banner
TRANG CHỦ TIN TỨC CÔNG NGHỆ PHÁT MINH THẾ KỶ KHOA HỌC GÓC NHÌN 360° SÁNG CHẾ Ý TƯỞNG XANH NĂNG LƯỢNG BÍ ẨN VIDEO
TRANG CHỦ > Năng lượng > Ứng dụng năng lượng Bản in  |  Gửi thư  |  Kênh RSS
Điện gió – Nguồn năng lượng cho tương lai
(phatminh.com) Gió là nguồn năng lượng sạch, không gây ô nhiễm không khí, không ngừng được tái tạo và rất đáng tin cậy. Việc sử dụng nguồn năng lượng tái tạo này không gây ra những cơn mưa axit. Những cơn mưa axit được hình thành do việc phụ thuộc quá nhiều vào nhiên liệu hóa thạch.

Những tiến bộ trong công nghệ tua-bin gió và sự dồi dào của nguồn năng lượng này trên khắp thế giới là những điều kiện không thể tốt hơn cho việc sản xuất và phát triển điện gió. Đây được xem là nguồn năng lượng phát triển nhanh nhất trên thế giới.

Nguồn cung nhiên liệu miễn phí

Không tiêu tốn nguồn nhiên liệu đầu vào là một ưu điểm không nhỏ của năng lượng gió. Điện gió không chịu chi phối bởi những biến động giá cả, không bị tác động bởi nguồn nhiên liệu hóa thạch truyền thống, nên giá thành để sản xuất ra loại năng lượng sạch này là tương đối thấp. Giá bán điện từ năng lượng gió ở Hoa Kỳ trung bình từ 4-6 cent/1 kWh ở thời điểm năm 2010.

Theo Bộ Năng lượng Hoa Kỳ, sản xuất điện năng từ gió là một trong những công nghệ phát triển năng lượng tái tạo rẻ nhất trên thị trường và thân thiện với môi trường. Khí CO2 được giải phóng và tạo thành trong quá trình sản xuất và bảo trì các tua-bin gió. Nhưng bản thân sự hoạt động của các tua-bin gió phát ra không có khí carbon dioxide hay khí thải nhà kính trong quá trình sản xuất phong điện. Điều đó có nghĩa là người sử dụng năng lượng gió đã góp phần làm giảm lượng carbon thải ra.

Những mặt còn tồn tại của năng lượng gió

Việc lắp đặt các tua-bin gió ở trên các tòa tháp cao cho thấy một ưu điểm rõ ràng là có thể lợi dụng tối đa sức gió, thế nhưng, cũng chính điều nay làm giảm “thẩm mỹ” của các khu dân cư hay tầm nhìn của người dân sống trong các khu phố. Tiếng ồn của những tua-bin gió khi hoạt động khiến cho những người dân sống gần đó tỏ ra khó chịu, và cũng gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe của họ.

Vì là nguồn năng lượng tự nhiên, nên không phải lúc nào gió cũng thổi đều đặn. Điều này dẫn tới một hệ quả tất yếu rằng nguồn năng lượng điện phát ra từ các tua-bin gió chỉ có thể sử dụng đồng thời cùng những nguồn năng lượng khác nhằm  bảo đảm tính liên tục trong việc cung cấp năng lượng.

Ở những khu vực phát triển như châu Âu, các tua-bin gió ở các nước được liên kết với nhau thành một hệ thống lớn nhờ vậy mới có thể điều hòa được một phần nhỏ nhu cầu sử dụng điện năng.

Một trong những phương án cũng được các nhà nghiên cứu tính đến khi không đủ lượng gió để sản xuất điện là việc đưa vào sử dụng các nhà máy phát điện có hệ thống bơm, đề phòng trường hợp khi không đủ gió vẫn có thể bơm nước vào các bồn chứa trên cao để vận hành tua-bin. Các nhà máy điện có hệ thống bơm này phải được xây trên các đỉnh núi cao và có thể gây ra những tác động xấu đến môi trường xung quanh.

Do tác động của ánh sáng Mặt trời, gió vào ban ngày thường  có cường độ mạnh hơn so với ban đêm, dẫn đến, cường độ hoạt động của các tua-bin gió cũng cần thích ứng với quy luật này, đồng thời, công suất dự trữ cũng phụ thuộc vào độ chính xác của dự báo gió và nhu cầu về điện của người dân.

Tương lai bền vững của năng lượng gió

Tòa tháp và tua-bin chuyển gió thành năng lượng điện có nhiều các kích cỡ khác nhau, nhằm đáp ứng những nhu cầu khác nhau. Các tua-bin gió lớn nhất gắn trên tháp sử dụng cánh quạt kéo dài hơn 91.4m cao hơn tòa nhà 20 tầng, được ví như những quái vật khổng lồ có thể tạo ra đủ nguồn điện năng để hỗ trợ 1.400 hộ gia đình.

Tổ chức Năng lượng gió ở châu Âu cho hay, họ đang hướng tới mục tiêu phát triển nguồn năng lượng tái tạo này trở thành một trong những nguồn năng lượng quan trọng bậc nhất, với mục tiêu sản lượng điện gió đạt con số 94,8GW (khoảng 12,1% tổng sản lượng điện năng toàn thế giới) vào năm 2020.

Các công trình phát triển những trạm điện gió bên ngoài thềm lục địa cũng đang được các quốc gia ở châu Âu tích cực tiến hành. Nguồn cung này dự kiến trong tương lai sẽ cung cấp khoảng 40% sản lượng điện của châu Âu.

Những nguồn năng lượng truyền thống như thủy điện và điện hạt nhân mặc dù vẫn còn rất giàu tiềm năng khai thác, nhưng lại tiềm tàng nhiều rủi ro, mà minh chứng cụ thể ở đây là sự cố ở nhà máy điện hạt nhân Fukushima hồi tháng 3 năm nay, hay những tác động tiêu cực đến môi trường. Các nhà nghiên cứu dự báo năng lượng gió sẽ ngày càng khẳng định được vị trí của mình và tới năm 2030, nguồn năng lượng tái tạo này sẽ vươn lên chiếm tỉ trọng lớn thứ 2, chỉ sau nhiệt điện.

Trong những đánh giá mới đây, Hội đồng Năng lượng gió Thế giới cũng có những nhìn nhận về một tương lai xán lạn cho việc phát triển năng lượng gió. Thế giới sẽ đầu tư mỗi năm khoảng 100 tỉ USD và tiếp tục đầu tư mạnh hơn nữa cho việc sản xuất điện gió. Đầu tư cho nguồn năng lượng này cũng giúp tạo ra khoảng 2 triệu việc làm cho người lao động ở các nước, đồng thời giảm được đáng kể lượng khí thải CO2 gây hiệu ứng nhà kính.

Trong tương lai, khi thị trường năng lượng gió phát triển mạnh sẽ đưa giá thành lắp đặt, cũng như chi phí sử dụng xuống mức thấp nhất, khoảng 600 USD/kW và giá điện thành phẩm khoảng 3 USD/kWh

Năng lượng gió đang ngày càng được xã hội quan tâm, và có những bước tiến vượt bậc trong nghiên cứu, ứng dụng vào thực tiễn, cũng như đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững năng lượng, đồng thời bảo đảm an ninh năng lượng cho các quốc gia.

(Nguồn: Petrotimes )
Thảo luận cho chủ đề này:
Hiện chưa có thảo luận cho chủ đề này!
Gửi thảo luận mới:
 Họ và tên
 Email
Mã kiểm tra 
TIN CẬP NHẬT MỚI NHẤT:
Pin năng lượng Mặt trời sẽ có thể sử dụng được vào ban đêm (13/7/2015)
Sản xuất thành công cua giống bằng thức ăn công nghiệp (9/5/2014)
Thiết bị sản xuất nước uống sạch từ không khí loãng (26/4/2014)
Sunseeker Duo - Máy bay năng lượng mặt trời 2 chỗ ngồi (25/4/2014)
Xe năng lượng mặt trời (8/4/2014)
Thùng rác tự nén sử dụng năng lượng mặt trời (8/4/2014)
Ứng dụng sạc pin bằng điện thoại bằng năng lượng mặt trời (2/4/2014)
Bảo tồn và phát triển thành công loài cá trối quý hiếm (1/4/2014)
Những ứng dụng của thiết bị năng lượng mặt trời (28/3/2014)
Hệ thống điện mặt trời tách lưới (24/3/2014)
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:
Hé lộ bí mật của pin axit chì (23/12/2011)
UAV chạy bằng năng lượng mặt trời ”ELHASPA” (10/12/2011)
Khoa học ứng dụng: nguồn năng lượng thay thế (7/12/2011)
“Chai ánh sáng mặt trời”: Ý tưởng chiếu sáng độc đáo (6/12/2011)
Cách tiếp cận mới với năng lượng mặt trời (27/10/2011)
Hệ thống SEES xác định lượng năng lượng mặt trời chiếu xuống từ mái nhà (21/10/2011)
Làm sạch nước bằng thuỷ tinh phế liệu  (19/10/2011)
Chế tạo tàu chở hàng lớn nhằm tiết kiệm giảm lượng khí thải CO2 (19/10/2011)
Cách tiếp cận mới để tạo ra điện từ ánh nắng mặt trời (14/10/2011)
Mặt trời - Nguồn năng lượng của tương lai  (13/10/2011)
Nguồn năng lượng bí ẩn từ pin nhiệt năng (16/8/2011)
Tiếp năng lượng cho máy bay bằng tia laser (16/8/2011)
Đức: Năng lượng cứu cánh và các ẩn số  (29/7/2011)
Phát minh pin mới ”siêu làm mát”  (29/7/2011)
Điện thoại cảm ứng dùng năng lượng mặt trời  (5/7/2011)
  Xin chào,
  Mời bạn Đăng nhập hoặc Đăng ký thành viên
win 10 - phải
honda
Robocon 2015
Anh biến rác thải thành khí gas
Các nhà khoa học tìm cách trồng cây trên sao Hỏa
Sạc pin điện thoại từ sự vận động của người sử dụng
Tiết kiệm chi phí điện năng cho tòa nhà
Pin năng lượng Mặt trời sẽ có thể sử dụng được vào ban đêm
Sản xuất thành công cua giống bằng thức ăn công nghiệp
Phat minh thien tai
Chiếc máy bay đầu tiên
Xe điện của Nissan đạt vận tốc 300 km/giờ
Tương lai của chất dẻo sinh học sẽ ra sao?
10 nhà khoa học lỗi lạc nhất trong lịch sử
Iran đã sản xuất 4 loại thuốc nano cho bệnh nhân ung thư
Công nghệ tự chẩn bệnh nhờ ráy tai
9 cách xử lý côn trùng cắn từ những vật dụng sẵn có
Những phát minh nổi tiếng thế giới của người Việt
vu khi - khi tai
Yamaha 1
Sáng Tạo Việt