banner
TRANG CHỦ TIN TỨC CÔNG NGHỆ PHÁT MINH THẾ KỶ KHOA HỌC GÓC NHÌN 360° SÁNG CHẾ Ý TƯỞNG XANH NĂNG LƯỢNG BÍ ẨN VIDEO
TRANG CHỦ > Năng lượng > Ứng dụng năng lượng Bản in  |  Gửi thư  |  Kênh RSS
Tiếp năng lượng cho máy bay bằng tia laser
(phatminh.com) Trong tương lai nhiên liệu sẽ trở nên không cần thiết đối với các phi cơ không người lái, bởi chúng có thể hoạt động nhờ tia laser, một công ty tại Mỹ tuyên bố.
Tia laser. Ảnh: blogspot.com.
Tia laser. Ảnh: blogspot.com.

Quân đội hiện đại phụ thuộc vào nhiên liệu. Chẳng hạn, nhiên liệu chiếm 80% lượng hàng hóa được chở ra tiền tuyến của lực lượng liên quân tại Iraq và Afghanistan. Vì thế chẳng ai ngạc nhiên khi các đoàn xe chở nhiên liệu luôn là mục tiêu của phiến quân.

Gần 1.000 binh sĩ mất mạng vì bảo vệ đoàn xe chở nhiên liệu trong thập kỷ qua. Trước thực trạng đó, Tom Nugent, chủ tịch công ty LaserMotive tại Mỹ, muốn thay thế xăng, dầu bằng tia laser trong hoạt động tiếp liệu cho máy bay. Nugent cho rằng sáng kiến của công ty ông sẽ cứu mạng hàng nghìn binh sĩ trong tương lai.

Discovery dẫn lời Nugent cho biết, cuộc cách mạng về nhiên liệu trong quân đội sẽ bắt đầu với một cỗ máy có khả năng phóng ra tia laser. Loại tia laser mà cỗ máy này rộng hơn nhiều so với những tia laser mà chúng ta thường thấy trong cuộc sống hàng ngày. Chiều rộng của nó vào khoảng 20 cm khi nó được phóng ra. Trong quá trình di chuyển, chiều rộng của tia laser tăng liên tục. Máy phóng được đặt dưới đất và chịu sự điều khiển trực tiếp hoặc từ xa của một người.

Đích đến của tia laser là những phi cơ không người lái. Chúng vận hành theo chế độ tự động và được trang bị pin mặt trời. Khoảng cách từ điểm phóng tới điểm đích vào khoảng một km.

Vào thời điểm tia laser tới pin mặt trời, cường độ của nó mạnh hơn ánh sáng mặt trời khoảng 10 lần. Tuy nhiên, mắt người không thể thấy nó.

Khi tia laser tiếp xúc với pin mặt trời, những photon trong tia laser được chuyển thành điện theo cách thức mà pin mặt trời biến ánh sáng thành điện. Nhưng do tia laser chỉ có một bước sóng ánh sáng duy nhất nên quá trình chuyển đổi nó thành điện hiệu quả hơn nhiều so với việc chuyển đổi ánh sáng mặt trời – vốn có nhiều bước sóng – thành điện. Ánh sáng mặt trời (hay ánh sáng trắng) được tạo nên bởi nhiều ánh sáng đơn sắc. Mỗi ánh sáng đơn sắc có một bước sóng riêng.

Như vậy, photon trong tia laser sẽ trở thành điện của các phương tiện cơ giới. Nugent nói tia laser có thể cung cấp điện cho phương tiện cơ giới mãi mãi, vì máy phóng tia laser sẽ hoạt động liên tục. Ngoài ra, các phương tiện cơ giới có thể mang theo một pin nhỏ nhằm đề phòng trường hợp tia laser bị gián đoạn.

(Nguồn: Theo Vnexpress )
Thảo luận cho chủ đề này:
Hiện chưa có thảo luận cho chủ đề này!
Gửi thảo luận mới:
 Họ và tên
 Email
Mã kiểm tra 
TIN CẬP NHẬT MỚI NHẤT:
Pin năng lượng Mặt trời sẽ có thể sử dụng được vào ban đêm (13/7/2015)
Sản xuất thành công cua giống bằng thức ăn công nghiệp (9/5/2014)
Thiết bị sản xuất nước uống sạch từ không khí loãng (26/4/2014)
Sunseeker Duo - Máy bay năng lượng mặt trời 2 chỗ ngồi (25/4/2014)
Xe năng lượng mặt trời (8/4/2014)
Thùng rác tự nén sử dụng năng lượng mặt trời (8/4/2014)
Ứng dụng sạc pin bằng điện thoại bằng năng lượng mặt trời (2/4/2014)
Bảo tồn và phát triển thành công loài cá trối quý hiếm (1/4/2014)
Những ứng dụng của thiết bị năng lượng mặt trời (28/3/2014)
Hệ thống điện mặt trời tách lưới (24/3/2014)
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:
Đức: Năng lượng cứu cánh và các ẩn số  (29/7/2011)
Phát minh pin mới ”siêu làm mát”  (29/7/2011)
Điện thoại cảm ứng dùng năng lượng mặt trời  (5/7/2011)
Năng lượng mặt trời và các ứng dụng  (5/7/2011)
Những ứng dụng của thiết bị năng lượng mặt trời (5/7/2011)
  Xin chào,
  Mời bạn Đăng nhập hoặc Đăng ký thành viên
win 10 - phải
honda
Robocon 2015
Anh biến rác thải thành khí gas
Các nhà khoa học tìm cách trồng cây trên sao Hỏa
Sạc pin điện thoại từ sự vận động của người sử dụng
Tiết kiệm chi phí điện năng cho tòa nhà
Pin năng lượng Mặt trời sẽ có thể sử dụng được vào ban đêm
Sản xuất thành công cua giống bằng thức ăn công nghiệp
Phat minh thien tai
Chiếc máy bay đầu tiên
Xe điện của Nissan đạt vận tốc 300 km/giờ
Tương lai của chất dẻo sinh học sẽ ra sao?
10 nhà khoa học lỗi lạc nhất trong lịch sử
Iran đã sản xuất 4 loại thuốc nano cho bệnh nhân ung thư
Công nghệ tự chẩn bệnh nhờ ráy tai
9 cách xử lý côn trùng cắn từ những vật dụng sẵn có
Những phát minh nổi tiếng thế giới của người Việt
vu khi - khi tai
Yamaha 1
Sáng Tạo Việt