Thứ trưởng Ngoại giao
Trung Quốc Cheng Guoping cho hay vấn đề hạt nhân chắc chắn sẽ là một
điểm nhấn quan trọng trong cuộc hội đàm giữa Tổng thống Ahmadinejad và
Chủ tịch Hồ Cẩm Đào.
Theo kế hoạch, ông Mahmoud
Ahmadinejad sẽ tới Trung Quốc vào tháng 6 tới. Ảnh: CS Monitor. |
|
Khi được hỏi về lệnh trừng phạt Iran của Mỹ cũng như các biện pháp trừng
phạt mới mà Liên minh châu Âu đề xuất, Thứ trưởng Ngoại giao Cheng
Guoping khẳng định: “Trung Quốc tuân thủ nghiêm ngặt các nghị quyết của
Liên Hiệp Quốc liên quan đến vấn đề hạt nhân Iran. Tuy nhiên, Trung Quốc
cũng phản đối việc áp dụng các biện pháp trừng phạt đơn phương để gây
sức ép với các nước khác, gây tổn hại tới hoạt động kinh doanh bình
thường của các nước này với Iran”.
Tổ chức Hợp tác Thượng Hải là diễn đàn an ninh khu
vực được thành lập ban đầu dựa trên một hiệp ước tăng cường sự tin cậy
và giải trừ quân bị tại khu vực biên giới giữa 6 quốc gia thành viên là
Trung Quốc, Nga, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan, Uzbekistan. Iran
tham dự SCO với tư cách quan sát viên.
Thông tin về chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống
Ahmadinejad được đưa.ra trong bối cảnh Iran và nhóm P5+1 (gồm Mỹ, Anh,
Pháp, Nga, Trung Quốc và Đức) tiến hành vòng đàm phán thứ 2 về chương
trình hạt nhân gây tranh cãi của Tehran.
Trước đó, chuyến thăm của Tổng giám đốc Cơ quan Năng
lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) Yukiya Amano tới Iran ngày 21/5 được các
bên đánh giá là tích cực. Vào lúc kết thúc chuyến thăm chớp nhoáng tới
Iran, Tổng giám đốc Yukiya Amano tuyên bố rằng, IAEA sẽ sớm ký một thỏa
ước với Iran, theo đó Tehran sẽ cho phép IAEA thanh sát các cơ sở bị
tình nghi đang thực thi chương trình chế tạo vũ khí hạt nhân, trong đó
có cả tổ hợp quân sự Parchin.
Tuy nhiên, giới chức Isarel bày tỏ sự nghi ngờ đối
với thỏa ước trên, do Iran trước đây từng nhiều lần vi phạm các thỏa
thuận với IAEA và lập luận rằng thỏa ước trên không giải quyết một vấn
đề quan trọng là buộc Iran ngừng phát triển vũ khí hạt nhân.
Trong khi đó, nghị sĩ Mỹ Ileana Ros-Lehtinen cũng bày
tỏ lo ngại rằng thỏa ước sắp tới giữa IAEA và Iran chỉ là một thủ đoạn
hoãn binh để Iran có thêm thời gian chế tạo vũ khí hạt nhân.
Giới phân tích cũng đánh giá chưa có những dấu hiệu
cho thấy Iran và IAEA có thể đạt được một thỏa thuận khung nhằm tăng
cường hoạt động thanh sát của cơ quan này tại các cơ sở hạt nhân tại
Iran. |