Quan điểm khoa học mới này thách thức nhận thức lâu nay trong cộng đồng khoa học toàn cầu cho rằng, đại dương là nơi khởi nguồn của sự sống sơ khai này. Nghiên cứu khoa học mới khẳng định, các hồ ở miệng các núi lửa trên đất liền giàu hơn rất nhiều so với các khu vực biển sâu trên các đại dương các khoáng chất như kẽm, mănggan, phốtpho và các hóa chất khác vốn rất cần cho sự sống của các tế bào đầu tiên xuất hiện trên Trái Đất. Các nghiên cứu trước đây cho rằng, các khe nứt dưới đáy biển là cái nôi thích hợp nhất cho sự sống của tế bào. Nhưng các nhà khoa học Đức đưa ra nghiên cứu mới đây của họ khẳng định, các hồ ở miệng núi lửa trên đất liền lại là nơi thích hợp hơn rất nhiều cho sự phát triển của tế bào vì chúng nhận được một nguồn năng lượng lớn từ ánh sáng Mặt Trời. Các hồ trên mặt đất rõ ràng tạo được môi trường sống tốt nhất cho sự xuất hiện của các tiền tế bào trên Trái Đất buổi sơ khai. Các hồ nước ở miệng núi lửa được thông với lòng Trái Đất đóng vai trò như là nơi ấp và thu nạp các tiền tế bào. Thành phần hóa học của các khí thoát ra từ lòng đất gần như hoàn toàn tương ứng với thành phần hoá học của các tế bào. |