Banner moiws
TRANG CHỦ TIN TỨC CÔNG NGHỆ PHÁT MINH THẾ KỶ KHOA HỌC GÓC NHÌN 360° SÁNG CHẾ Ý TƯỞNG XANH NĂNG LƯỢNG BÍ ẨN VIDEO
TRANG CHỦ > Bí Ẩn > Khám phá Bản in  |  Gửi thư  |  Kênh RSS
Châu Phi có thể sạch bóng voi rừng
(www.phatminh.com) Giới khoa học bảo tồn đang kêu gọi các biện pháp khẩn cấp để cứu loài voi, khi 62% số lượng voi rừng châu Phi đã mất đi trong thập kỷ qua.

Nghiên cứu mang tên "Sự suy giảm mang tính tàn phá của loài voi rừng ở miền trung châu Phi" thực hiện dựa trên số liệu lớn nhất về voi Trung Phi từ trước đến nay, theo thông báo phát đi hôm qua của Hiệp hội bảo tồn động vật hoang dã (WCS).

Sự suy giảm ghi nhận ở khắp các khu vực sinh sống của voi rừng tại Cameroon, Cộng hòa Trung Phi, Cộng hòa dân chủ Congo, Gabon và Cộng hoà Congo.

Ông Rostand Aba’a thuộc Ban quản lý vườn quốc gia Gabon và ông Marc Ella Akou thuộc WWF Gabon, hai đồng tác giả cho biết, họ đã điều tra ở cánh rừng Gabon trong hơn một thập kỷ và thấy xác voi ngày càng nhiều hơn.

Đầu tháng này, chính phủ Gabon tuyên bố mất gần 11.000 con voi rừng ở Vườn quốc gia Minkébé từ 2004 đến 2012, nơi có số lượng voi rừng lớn nhất châu Phi.

Các điều tra gần đây của Cộng hoà dân chủ Congo cho thấy số lượng voi giảm mạnh tại Khu bảo tồn động vật Okapi, nơi được coi là pháo đài cuối cùng của voi ở khu vực.

Theo tiến sĩ George Wittemyer thuộc tổ chức Cứu trợ voi và trường đại học bang Colorado, nghiên cứu cung cấp bằng chứng không thể tranh cãi về sự xuống dốc của một loài vật thông minh vào hàng bậc nhất trái đất. Thế giới phải thức tỉnh nhằm chấm dứt việc phá huỷ loài vật này chỉ để thoả mãn sự tiêu dùng.

Voi rừng châu Phi ngày càng ít chủ yếu do săn bắn.
Voi rừng châu Phi ngày càng ít chủ yếu do săn bắn. (Ảnh: worldwildlife.org)

Tiến sĩ Samantha Strindberg, thuộc WCS, một trong tác giả chính cho biết, phân tích tái khẳng định những gì giới bảo tồn vẫn sợ, đó là xu hướng tiến đến tuyệt chủng nhanh chóng có thể là trong thập kỷ tới của loài voi rừng.

Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, gần một phần ba diện tích đất sinh sống của voi rừng châu Phi, nơi chúng có thể sống 10 năm trước đây trở nên quá nguy hiểm với voi. "Về mặt lịch sử, voi từng sinh sống khắp cánh rừng ở khu vực rộng lớn hơn 2 triệu km2, giờ đây co lại chỉ còn một phần tư", tác giả John Hart, Quỹ Lukuru nói.

"Mặc dù rừng vẫn còn, nhưng không có voi xuất hiện, điều đó cho thấy đây không phải là vấn đề về sự xuống cấp của sinh cảnh sống, nguyên nhân hầu như hoàn toàn do săn bắt", ông John Hart nói thêm.

Các kết quả cho thấy, voi ngày càng biến mất nhiều hơn ở những nơi có nhiều người sinh sống, nhiều công trình như đường xá, mức độ săn bắn cao và quản lý kém thể hiện bằng tham nhũng và thiếu thực thi luật.

Giới bảo tồn cho rằng, bắt buộc phải có hành động hiệu quả, nhanh chóng ở nhiều cấp độ để cứu được loài voi.

Tiến sĩ Fiona Maisels thuộc WCS cho rằng: "Để cứu loài voi đòi hỏi sự hiệp lực trên toàn cầu ở những nơi có chúng, dọc con đuờng buôn lậu ngà voi, tại nơi tiêu thụ ở các nước phía đông. Chúng ta không còn nhiều thời gian trước khi loài voi ra đi".

Theo tiến sỹ Stephen Blak, viện Max Planck, voi rừng cần hai thứ là không gian đủ sinh sống và sự bảo vệ.

"Các con đường không có bảo vệ, thường là dính líu tới khai thác gỗ hoặc các tài nguyên thiên nhiên khác, ngày càng lấn sâu vào khu vực tự nhiên và kéo theo cái chết của voi. Các khu vực lớn không có đường cần được duy trì, và con đường đang có cần lên kế họach bảo vệ loài hoang dã nếu muốn chúng còn sống", Stephen Blak phân tích.

Nhiều chuyên gia bảo tồn cho rằng, các nước cần cải thiện công tác quản lý nhập khẩu, bán sản phẩm từ động vật hoang dã tại các nước tiếp nhận và trung chuyển ngà voi trái phép, đặc biệt châu Á.

Nghiên cứu lớn nhất về voi rừng châu Phi có sự tham gia của hơn 60 nhà khoa học từ năm 2002 đến 2011; đây là nỗ lực lớn của các nhân viên bảo tồn với 91.600 ngày công điều tra về voi tại 5 quốc gia là Cameroon, Cộng hòa Trung Phi, Cộng hòa dân chủ Congo, Gabon và Cộng hoà Congo, đi hơn 13.000 cây số và ghi lại hơn 11.000 mẫu để phân tích.

Kết quả nghiên cứu trên đưa ra khi 178 nước đang tập trung tại Bangkok, Thái Lan bàn thảo về các vấn đề buôn bán động vật hoang dã, trong đó có săn bắt trái phép và buôn lậu ngà voi.


(Nguồn: Theo VNE )
Thảo luận cho chủ đề này:
Hiện chưa có thảo luận cho chủ đề này!
Gửi thảo luận mới:
 Họ và tên
 Email
Mã kiểm tra 
TIN CẬP NHẬT MỚI NHẤT:
10 bí ẩn về người ngoài hành tinh (30/12/2015)
Cận cảnh loài ”quái vật nước ngọt lớn nhất hành tinh” ở Amazon (25/12/2015)
Thích thú với loài giun biển ’đội lốt’ cây thông Noel (24/12/2015)
Các giống chó đầu tiên xuất hiện trên trái đất (22/12/2015)
Chuyện lạ về hòn đá có mắt, biết khóc ở Trung Quốc (19/12/2015)
Những điều thú vị về hệ thống cáp ngầm dưới đáy đại dương (14/9/2015)
Những hố xanh sâu thẳm trên thế giới (28/8/2015)
Miệng hố bí ẩn ở Siberia biến thành hồ nước (14/7/2015)
Những lợi ích của việc mất mạng  (24/9/2014)
Lần đầu tiên phát hiện ngôi sao chui vào ngôi sao (24/9/2014)
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:
Cà rốt biến đổi gene chống cảm cúm (11/3/2013)
Maldives trở thành quốc gia dự trữ sinh quyển đầu tiên trên thế giới (11/3/2013)
Phát hiện mới về vị cha chung của loài người (11/3/2013)
10 câu chuyện ý nghĩa hay nhất tháng 2 (9/3/2013)
Caffein làm tăng trí nhớ của ong (9/3/2013)
Hươu gieo rắc lo âu tại Anh (9/3/2013)
Kỳ dị cảnh động vật bị ”điểm huyệt” phơi bụng (9/3/2013)
Làm đẹp bằng cách...châm lửa đốt mặt (9/3/2013)
Hệ thống báo sóng thần Nhật tập trung sơ tán dân (8/3/2013)
Vai trò quan trọng của các loài côn trùng hoang dã với nông nghiệp (8/3/2013)
Chiêm ngưỡng công viên hoa tự nhiên lớn nhất thế giới (7/3/2013)
”Mây châu chấu” tung hoành tại Trung Đông (6/3/2013)
Mỹ phát triển máy bay VTOL siêu tốc mới (6/3/2013)
10 bí ẩn khiến giới khoa học ’chào thua’ (4/3/2013)
Chuột ở Mỹ và Brazil ’giao tiếp’ qua Internet (4/3/2013)
  Xin chào,
  Mời bạn Đăng nhập hoặc Đăng ký thành viên
win 10 - phải
honda
Robocon 2015
Thích thú với loài giun biển 'đội lốt' cây thông Noel
Các giống chó đầu tiên xuất hiện trên trái đất
10 bí ẩn về người ngoài hành tinh
Miệng hố bí ẩn ở Siberia biến thành hồ nước
Điều chưa biết về loài "sâu-cỏ" giá bạc tỷ
Những động vật khổng lồ ở Việt Nam
Phat minh thien tai
Chiếc máy bay đầu tiên
Xe điện của Nissan đạt vận tốc 300 km/giờ
Tương lai của chất dẻo sinh học sẽ ra sao?
10 nhà khoa học lỗi lạc nhất trong lịch sử
Iran đã sản xuất 4 loại thuốc nano cho bệnh nhân ung thư
Công nghệ tự chẩn bệnh nhờ ráy tai
9 cách xử lý côn trùng cắn từ những vật dụng sẵn có
Những phát minh nổi tiếng thế giới của người Việt
vu khi - khi tai
Yamaha 1
Sáng Tạo Việt