Từ
thời La Mã cổ đại, người ta đã có tục lệ đeo chiếc nhẫn cưới lên ngón
tay áp út (lúc đó gọi là ngón vô danh, từ đó trở đi mới gọi là ngón đeo
nhẫn) và trong nhiều nền văn hoá, người ta quan niệm rằng ngón tay đeo
nhẫn của người đàn ông mà dài thì đó là dấu hiệu của sự đông con nhiều
cháu.
Các hocmon giới tính ảnh hưởng tới độ dài của các ngón tay.
Để giải thích vì sao ngón đeo nhẫn lại
dài, các nhà nghiên cứu đã thấy, tế bào hình thành những ngón (chân) của
bào thai chuột có nhiều thụ quan (receptor) tiếp nhận những hocmon giới
tính. Hiện tượng dài ngắn của các ngón (thứ hai và thứ tư kể từ ngón
cái) ở chuột rất giống với người.
Qua nhiều số liệu xác định các chỉ số sinh học ở chúng, một kết luận được rút ra là: testosteron
(hocmon nam) làm ngón thứ tư (ngón đeo nhẫn) dài hơn, còn estrogen
(hocmon nữ) làm ngón tay thứ hai (ngón trỏ) dài hơn.
Các nhà nghiên cứu cũng xác định được
rằng xương của các ngón tay cũng chứng tỏ rằng chúng có độ nhạy cảm với
hocmon giới tính, điều chỉnh sự phân chia các tế bào – tiền thân của mô
xương.
Việc “khoá” các thụ quan
testosteron sẽ dẫn đến sự xuất hiện đặc trưng về độ dài ngón tay của nữ
còn nếu bổ sung thêm testosteron hoặc estrogen thì sẽ tạo ra được bàn
tay với tỷ lệ những ngón của nam và nữ một cách tương ứng. Các nhà khoa
học còn nhận dạng được 19 gen, nhạy cảm với tác dụng của testosteron và
estrogen khi đứa trẻ còn trong bụng mẹ.
Phát hiện này của các nhà nghiên cứu không phải là “vô bổ”, “vô nghĩa” hay “vớ vẩn”
mà nó là cơ sở để giải thích về mặt di truyền, thể hiện những tương tác
qua lại giữa độ dài của ngón tay với những dấu hiệu khác ở một cá nhân
cụ thể, bắt đầu từ số lượng tinh trùng, tính hung dữ, khả năng âm nhạc,
khuynh hướng tính dục, các năng khiếu và thành tích thể thao cho đến các
bệnh tật có thể mắc phải như bệnh tự kỷ, trầm cảm, nhồi máu cơ tim, ung
thư vú…