banner
TRANG CHỦ TIN TỨC CÔNG NGHỆ PHÁT MINH THẾ KỶ KHOA HỌC GÓC NHÌN 360° SÁNG CHẾ Ý TƯỞNG XANH NĂNG LƯỢNG BÍ ẨN VIDEO
TRANG CHỦ > Phát minh thế kỷ > Viễn thông-Công nghệ Bản in  |  Gửi thư  |  Kênh RSS
Dữ liệu Proba-V đã sẵn sàng phục vụ người sử dụng
(www.phatminh.com) Bảy tháng sau khi được phóng lên quỹ đạo, vệ tinh Proba-V đã sẵn sàng cung cấp dữ liệu lớp phủ thực vật toàn cầu.

Được phóng lên quỹ đạo bởi tên lửa Vega từ bãi phóng Guiana của Pháp ngày 07/05, vệ tinh proba-V được thiết kế để lập bản đồ lớp phủ và tăng trưởng thực vật trên phạm vi toàn cầu với thời gian lặp 2 ngày và độ phân giải 330m. Vệ tinh Proba-V là vệ tinh thu nhỏ với thể tích dưới 1m3, mang theo thiết bị Thực vật (Vegetation instrument) cho phép thu nhận ánh sáng ở các dải sóng xanh lam, đỏ, cận hồng ngoại và hồng ngoại. Với cảm biến này, Proba-V có thể phân biệt được các loại lớp phủ khác nhau với các loài thực vật, bao gồm cả cây trồng theo mùa vụ.


Một số ứng dụng quan trọng của dữ liệu này bao gồm theo dõi sự phát triển thực vật hàng ngày, giám sát tài nguyên nước trên đất liền, và lần theo sự phát triển mở rộng của sa mạc và mất rừng.



Cửa sông Rio de la Plata, một phần biên giới giữa Argentina và Uruguay (ảnh chụp bởi vệ tinh Proba-V tháng 11/2013) (Nguồn: ESA)
 
Ngay sau khi được phóng lên, vệ tinh Proba-V đã đi vào giai đoạn phóng và hoạt động sớm (Launch and Early Operations Phase) để thiết lập liên lạc, khẳng định hướng bay và kiểm tra các hệ thống con để đảm bảo khả năng hoạt động của các chức năng sau khi phóng lên quỹ đạo. Tất cả các hệ thống vệ tinh sau đó đã được kích hoạt và đánh giá trong giai đoạn vận hành 6 tháng. Giai đoạn này bao gồm việc hiệu chuẩn chéo thiết bị Thực vật với các thể hệ trước của thiết bị này đang hoạt động trên vệ tinh Spot-5 của Pháp để đảm bảo khả năng tương thích của dữ liệu. Hiệu chuẩn về bức xạ và hình học cũng được tiến hành trong giai đoạn này. Đến nay, giai đoạn vận hành quan trọng này đã kết thúc và vệ tinh đã được tuyên bố đang ở trong tình trạng sẵn sàng hoạt động.

“Chúng tôi đang mong chờ rằng với dữ liệu từ vệ tinh Proba-V, cộng đồng người sử dụng từ các dịch vụ vận hành Copernicus đến những người sử dụng cho mục đích khoa học sẽ có thể trả lời các câu hỏi liên quan đến trạng thái và những thay đổi động theo mùa của lớp phủ thực vật toàn cầu”, Bianca Hoersch, Quản lý nhiệm vụ Proba-V cho biết. “Dữ liệu Proba-V sẽ mở rộng hơn nữa chuỗi dữ liệu theo thời gian rất có giá trị được bắt đầu từ thiết bị Thực vật Spot-4/5 từ cách đây 15 năm.”



Khu vực Sicily với 2 núi lửa sinh đôi đang phun tro bụi và khói (ảnh chụp bởi vệ tinh Proba-V ngày 26/10/2013) (Nguồn: ESA
 
Dữ liệu gần thời gian thực của Proba-V ở độ phân giải 1km được cung cấp mở và miễn phí cho người sử dụng tại trang web của ESA. Dữ liệu có độ phân giải cao cũng được cung cấp miễn phí cho cộng đồng nghiên cứu và phát triển.

(Nguồn: khoahocphothong.com.vn )
Thảo luận cho chủ đề này:
Hiện chưa có thảo luận cho chủ đề này!
Gửi thảo luận mới:
 Họ và tên
 Email
Mã kiểm tra 
TIN CẬP NHẬT MỚI NHẤT:
Samsung giới thiệu phát minh vĩ đại “thêm đồ khi đang giặt” (14/1/2016)
10 phát minh khoa học - công nghệ ấn tượng (19/12/2015)
Các phát minh khiến thế giới sửng sốt trong 10 năm tới (16/12/2015)
Những phát minh kỳ cục của người Nhật (16/12/2015)
8 phát minh kỳ quặc trên khắp thế giới (16/12/2015)
Những ”phát minh vũ khí” điên khùng nhất thế kỷ (16/12/2015)
Top 10 phát minh vĩ đại sẽ thay đổi hoàn toàn thế giới (Phần 1) (16/12/2015)
Chính thức phê duyệt tách MobiFone khỏi VNPT (3/4/2014)
Những phát minh hài hước thời xưa (31/3/2014)
6 thủ thuật Gmail ít người biết  (14/3/2014)
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:
Đưa một đôi vợ chồng đi thám hiểm sao Hỏa (22/12/2013)
“Rồng nhỏ” của Việt Nam đã ở trên vũ trụ 1 tháng (22/12/2013)
Đèn bằng chai nước chiếu sáng hàng triệu căn nhà (19/12/2013)
Phát minh mới: Bóng đèn phát sóng Wi-fi (19/12/2013)
10 phát minh của NASA chúng ta đang... sử dụng (26/4/2013)
Những phát minh ấn tượng dành cho người lười (26/4/2013)
Phát minh vật liệu giống mô sống bằng máy in 3D (11/4/2013)
Truy cập máy tính bằng ý nghĩ (11/4/2013)
Phát minh vật liệu giống mô sống bằng máy in 3D (9/4/2013)
Người Việt và những phát minh nổi tiếng thế giới (12/1/2013)
Mũ ”thần kỳ” tăng cường trí thông minh  (24/10/2012)
Phát minh quần jean giúp làm sạch không khí (24/10/2012)
Điều khiển bóng đèn bằng điện thoại (8/10/2012)
Xe tăng bắn chất thải (10/9/2012)
Đèn có khả năng phát sáng nhờ nước mắt (6/9/2012)
  Xin chào,
  Mời bạn Đăng nhập hoặc Đăng ký thành viên
win 10 - phải
honda
Robocon 2015
Samsung giới thiệu phát minh vĩ đại “thêm đồ khi đang giặt”
Các phát minh khiến thế giới sửng sốt trong 10 năm tới
Những phát minh kỳ cục của người Nhật
8 phát minh kỳ quặc trên khắp thế giới
Những phát minh hài hước thời xưa
Những "phát minh vũ khí" điên khùng nhất thế kỷ
Phat minh thien tai
Chiếc máy bay đầu tiên
Xe điện của Nissan đạt vận tốc 300 km/giờ
Tương lai của chất dẻo sinh học sẽ ra sao?
10 nhà khoa học lỗi lạc nhất trong lịch sử
Iran đã sản xuất 4 loại thuốc nano cho bệnh nhân ung thư
Công nghệ tự chẩn bệnh nhờ ráy tai
9 cách xử lý côn trùng cắn từ những vật dụng sẵn có
Những phát minh nổi tiếng thế giới của người Việt
vu khi - khi tai
Yamaha 1
Sáng Tạo Việt