ra đời là do nước Nga có ý muốn tiết kiệm vớ vẩn. Họ muốn giảm chi phí phát triển tên lửa bằng cách chuẩn hóa Bulava phóng từ tàu ngầm với các ICBM nhiên liệu rắn triển khai trên mặt đất, nhờ đó giá thành sản xuất trở nên rẻ hơn bình thường.

V-2: “ICBM” có uy lực khiêm tốn nhất. Quốc gia sản xuất: Đức, phóng lần đầu năm 1942. Trọng lượng phóng 13 tấn, tầm bắn 320 km. Đứa con của ông tổ tên lửa phát xít Werner von Brown và được mệnh danh là “vũ khí báo thù” - Vergeltungswaffe-2 - được coi là ICBM có tính năng khiêm tốn nhất: mỗi quả tên lửa này phóng vào London chỉ giết được… 2 người. Nhưng nó lại là nền tảng tuyệt với cho cả Mỹ và Liên Xô phát triển các tên lửa hạt nhân tương lai.

(Nguồn: dat viet )
Thảo luận cho chủ đề này:
Hiện chưa có thảo luận cho chủ đề này!
Gửi thảo luận mới:
 Họ và tên
 Email
Mã kiểm tra 
TIN CẬP NHẬT MỚI NHẤT:
Nga phát triển giáp tàng hình, vô hiệu hóa đạn chống tăng (16/12/2015)
Tàu sân bay trực thăng mạnh nhất thế giới của Hải quân Liên Xô (15/12/2015)
Nga thử nghiệm tên lửa không gian đầu tiên kể từ thời Xô viết (18/7/2014)
Công đoàn Quốc phòng: Khẳng định vai trò công đoàn trong quân đội (13/3/2014)
’Huyền thoại đánh chặn’ MiG-31 vẫn được bay (27/12/2013)
Không cho phép lực lượng thù địch hại an ninh quốc gia (27/12/2013)
Việt Nam đẩy mạnh hiện đại hóa tác chiến điện tử (27/12/2013)
Trực thăng CH-47D và món lợi cho Mỹ-Hàn (27/12/2013)
Cập nhật: Tàu ngầm Hà Nội cập cảng Cam Ranh ngày 30/12 (27/12/2013)
Cam Ranh đã sẵn sàng đón tàu ngầm Kilo Hà Nội (27/12/2013)
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:
Italia giới thiệu thiết kế tàu Aegis hoàn toàn mới (29/10/2012)
Đức giới thiệu hệ thống phòng vệ Aktives Schutzsystem (29/10/2012)
Việt Nam chế tạo bơm hút lọc nhiên liệu cho tên lửa Scud (29/10/2012)
Ấn Độ chuẩn bị thử nghiệm động cơ siêu vượt âm (26/10/2012)
BAE thử nghiệm đạn pháo tầm siêu xa LRLAP (26/10/2012)
Tìm hiểu UAV Titan của Việt Nam (25/10/2012)
Nhật bắt tay nghiên cứu chế tạo máy bay thế hệ mới F-3 (24/10/2012)
Nga giới thiệu mũ chống đạn nhẹ nhất thế giới (24/10/2012)
Pháp giới thiệu tàu ngầm 2 thân SMX-26  (24/10/2012)
Nga giới thiệu xe Scorpion bánh xích (22/10/2012)
’R-27 Ukraina đánh bật R-27 của Nga’ (9/10/2012)
Đức trình làng UAV TU-150 giống MV-22 (17/9/2012)
Pháo laser của MBDA đốt chảy thép dày 40mm (17/9/2012)
’Sát thủ UAV’ tương lai của Nga (12/9/2012)
OA-10 DMR, vừa nhanh vừa chính xác (12/9/2012)
  Xin chào,
  Mời bạn Đăng nhập hoặc Đăng ký thành viên
win 10 - phải
honda
Robocon 2015
Báo Trung Quốc nhận xét về sức mạnh quân sự Việt Nam
Máy bay hiện đại nhất Việt Nam luyện tập chiến đấu
Việt Nam bắt đầu sản xuất 'sát thủ diệt hạm' Kh-35UV?
Siêu tên lửa Ấn Độ chưa có đất dụng võ
Nga thử nghiệm tên lửa không gian đầu tiên kể từ thời Xô viết
Tàu sân bay trực thăng mạnh nhất thế giới của Hải quân Liên Xô
Phat minh thien tai
Chiếc máy bay đầu tiên
Xe điện của Nissan đạt vận tốc 300 km/giờ
Tương lai của chất dẻo sinh học sẽ ra sao?
10 nhà khoa học lỗi lạc nhất trong lịch sử
Iran đã sản xuất 4 loại thuốc nano cho bệnh nhân ung thư
Công nghệ tự chẩn bệnh nhờ ráy tai
9 cách xử lý côn trùng cắn từ những vật dụng sẵn có
Những phát minh nổi tiếng thế giới của người Việt
vu khi - khi tai
Yamaha 1
Sáng Tạo Việt