Chiến hạm lừng danh,
đã từng tham gia trong 2 cuộc chiến tranh thế giới thứ 2 và chiến tranh
Triều Tiên, tàu USS Iowa hôm 26/5 đã bắt đầu thực hiện chuyến hành trình
cuối cùng của mình trên biển, bắt đầu từ cảng Richmond (California) để
tới điểm dừng chân cuối cùng là viện bảo tàng tàu chiến ở San Pedro (một
phần của cảng Los Angeles).
Chuyến hành trình tới viện bảo tàng của chiến hạm USS
Iowa được hộ tống bởi gần chục chiếc xuồng dẫn đường.
Chiến hạm USS Iowa, thực hiện nhiệm vụ lần đầu tiên vào năm 1943 trong
cuộc chiến tranh thế giới thứ hai trên biển Đại Tây Dương, và tham gia
thêm 2 lần nữa vào năm 1951 và 1984 trong chiến tranh Triều Tiên.
Con tàu này đã cũng từng nhận nhiệm vụ đặc biêt, đưa đón Tổng thống
Franklin D. Roosevelt tới dự Hội nghị thượng đỉnh Tehran với Thủ tướng
Anh Winston Churchill, nguyên soái Liên Xô Joseph Stalin và Tưởng Giới
Thạch.
Chiến hạm USS Iowa từng tham gia hộ tống các tàu chở
dầu ở vùng Vịnh Ba Tư trong cuộc chiến tranh Iran - Iraq trước khi chính
thức ngừng hoạt động vào năm 1990.
Trong những năm gần đây, Iowa đã phải neo đậu trong lạnh giá và sương mù
cùng với các tàu dân sự và quân sự khác ở gần vịnh Suisun. Nó đã được
Hải quân Mỹ đã tu sửa để cho khách tham quan tới thăm, những du khách
khi lên con tàu có thể trải nghiệm cuộc sống như ở trên biển giống như
các hoạt động trong thời chiến.
|
USS Iowa (BB-61) (biệt danh "The Big
Stick" - Cây gậy lớn) là chiếc dẫn đầu của lớp thiết giáp hạm Iowa và là
chiếc tàu chiến thứ tư của Hải quân Hoa Kỳ được đặt tên nhằm vinh danh
tiểu bang thứ 29. Ảnh trong chuyến đi hôm 26/5.
|
USS Iowa chính là chiến hạm xuất hiện trong bộ phim "bom tấn"
Battleship mới ra mắt trong đầu mùa hè 2012.
Trong bộ phim, USS Iowa xuất hiện sau cùng khi hàng loạt các tàu khu
trục trang bị hệ thống chiến đấu Ageis của Hải quân Mỹ bị kẻ địch tiêu
diệt hoặc vô hiệu hóa, nó đã dùng sức mạnh của 9 khẩu pháo 406 mm Mark 7
để hạ gục siêu hạm và các trạm phát sóng của kẻ địch (người ngoài hành
tinh) và kết thúc trận chiến.
Điểm nổi bật là khách tham quan có thể được xem bên trong đài chỉ huy
của nó, đó là khoang điều khiển được bọc thép dày tới 17,5 inch (44,45
cm) và xem phòng ngủ của Tổng thống Roosevelt.
Gần đây, chiến hạm Iowa đã được di chuyển tới cảng Richmond, cách không
xa nơi nó được tạo ra là xưởng đóng tàu Rosie Reveters trong năm 1940.
Các công nhân ở Richmond đã lên cọ và sơn lại con tàu, thay thế mặt sàn
bằng gỗ tếch và gắn lại cột để chuẩn bị đưa nó vào viện bảo tàng trong
tháng 7/2012.
Tuy nhiên, theo quyết định của Quốc hội Mỹ năm 2006, chiến hạm BB 61
Iowa và BB 64 Wisconsin, ngay cả trong trạng thái ở viện bảo tàng vẫn
phải giữ lại khả năng chiến đấu của Hải quân Mỹ trong trường hợp cần
thiết.
Kế hoạch đưa chiến hạm Iowa tới San Pedro dự định vào ngày 20/5, nhưng
sau đó phải trì hoàn tới ngày 26 do một cơn bão.
Một vài hình ảnh trong chuyến đi cuối cùng của thiết giáp hạm USS
Iowa.
|
Chào tạm biệt Iowa tại cảng Richmond.
|
|
Chiến hạm USS Iowa được nhiều xuồng cao
tốc kéo qua gầm cầu Cổng vàng ở Francisco, gần Los Angeles
|
|
Nó được tạm biệt bằng cách phun nước lên
tàu bởi các xuồng cao tốc hộ tống trong suốt chuyến đi.
|
|
Trong chiến tranh Triều Tiên, Iowa tham
gia bắn phá dọc theo bờ biển Bắc Triều Tiên, trước khi được cho dừng
hoạt động và chuyển về Hạm đội Dự bị Đại Tây Dương.
Nó được cho hoạt động trở lại vào năm 1984 như một phần của
Kế hoạch 600 tàu chiến Hải quân, và hoạt động tại các hạm đội Đại Tây
Dương và Thái Bình Dương để đối phó Hải quân Xô Viết.
|
|
Vào tháng 4/1989, tháp súng số 2 trên
chiếc Iowa phát nổ mà không xác định được nguyên nhân, làm thiệt mạng 47
thủy thủ.
|
|
Trực thăng UH-1 tiễn đưa chiến hạm Iowa
về viện bảo tàng.
|
|
Iowa được cho ngừng hoạt động vào năm
1990, và được rút khỏi danh sách Đăng bạ Hải quân vào năm 1995; nhưng nó
lại được đăng bạ trở lại từ năm 1999 đến năm 2006 theo một đạo luật
liên bang buộc phải giữ lại và duy trì hai thiết giáp hạm lớp Iowa.
|
|
Theo dự kiến, chuyến đi tới bờ biển San
Pedro của tàu Iowa sẽ mất khoảng 4 ngày. |
|