Với "ông
tiên" này, "phép màu" chỉ đơn giản nằm trong 4 chữ C - tò mò
(curiosity), tự tin (confidence), can đảm (courage) và kiên trì (constancy).
Mở rộng thương hiệu
Disney là
người đi đầu trong việc phát triển thương hiệu và việc kinh doanh. Luôn suy
nghĩ về cách để có thể mở rộng thương hiệu, Disney đã thiết lập những tiêu
chuẩn mới về khả năng kinh doanh thương hiệu của mình.
Từ các
kỹ thuật phát triển cho tới chiến dịch kinh doanh sản phẩm, Disney đã khai phá
ra các nền tảng mới và sử dụng trí tưởng tượng của mình để mở rộng con đường đi
tới đỉnh cao. Ông thường sử dụng nhiều chiến lược quảng cáo để truyền thông
điệp trước khán giả như áp phích quảng cáo, quảng cáo trên truyền hình, chiến
dịch thư điện tử trực tiếp và thậm chí ngay cả các cửa hàng tạp phẩm. Ông tìm
hiểu kỹ thị trường để làm cho mọi người thấy rằng họ không thể quên được ông là
ai.
Ý
tưởng xây dựng một công viên giải trí bắt đầu hình thành năm 1953. Ông tập hợp
mượn số tiền bảo hiểm của ông và tập hợp nhân viên thành lập hội WED (viết tắt
của tên ông - Walter Eilas Disney) để tổ chức dự án.Tháng 2/1954, những kế
hoạch cho công viên Disneyland và chương trình
truyền hình được công bố.
Loạt
chương trình của Walt nói về sự hấp dẫn của công viên bắt đầu vào tháng 10/1955
và đều do chính ông dẫn. Và Disneyland - sản phẩm kết tinh của sự sáng tạo với
những kỹ thuật hiện đại đã chính thức mở cửa vào ngày 17/7/1955.
Disneyland được khải trương bằng một lễ hội do các vị khách danh dự chủ trì.
Ông mời tới 11 nghìn người, hầu hết là các nhân vật danh tiếng và những người
quyền cao chức trọng. Trên thực tế, có đến 30 nghìn người có mặt. Sau đó, ông
quyết định phải tường thuật trực tiếp chương trình trên truyền hình. Với 29 máy
và 63 chuyên gia kỹ thuật, chương trình 90 phút đã tốn 11 triệu đô la. Nhưng nó
thật đáng "đồng tiền bát gạo". Theo ước tính có đến 90 triệu người
theo dõi sự kiện đó, ngoài ra còn rất nhiều người khác đã biết Disney là ai và
mọi người đều háo hức được tận mắt trông thấy Disneyland
như thế nào.
Disney
xem Disneyland "là điều tôi có thể liên tục phát triển và
"nghiện" nó", và đúng như Disney từng tuyên bố: "Sẽ không
có thêm một công viên nào như Disneyland cả".
Với
Disney "khi chúng tôi xem xét một dự án, chúng tôi thực sự nghiên cứu nó,
không chỉ là ý tưởng bề nổi mà mọi thứ về nó". Tài năng kinh doanh của
Disney nằm ở việc đầu tư đúng vào các tiềm năng để phát triển thị trường. Điều
đó thể hiện qua việc đầu tư vào bộ phim "Nàng Bạch Tuyết và Bảy chú
lùn". Đây không chỉ là bộ phim hoạt hình đầu tiên có các nhân vật có kích
thước như thật mà nó còn là bộ phim đầu tiên có một chiến dịch kinh doanh các
sản phẩm đi kèm. Kể từ đó, 25% lợi nhuận của công ty đến từ việc bán các sản
phẩm cho khách hàng.
Disney
sử dụng các phim của mình một cách rất thông minh. Từ các bộ phim, một loạt các
sản phẩm liên quan như búp bê, đồ chơi, các trò chơi đã thu hút khách tới công
viên của ông. Disneyland nhanh chóng trở thành
một cách thúc đẩy lợi nhuận lý tưởng và Disney không bỏ qua bất kỳ cơ hội nào.
Trong công viên có một lâu đài và đó chính là một sự quảng bá từ rất sớm cho bộ
phim "Người đẹp ngủ trong rừng" mà 4 năm sau khi khai trương
Disneyland mới công chiếu.
Tầm
nhìn của Disney chưa bao giờ ngừng. Ông không ngừng tìm kiếm cơ hội để mở rộng
hoạt động. Sau thành công của Disneyland ở California, Disney đã nhận ra rằng nó không
chỉ thu được lợi nhuận trong nước, mà có thể mở rộng ra toàn thế giới. Việc xây
dựng thế giới Walt Disney được bắt đầu 1 năm sau khi Disney mất và thành công
vẫn tiếp diễn kể cả khi không có mặt của người sáng lập. Ngày nay, công viên và
khu nghỉ mát Disney mang lại hàng tỉ đô lợi nhuận mỗi năm cho công ty Walt
Disney.
Theo đuổi ước mơ
Walt Disney được ví như một ông tiên có thể biến ước mơ thành hiện thực. Ông
cho rằng: "Trời đã sinh ra tôi là một kẻ hiếu kỳ, khi nhìn thấy bất cứ một
cái gì mà tôi không thích, tôi đều nghĩ tại sao lại như vậy và tôi có thể làm
gì để thay đổi điều này". Và với ông, "cách tốt nhất để tạo ra một
điều gì đó là không nói nữa và bắt tay vào hành động".
|