Banner moiws
TRANG CHỦ TIN TỨC CÔNG NGHỆ PHÁT MINH THẾ KỶ KHOA HỌC GÓC NHÌN 360° SÁNG CHẾ Ý TƯỞNG XANH NĂNG LƯỢNG BÍ ẨN VIDEO
TRANG CHỦ > Bí Ẩn > Khám phá Bản in  |  Gửi thư  |  Kênh RSS
TESTING
(www.phatminh.com) Khả năng cảm nhận trường điện từ xung quanh cây cối giúp ong phát hiện những bông hoa mà con ong khác đã hút mật.



Phát ra trường điện từ yếu là một hình thức giao tiếp rất phức tạp của thực vật. Ảnh: redbubble.com.
Phát ra trường điện từ yếu là một hình thức giao tiếp rất phức tạp của thực vật. Ảnh:redbubble.com.

Màu sắc rực rỡ, mùi hương, hình dáng của bông hoa đóng vai trò quan trọng đối với việc thu hút ong, bướm và những loài côn trùng khác. Nhưng các nhà nghiên cứu của Đại học Bristol tại Anh nghĩ rằng hoa còn ít nhất một công cụ vô hình nữa để "dụ dỗ" những loài động vật thụ phấn. Đó là các hạt mang điện tích âm,Guardian đưa tin.

Trước đây giới khoa học đã biết thực vật phát ra những hạt mang điện tích âm để tạo nên trường điện từ yếu. Khi ong bay trong không khí, những hạt mang điện tích dương tích tụ trên cơ thể chúng. Nếu ong gặp trường điện từ của cây, các hạt điện tích dương sẽ giúp chúng cảm nhận được sự tồn tại của trường điện từ. Theo họ, rất có thể lực tĩnh điện khiến những sợi lông trên cơ thể chúng dựng lên, giống như phản ứng của tóc người khi đầu của chúng ta di chuyển tới gần màn hình tivi CRT.

Bằng cách cài điện cực trên thân cây thuốc lá cảnh, các nhà khoa học phát hiện ra rằng khi ong đậu lên hoa, điện thế của trường điện từ thay đổi và sự thay đổi đó kéo dài trong nhiều phút.

"Có lẽ nhờ sự thay đổi về điện thế nên khi con ong rời khỏi bông hoa, những con ong khác sẽ biết bông hoa đó không còn mật", nhóm nghiên cứu nhận định.

Hàng loạt thử nghiệm của các nhà nghiên cứu cho thấy ong có thể phân biệt nhiều loại trường điện từ của thực vật giống như phân biệt màu sắc của hoa.

"Giao tiếp bằng trường điện từ là hình thức giao tiếp tinh vi hơn rất nhiều so với màu sắc, mùi hương hay hình dáng. Sự phụ thuộc vào nhau giữa ong và hoa đã diễn ra trong một khoảng thời gian rất dài. Vì thế có lẽ chúng ta không cảm thấy ngạc nhiên khi phát hiện ra cơ chế giao tiếp vô cùng phức tạp giữa chúng", Daniel Robert, trưởng nhóm nghiên cứu, bình luận.


(Nguồn: Minh Long )
Thảo luận cho chủ đề này:
Hiện chưa có thảo luận cho chủ đề này!
Gửi thảo luận mới:
 Họ và tên
 Email
Mã kiểm tra 
TIN CẬP NHẬT MỚI NHẤT:
10 bí ẩn về người ngoài hành tinh (30/12/2015)
Cận cảnh loài ”quái vật nước ngọt lớn nhất hành tinh” ở Amazon (25/12/2015)
Thích thú với loài giun biển ’đội lốt’ cây thông Noel (24/12/2015)
Các giống chó đầu tiên xuất hiện trên trái đất (22/12/2015)
Chuyện lạ về hòn đá có mắt, biết khóc ở Trung Quốc (19/12/2015)
Những điều thú vị về hệ thống cáp ngầm dưới đáy đại dương (14/9/2015)
Những hố xanh sâu thẳm trên thế giới (28/8/2015)
Miệng hố bí ẩn ở Siberia biến thành hồ nước (14/7/2015)
Những lợi ích của việc mất mạng  (24/9/2014)
Lần đầu tiên phát hiện ngôi sao chui vào ngôi sao (24/9/2014)
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:
Chương trình giáo dục trên TV giúp cải thiện tính trẻ (28/2/2013)
Thịt loài khủng long nào ngon nhất? (28/2/2013)
TESTING (28/2/2013)
Những hố thiên thạch lớn nhất trái đất (26/2/2013)
Cá heo ”gọi” nhau bằng tiếng huýt  (26/2/2013)
Cây xanh trong phong thủy (26/2/2013)
Cá vàng khổng lồ ở Mỹ (25/2/2013)
Tại sao đàn ông khó đọc cảm xúc hơn phụ nữ?  (25/2/2013)
Bé gái 3 tuổi có chỉ IQ cao hơn cả Einstein (23/2/2013)
Bà mẹ sinh 2 con cách nhau 6,5 tháng (22/2/2013)
Hải cẩu chỉ ngủ với nửa não (21/2/2013)
Bí ẩn chuyện thần giao cách cả̉m (18/2/2013)
Trá́i đấ́t đang bị̣ đe dọạ bở̉i thiên thạ̣ch? (18/2/2013)
Vi khuẩn ”đẻ” trứng vàng (18/2/2013)
Những thành phố cổ vĩ đại nhất lịch sử (31/1/2013)
  Xin chào,
  Mời bạn Đăng nhập hoặc Đăng ký thành viên
win 10 - phải
honda
Robocon 2015
Thích thú với loài giun biển 'đội lốt' cây thông Noel
Các giống chó đầu tiên xuất hiện trên trái đất
10 bí ẩn về người ngoài hành tinh
Miệng hố bí ẩn ở Siberia biến thành hồ nước
Điều chưa biết về loài "sâu-cỏ" giá bạc tỷ
Những động vật khổng lồ ở Việt Nam
Phat minh thien tai
Chiếc máy bay đầu tiên
Xe điện của Nissan đạt vận tốc 300 km/giờ
Tương lai của chất dẻo sinh học sẽ ra sao?
10 nhà khoa học lỗi lạc nhất trong lịch sử
Iran đã sản xuất 4 loại thuốc nano cho bệnh nhân ung thư
Công nghệ tự chẩn bệnh nhờ ráy tai
9 cách xử lý côn trùng cắn từ những vật dụng sẵn có
Những phát minh nổi tiếng thế giới của người Việt
vu khi - khi tai
Yamaha 1
Sáng Tạo Việt