Tác
giả công trình nghiên cứu Michel Simone-Finstrom, Trường Đại hoc North
Carolina (Mỹ) cho biết: Khi tại tổ ong xuất hiện loài nấm gây bệnh và có
một số cá thể đã bị nhiễm, các ong thợ lập tức thay đổi nhiệm vụ: thay
vì đi hút nhụy hoa về làm thành sáp, chúng hút về một loại nhựa cây có
tác dụng chống nấm. Rõ ràng là chúng hiểu được việc nào cần ưu tiên,
việc nào phải làm trước, việc nào làm sau.
Loài ong mật có khả năng tự chữa các bệnh nấm khi bệnh lan truyền trong tổ.
Trong điều kiện bình thường, nhiệm vụ của ong thợ là cung cấp sáp cho tổ, nhưng đứng trước mối đe dọa quần thể, chúng tạm thời “chuyển công tác”:
tìm kiếm nhựa chống nấm, sơ tán ấu trùng nhiễm bệnh sang các ô cách ly
để ngăn sự hình thành các bào tử nấm và chặn đứng sự sinh sôi của nấm.
Ngoài ra, trong tình trạng khẩn cấp, ong thợ không quên nhiệm vụ chính. Chúng cố gắng tăng “năng suất lao động”.
Lượng sáp chúng mang về tổ tăng trung bình 45%. Theo các nhà khoa học,
đó cũng chính là biện pháp bảo vệ vì sáp ong cũng có tính trừ nấm, ngăn
ngừa sự lây lan của loài thực vật ký sinh này.
Các nhà nghiên cứu còn lưu ý ong còn có khả năng “chẩn đoán” bệnh. Những quan sát của họ chứng tỏ chúng còn phân biệt được giữa chủng nấm ký sinh gây bệnh và nấm vô hại.
Mặc dù cơ chế phòng và tự chữa bệnh của
ong mật rất hiệu quả, nhưng khả năng của chúng không phải là vô giới
hạn. Biết cách chống bệnh nấm, nhưng đối với các loại do vi khuẩn gây ra
thì ong chưa biết tự bảo vệ.
Sáp ong tuy cũng có tính sát khuẩn nhưng theo ông Simon-Finstorm: "Đứng
trước nguy cơ bệnh tật chung, ong có sản xuất ra nhiều sáp hơn thật,
nhưng số lượng đó chưa đủ để ngăn chặn sự nhiễm khuẩn”.
Theo ý ông, kết quả nghiên cứu này rất có ích đối với người nuôi ong: “Thông
thường, người nuôi ong chỉ thích những tổ ong ít sáp vì sáp dính làm
khó cho việc thu hoạch mật. Nay chúng ta đã hiểu nhiều sáp có nghĩa là
lúc đó, nấm bệnh đã xuất hiện, cần phải diệt trừ”.