Xương hóa thạch bàn chân của loài người cổ A. afarensis (phần màu đậm)
được đặt vào khung hình của xương bàn chân loài khỉ đột. Ngón chân cái
hướng ra ngoài cho phép bàn chân dễ dàng nắm chặt các nhánh cây.
Phân tích hóa thạch cho thấy bàn chân
không bình thường ở vị trí ngón chân cái, không phát triển thẳng mà chìa
ra phía bên ngoài như thường thấy ở loài tinh tinh và khỉ đột.
Hướng của ngón chân cho phép bàn chân dễ dàng nắm chặt các nhánh cây, cho thấy tổ tiên người hiện đại biết leo trèo và “làm nhà” trên tán rừng.
“Đây là một phát hiện quan trọng vì giúp chúng tôi hiểu được sự tiến hóa của bàn chân tổ tiên con người như thế nào” - GS nhân chủng học Bruce Latimer (ĐH Case Western Reserve, bang Ohio, Mỹ), tác giả nghiên cứu, nói.
“Hóa thạch xương bàn chân này cho
thấy tổ tiên con người phức tạp hơn nhiều so với các nhà nghiên cứu từng
nghĩ trước đây khi cho rằng A. afarensis hoàn toàn đi bằng hai chân và
không sống trên cây” - đồng tác giả nghiên cứu, Yohannes Haile-Selassie (Bảo tàng lịch sử tự nhiên Cleveland, bang Ohio), cho biết.