banner
TRANG CHỦ TIN TỨC CÔNG NGHỆ PHÁT MINH THẾ KỶ KHOA HỌC GÓC NHÌN 360° SÁNG CHẾ Ý TƯỞNG XANH NĂNG LƯỢNG BÍ ẨN VIDEO
TRANG CHỦ > Năng lượng > Ứng dụng năng lượng Bản in  |  Gửi thư  |  Kênh RSS
"Nhốt" khí phóng xạ
(phatminh.com) Các chuyên gia Mỹ đã tìm ra phương pháp hiệu quả "nhốt" khí phóng xạ độc hại vào phân tử sinh học.

Một trong những thách thức của năng lượng hạt nhân là thanh nhiên liệu qua sử dụng thải ra những loại khí phóng xạ cực kỳ nguy hiểm.

Ví dụ như thảm họa hạt nhân tại Fukushima số 1 ở Nhật Bản vào tháng 3/2011 khiến các nước trong khu vực lo ngại về số lượng khí phóng xạ tuôn vào khí quyển đe dọa sức khỏe người dân.

Không những độc hại với con người, những loại khí này còn khiến việc lưu trữ và tái chế càng thêm khó khăn hơn.

Mô hình MOF trong phòng thí nghiệm
Mô hình MOF trong phòng thí nghiệm - (Ảnh: Sandia Laboratories)

Nay các nhà hóa học của Phòng thí nghiệm quốc gia Sandia (Mỹ) đã tìm được phương phápcô lập khí thải iodine từ những phân tử khác trong nhiên liệu hạt nhân bằng cách "nhốt" khí độc hại vào một dạng lồng phân tử.

Khung kim loại sinh học, gọi là MOF, là một loại vật chất ở dạng tinh thể và có bề mặt lỗ chỗ như tổ ong.

Nhóm chuyên gia Mỹ đã nghĩ ra ý tưởng tạo thành MOF từ zeolite, một vật liệu thường sử dụng trong công nghiệp để làm chất hút nước. Zeolite được làm từ những khoáng chất có cấu tạo tổ ong, cho phép nó hút các phân tử khác một cách dễ dàng.

Ban đầu, các chuyên gia nghĩ ra dạng khung làm từ nguyên tử bạc cũng có thể nhốt được khí idodine khá tốt, vì bạc và iodine hợp lại thành silver iodide (AgI). Tuy nhiên, bạc không khả thi vì giá thành cao.

Do đó, họ chuyển sang các vật liệu khác. Nghiên cứu cho thấy nếu đặt kẽm vào bên trong khung làm từ các phân tử sinh học thì chúng có kích thước cỡ bằng phân tử iodine. Điều này cho phép chúng hút khí iodine và giữ luôn khí này bên trong MOF.

Kế đến các chuyên gia chỉ cần chuyển khối phân tử thành dạng thủy tinh và tồn trữ chúng an toàn.

Một lợi thế lớn của phương pháp này là có thể chuyển khung thành dạng viên hoặc bột, thuận lợi cho việc thu dọn trong trường hợp xảy ra sự cố hạt nhân.

Đây cũng là lần đầu tiên con người sử dụng một vật chất giống như zeolite để làm nên MOF, đồng nghĩa rằng những phân tử khác cũng có thể dùng để hấp thu những hóa chất độc hại trong tương lai.

(Nguồn: Thanh Niên )
Thảo luận cho chủ đề này:
Hiện chưa có thảo luận cho chủ đề này!
Gửi thảo luận mới:
 Họ và tên
 Email
Mã kiểm tra 
TIN CẬP NHẬT MỚI NHẤT:
Pin năng lượng Mặt trời sẽ có thể sử dụng được vào ban đêm (13/7/2015)
Sản xuất thành công cua giống bằng thức ăn công nghiệp (9/5/2014)
Thiết bị sản xuất nước uống sạch từ không khí loãng (26/4/2014)
Sunseeker Duo - Máy bay năng lượng mặt trời 2 chỗ ngồi (25/4/2014)
Xe năng lượng mặt trời (8/4/2014)
Thùng rác tự nén sử dụng năng lượng mặt trời (8/4/2014)
Ứng dụng sạc pin bằng điện thoại bằng năng lượng mặt trời (2/4/2014)
Bảo tồn và phát triển thành công loài cá trối quý hiếm (1/4/2014)
Những ứng dụng của thiết bị năng lượng mặt trời (28/3/2014)
Hệ thống điện mặt trời tách lưới (24/3/2014)
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:
Khai thác năng lượng từ vũ trụ (16/1/2012)
Sắp ra đời hệ thống pin siêu khủng (12/1/2012)
10 thiết bị năng lượng mặt trời ấn tượng nhất (5/1/2012)
Chế tạo sơn có khả năng phát điện từ năng lượng mặt trời (27/12/2011)
Điện gió – Nguồn năng lượng cho tương lai (27/12/2011)
Hé lộ bí mật của pin axit chì (23/12/2011)
UAV chạy bằng năng lượng mặt trời ”ELHASPA” (10/12/2011)
Khoa học ứng dụng: nguồn năng lượng thay thế (7/12/2011)
“Chai ánh sáng mặt trời”: Ý tưởng chiếu sáng độc đáo (6/12/2011)
Cách tiếp cận mới với năng lượng mặt trời (27/10/2011)
Hệ thống SEES xác định lượng năng lượng mặt trời chiếu xuống từ mái nhà (21/10/2011)
Làm sạch nước bằng thuỷ tinh phế liệu  (19/10/2011)
Chế tạo tàu chở hàng lớn nhằm tiết kiệm giảm lượng khí thải CO2 (19/10/2011)
Cách tiếp cận mới để tạo ra điện từ ánh nắng mặt trời (14/10/2011)
Mặt trời - Nguồn năng lượng của tương lai  (13/10/2011)
  Xin chào,
  Mời bạn Đăng nhập hoặc Đăng ký thành viên
win 10 - phải
honda
Robocon 2015
Anh biến rác thải thành khí gas
Các nhà khoa học tìm cách trồng cây trên sao Hỏa
Sạc pin điện thoại từ sự vận động của người sử dụng
Tiết kiệm chi phí điện năng cho tòa nhà
Pin năng lượng Mặt trời sẽ có thể sử dụng được vào ban đêm
Sản xuất thành công cua giống bằng thức ăn công nghiệp
Phat minh thien tai
Chiếc máy bay đầu tiên
Xe điện của Nissan đạt vận tốc 300 km/giờ
Tương lai của chất dẻo sinh học sẽ ra sao?
10 nhà khoa học lỗi lạc nhất trong lịch sử
Iran đã sản xuất 4 loại thuốc nano cho bệnh nhân ung thư
Công nghệ tự chẩn bệnh nhờ ráy tai
9 cách xử lý côn trùng cắn từ những vật dụng sẵn có
Những phát minh nổi tiếng thế giới của người Việt
vu khi - khi tai
Yamaha 1
Sáng Tạo Việt