banner
TRANG CHỦ TIN TỨC CÔNG NGHỆ PHÁT MINH THẾ KỶ KHOA HỌC GÓC NHÌN 360° SÁNG CHẾ Ý TƯỞNG XANH NĂNG LƯỢNG BÍ ẨN VIDEO
TRANG CHỦ > Ý tưởng Xanh > Ý tưởng Việt Nam Bản in  |  Gửi thư  |  Kênh RSS
Trồng rau không cần đất
(phatminh.com) So với trồng và chăm sóc bình thường trên đất, phương pháp khí canh cho năng suất ít nhất cao gấp 2 lần; tăng trưởng nhanh gấp 2,5 lần và tiết kiệm hơn 70% nước tưới.

Huỳnh Thúy Oanh và Hoàng Hiểu Phú, hai sinh viên Khoa Sinh học Trường ĐH Khoa học Tự nhiên TPHCM, đã nghiên cứu thành công phương pháp khí canh trong trồng trọt.

 
Cố định bộ rễ trên không
 
Thúy Oanh cho biết sở dĩ cô cùng Hiểu Phú quyết định  nghiên cứu trồng rau xanh bằng phương pháp khí canh vì xem báo thấy bộ đội và nhân dân Trường Sa gặp khó khăn trong việc trồng rau do thiếu nước tưới. Điều thuận lợi là ưu thế vượt trội của công nghệ khí canh trong nông nghiệp đã được nhiều nhà khoa học trên thế giới chứng minh.
 

 

Mô hình trồng rau theo phương pháp khí canh. Ảnh: ĐÔNG PHƯƠNG

 
Trong phương pháp khí canh, cây được cố định trong không trung và dung dịch dinh dưỡng được phun sương trực tiếp vào bộ rễ. Do bộ rễ được cố định trên không trung nên được “thở” tối đa, cộng với sự phun sương của dung dịch dinh dưỡng nên sẽ có nhiệt độ thấp hơn so với môi trường và thân (do hiệu ứng bốc hơi). Vì vậy, cây sẽ phát triển nhanh chóng hơn so với các phương pháp khác. Dung dịch dinh dưỡng còn thừa sẽ được thu lọc và tái sử dụng, do đó tiết kiệm được một lượng lớn nước tưới và chất dinh dưỡng.
 
Ở môi trường nhiều gió như Trường Sa, nếu muốn áp dụng khí canh, cần có nhà kính để hạn chế sức gió và sự thất thoát hơi nước với chi phí đầu tư khoảng 30 triệu đồng cho một nhà kính 25 m2, nếu mở rộng lên 100 m2, chỉ tốn khoảng 100 triệu đồng. Ở vùng khí hậu thuận lợi, sử dụng giàn che thay nhà kính nên sẽ giảm nhiều chi phí. Những người ở thành thị rất dễ dàng áp dụng nếu nhà có sân thượng. Dung dịch dinh dưỡng để phun vào rễ cây có chứa các chất tương tự như trong đất và người dân có thể mua dễ dàng tại những điểm dịch vụ nông nghiệp.
 
Tính khả thi cao
 
Qua thử nghiệm với các loại cải xanh, cà chua, khoai tây, rau muống… trồng trong nhà kính bằng phương pháp khí canh, nhóm nghiên cứu đã thu được kết quả khi so với trồng và chăm sóc bình thường trên đất trong cùng một diện tích thì phương pháp khí canh cho năng suất ít nhất cao gấp 2 lần; sức tăng trưởng cũng nhanh gấp 2,5 lần; tiết kiệm hơn 70% nước tưới. Vì thế, lợi nhuận trung bình luôn cao hơn từ gấp đôi trở lên chưa kể cùng thời gian nhưng canh tác được nhiều vụ hơn. Nếu không trồng trong nhà kính mà trồng dưới giàn che thì lợi nhuận còn cao hơn.
 
Một số kết quả khác nghiên cứu ghi nhận được là do rau trồng không tiếp xúc với đất nên không bị sâu bệnh tấn công. Nếu trồng trong nhà kính thì sự xâm nhập của côn trùng từ môi trường bên ngoài được hạn chế tối đa. Vì vậy, trong quá trình chăm sóc, hầu như không phải sử dụng đến các loại hóa chất, thuốc trừ sâu… nông phẩm. Rau thu hoạch đạt tiêu chuẩn của rau sạch. Đặc biệt là có thể trồng trái vụ mà các loại rau vẫn cho năng suất cao.
 
Hiện kết quả nghiên cứu này đang được triển khai thử nghiệm trên thực địa tại Trường Sa.
 
PGS-TS Vương Thị Bạch Mai, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học Tự nhiên TPHCM, cho biết với kết quả thu được, mô hình nghiên cứu này mang tính khả thi cao và có thể áp dụng rộng rãi. Đề tài nghiên cứu này đã giành giải nhất cuộc thi S-Ideas 2009, do Trường ĐH Khoa học Tự nhiên TPHCM tổ chức; giải ba cuộc thi Ý tưởng Sáng tạo sinh viên ĐH Quốc gia TPHCM 2010.

Chỉ cần một hộp xốp, một chiếc máy bơm, một giàn bơm tự chế với tổng kinh phí chưa tới 1 triệu đồng/m2, các gia đình có thể tự tạo được một hệ thống trồng rau bằng khí canh.

 

 

GS-TSKH Nguyễn Quang Thạch, Viện Sinh học Nông nghiệp, Trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội

 




(Nguồn: Theo NLD )
Thảo luận cho chủ đề này:
Hiện chưa có thảo luận cho chủ đề này!
Gửi thảo luận mới:
 Họ và tên
 Email
Mã kiểm tra 
TIN CẬP NHẬT MỚI NHẤT:
FPT và Fujitsu xây dựng nhà máy rau tại Hà Nội (16/12/2015)
10 ý tưởng công nghệ xanh táo bạo (16/12/2015)
Chai nước thông minh, sản phẩm sáng tạo của người Việt (24/7/2015)
Biến tre gai thành khung xe đạp xuất khẩu (4/4/2014)
Giải pháp đột phá nhân giống cây trồng đặc sản (15/3/2014)
Chim Flappy Bird được chế tác bằng vàng (12/3/2014)
Nắp ổ cắm điện tích hợp đèn cảm biến ánh sáng (11/3/2014)
Sử dụng hệ thống thử nghiệm xoay chiều di động kiểu biến tần vào thử nghiệm điện áp xoay chiều cho trạm biến áp với cách điện khí (GIS) cấp điện áp tới 220kV (22/12/2013)
Công trình khí sinh học hình ống quy mô trung bình (Plug – flow) (22/12/2013)
Sản xuất túi đựng nước cho bộ đội và dân cư ở hải đảo (21/12/2013)
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:
Chế đèn từ pin điện thoại sắp hỏng (10/5/2011)
Nghiên cứu thiết kế, chế tạo thành công robot song song (Gough-Stewart Platform) (6/5/2011)
Sản xuất đá ong nhân tạo (6/5/2011)
Giấc mơ máy sấy lúa cho vùng lũ (6/5/2011)
Robot cá chép thông minh (5/5/2011)
Máy phong điện tự chế cho người vùng sâu (5/5/2011)
Quả tươi nhờ màng MAP (4/5/2011)
Tiết kiệm điện nhờ bột phát quang 3 màu (4/5/2011)
Đo chiều cao bằng hệ gương phẳng (4/5/2011)
SV Việt đoạt giải thiết kế vi mạch quốc tế (4/5/2011)
Đồ cũ không vứt đi (4/5/2011)
Cậu học trò quê say mê sáng tạo (29/4/2011)
Thiết bị sấy lúa bằng năng lượng mặt trời (28/4/2011)
Máy lọc muối “cứu” diêm dân (28/4/2011)
Giải pháp tiết kiệm điện đơn giản mà hiệu quả (25/4/2011)
  Xin chào,
  Mời bạn Đăng nhập hoặc Đăng ký thành viên
win 10 - phải
honda
Robocon 2015
FPT và Fujitsu xây dựng nhà máy rau tại Hà Nội
10 ý tưởng công nghệ xanh táo bạo
Chai nước thông minh, sản phẩm sáng tạo của người Việt
Biến tre gai thành khung xe đạp xuất khẩu
Giải pháp đột phá nhân giống cây trồng đặc sản
Cậu học trò quê chế tạo máy thái rau quả …
Phat minh thien tai
Chiếc máy bay đầu tiên
Xe điện của Nissan đạt vận tốc 300 km/giờ
Tương lai của chất dẻo sinh học sẽ ra sao?
10 nhà khoa học lỗi lạc nhất trong lịch sử
Iran đã sản xuất 4 loại thuốc nano cho bệnh nhân ung thư
Công nghệ tự chẩn bệnh nhờ ráy tai
9 cách xử lý côn trùng cắn từ những vật dụng sẵn có
Những phát minh nổi tiếng thế giới của người Việt
vu khi - khi tai
Yamaha 1
Sáng Tạo Việt