banner
TRANG CHỦ TIN TỨC CÔNG NGHỆ PHÁT MINH THẾ KỶ KHOA HỌC GÓC NHÌN 360° SÁNG CHẾ Ý TƯỞNG XANH NĂNG LƯỢNG BÍ ẨN VIDEO
TRANG CHỦ > Năng lượng > Năng lượng tái tạo Bản in  |  Gửi thư  |  Kênh RSS
Năng lượng tái tạo- Công nghệ và khả năng ứng dụng
(phatminh.com) Ngày 15/12/2011, Cơ quan đại diện của Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tại TP. Hồ Chí Minh đã tổ chức Hội thảo quốc tế "Năng lượng tái tạo- Công nghệ và khả năng ứng dụng".


Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại Hội thảo

Tham dự Hội thảo về phía Việt Nam có đại diện một số Sở KH&CN, Sở Công thương phía Nam, Viện, Trường, Trung tâm và các Doanh nghiệp liên quan đến lĩnh vực tiết kiệm năng lượng. Về phía khách mời quốc tế có đại diện lãnh đạo của Viện Thông tin KH&CN Vân Nam, Đại học Giao thông Thượng Hải, Dei Technology Co. Ltd (Công nghệ đèn LED- Hàn Quốc); Nexpower Co. Ltd (Đài Loan); ULVAC Photovoltaic Technology Co (Nhật Bản).

Tại Hội thảo, các đại biểu trong nước và quốc tế đã giới thiệu những công nghệ có điều kiện và khả năng chuyển giao, giúp khuyến khích ứng dụng vào thực tiễn các doanh nghiệp sản xuất và dịch vụ cũng như hộ gia đình.

Báo cáo tham luận đã được trình bày tại Hội thảo gồm: Chính sách và hiện trạng sử dụng năng lượng hiệu quả và năng lượng mặt trời; Nghiên cứu và phát triển công nghệ chuyển đổi năng lượng sinh khối;Công nghệ quang điện; Sản xuất pin mặt trời tại Việt Nam bằng công nghệ màng mỏng; Tiết kiệm năng lượng và hiệu quả thiết bị đèn LED; Thực trạng và giải pháp sản xuất điện năng từ năng lượng mặt trời tại Việt Nam; Sản xuất quang điện từ công nghệ Silic màng mỏng; Sản xuất điện năng từ bèo Lục Bình; Tận dụng năng lượng mặt trời.

Hội thảo thực sự là nhịp cầu kết nối hợp tác trong nghiên cứu, đầu tư, sản xuất và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực năng lượng tái tạo với nhiều tiềm năng và triển vọng ở nước ta.

Phát biểu tại Hội thảo, ông Bùi Văn Quyền, Vụ trưởng, Cơ quan đại diện của Bộ KH&CN tại TP. Hồ Chí Minh khẳng định: Yêu cầu về năng lượng cho phát triển kinh tế và đời sống ở mọi quốc gia cùng với những vấn đề ngày càng nghiêm trọng của biến đổi khí hậu đang diễn ra ngày càng bức bách trên phạm vi toàn cầu với tính chất ngày càng khốc liệt. Để giải quyết bài toán đảm bảo an ninh năng lượng cho phát triển bền vững, các quốc gia đang đẩy nhanh nghiên cứu và ứng dung các công nghệ theo hai hướng chính. Đó là sử dụng hiệu quả và tiết kiệm các nguồn năng lượng mà trọng tâm là các công nghệ và thiết bị hiệu năng cao tiêu tốn ít năng lượng thân thiện với môi trường và các giải pháp quản lý. Đồng thời phát triển nhanh, quy mô lớn các công nghệ sử dụng các nguồn năng lượng sạch, năng lượng tái tạo mà trọng tâm là năng lượng mặt trời, năng lượng gió và nhiên liệu sinh học.

Theo báo cáo của Hội nghị Liên Hợp quốc về thương mại và phát triển công bố ngày 29/11/2011 cho thấy, các nguồn năng lượng tái tạo sẽ có thể giúp các nước đang phát triển thoát khỏi tình trạng “nghèo năng lượng” trong bối cảnh 89% năng lượng được tiêu thụ trên thế giới có nguồn gốc là năng lượng rắn, 7% là năng lượng hạt nhân, chỉ có 4% bắt nguồn từ năng lượng tái tạo.

Về tương lai năng lượng bền vững của Việt Nam “Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2020”, tầm nhìn đến năm 2050 đã khẳng định: Phấn đấu đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cho nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội trong đó phấn đấu tăng tỷ lệ các nguồn năng lượng mới và tái tạo lên khoảng; khoảng 5% vào năm 2020, và khoảng 11% vào năm 2050.

Việt Nam được đánh giá là quốc gia có nhiều tiềm năng để phát triển năng lượng mới và năng lượng tái tạo. Tuy nhiên, chỉ tiêu phát triển 3% các nguồn năng lượng mới và tái tạo trên tổng năng lượng thương mại sơ cấp vào năm 2010 đã không đạt được. Thực trạng này cho thấy, chỉ tiêu 5% nguồn điện từ các nguồn năng lượng mới, năng lượng tái tạo vào năm 2020 đang là thách thức không nhỏ.

(Nguồn: Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển truyền thông KH&CN )
Thảo luận cho chủ đề này:
Hiện chưa có thảo luận cho chủ đề này!
Gửi thảo luận mới:
 Họ và tên
 Email
Mã kiểm tra 
TIN CẬP NHẬT MỚI NHẤT:
Tái tạo ánh sáng Mặt trời - cuộc cách mạng trong tương lai (1/4/2016)
Trữ điện trong bóng khí sâu 55 mét dưới nước (30/12/2015)
Hướng đến kỷ nguyên của năng lượng tái tạo (16/12/2015)
GenShock - Công nghệ giảm xóc chủ động tái tạo năng lượng (16/12/2015)
Nhà máy điện kép gió và mặt trời (26/3/2014)
Chính sách và giải pháp thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam (17/3/2014)
Cực quang Borealis chiếu sáng Vương quốc Anh (15/3/2014)
Sản xuất năng lượng điện từ tia hồng ngoại Trái Đất (12/3/2014)
Các nhà khoa học cải thiện pin tốt hơn (31/12/2013)
Bếp đun dùng năng lượng mặt trời (21/12/2013)
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:
Năng lượng tái sinh: Những chân trời mới (16/12/2011)
Năng lượng tái tạo – động lực phát triển của các quốc gia nghèo  (15/12/2011)
Hợp tác năng lượng tái tạo Indonesia-Trung Quốc  (15/12/2011)
Tìm cách sử dụng năng lượng tái tạo ở Việt Nam (5/12/2011)
Những đột phá công nghệ năng lượng tái tạo (5/12/2011)
Pin nhiên liệu, nguồn năng lượng thay thủy điện (28/11/2011)
Chế tạo vật liệu tự nhân bản (19/10/2011)
Sản xuất nhiên liệu máy bay từ khí thải công nghiệp (19/10/2011)
Biến sóng biển thành điện với hiệu suất 99% (14/10/2011)
Biến nước tiểu thành nhiên liệu tên lửa (11/10/2011)
Chuyển đổi CO2 thành nhiên liệu carbon (11/10/2011)
Cách tiếp cận mới để tạo ra điện từ ánh nắng mặt trời (11/10/2011)
Biến sóng biển thành điện với hiệu suất 99%  (11/10/2011)
Pin vi khuẩn tự sạc - nguồn cung hydrô dồi dào (28/9/2011)
Tua bin gió di động (20/9/2011)
  Xin chào,
  Mời bạn Đăng nhập hoặc Đăng ký thành viên
win 10 - phải
honda
Robocon 2015
Hướng đến kỷ nguyên của năng lượng tái tạo
Trữ điện trong bóng khí sâu 55 mét dưới nước
GenShock - Công nghệ giảm xóc chủ động tái tạo năng lượng
Bếp hoá khí sạch môi trường “Made in Vietnam”
Cực quang Borealis chiếu sáng Vương quốc Anh
Nhà máy điện kép gió và mặt trời
Phat minh thien tai
Chiếc máy bay đầu tiên
Xe điện của Nissan đạt vận tốc 300 km/giờ
Tương lai của chất dẻo sinh học sẽ ra sao?
10 nhà khoa học lỗi lạc nhất trong lịch sử
Iran đã sản xuất 4 loại thuốc nano cho bệnh nhân ung thư
9 cách xử lý côn trùng cắn từ những vật dụng sẵn có
Công nghệ tự chẩn bệnh nhờ ráy tai
Những phát minh nổi tiếng thế giới của người Việt
vu khi - khi tai
Yamaha 1
Sáng Tạo Việt