banner
TRANG CHỦ TIN TỨC CÔNG NGHỆ PHÁT MINH THẾ KỶ KHOA HỌC GÓC NHÌN 360° SÁNG CHẾ Ý TƯỞNG XANH NĂNG LƯỢNG BÍ ẨN VIDEO
TRANG CHỦ > Khoa Học > Sinh vật học - y học Bản in  |  Gửi thư  |  Kênh RSS
Những sinh vật kỳ dị tại "núi lửa" dưới đáy biển
(www.phatminh.com) Viện Nghiên cứu nước và khí quyển quốc gia New Zealand (NIWA) vừa công bố phát hiện những sinh vật kỳ lạ tại khu vực rãnh Kermadec thuộc vùng biển phía bắc nước này, tạp chí National Geographic đưa tin.


Các nhà nghiên cứu của NIWA thực hiện cuộc thám hiểm trong 3 tuần tại độ sâu từ 700 - 1.500m ở 4 môi trường sống biển khác nhau từ miệng phun thủy nhiệt cho tới núi lửa dưới biển, dốc lục địa (continental slope) và cả hẻm núi dưới biển trong phạm vi khoảng 10.000km2thuộc rãnh Kermadec.

Theo trang niwa.co.nz, hiện có khoảng 50 núi lửa dưới biển trải dài dọc theo rãnh Kermadec. Đó là một đặc tính quan trọng ở vùng biển Tây Thái Bình Dương, trải dài gần 1.500km tới rìa vùng đặc quyền kinh tế của New Zealand - nằm ở phía đông bắc quần đảo Kermadec.

Còn các miệng phun thủy nhiệt - nằm cạnh các núi lửa dưới biển thường phun ra dòng nước được hâm nóng bởi địa nhiệt. Đây nơi trú ngụ của nhiều cộng đồng sinh vật phức tạp được nuôi dưỡng bởi các chất hóa học hòa tan trong vùng nước này.

Giun biển Polychaete được tìm thấy tại độ sâu 1.200m, vùng biển phía bắc New Zealand.
Giun biển Polychaete được tìm thấy tại độ sâu 1.200m, vùng biển phía bắc New Zealand.

“Cuộc khảo sát biển này thật thú vị khi chúng tôi phát hiện các loài sinh vật kỳ lạ trong quá trình quay phim dưới nước và thu thập những mẫu sinh vật tại miệng phun thủy nhiệt Tangaroa cũng như tại các môi trường sống khác ở rãnh Kermadec”, nhà sinh vật học Malcolm Clark, trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết.

Nhóm nghiên cứu đã thu thập được hàng ngàn mẫu sinh vật, trong số này có khoảng 10% được tin là các loài mới đối với giới khoa học hoặc mới phát hiện tại New Zealand.

“Nhìn tổng thể, chúng tôi phát hiện các cộng đồng sinh vật và đa dạng sinh học tại 4 môi trường sống ở biển nêu trên là khác nhau”, tiến sĩ Clark cho biết thêm qua email với National Geographic. Ông Clark tiết lộ mục đích của cuộc thám hiểm là: "để biết được những sinh vật biển nào sống tại đó và từ đây nghiên cứu chúng dễ bị tổn thương như thế nào từ những hoạt động của con người như đánh bắt cá hay khai thác khoáng sản đại dương”.

Dưới đây là những sinh vật kỳ lạ được phát hiện tại khu vực rãnh Kermadec, vùng biển New Zealand:

Tôm Uroptychus, sống tại độ sâu từ 650m - 1.400m.
Tôm Uroptychus, sống tại độ sâu từ 650m - 1.400m.

Những con “sao biển rắn” màu vàng Asteroschema bidwillae tại độ sâu 1.220m.
Những con “sao biển rắn” màu vàng Asteroschema bidwillae tại độ sâu 1.220m.

Một loài mực tại độ sâu 900m.
Một loài mực tại độ sâu 900m.

Cua lông rậm Trichopeltarion janetae tại độ sâu 900m.
Cua lông rậm Trichopeltarion janetae tại độ sâu 900m.

Loài san hô hình dạng chén Stephanocyathus platypus tại độ sâu 1.000m.
Loài san hô hình dạng chén Stephanocyathus platypus tại độ sâu 1.000m.

Sứa biển sâu Atolla sống tại độ sâu 1.500m.
Sứa biển sâu Atolla sống tại độ sâu 1.500m.

Cá rồng đen Idiacanthus.
Cá rồng đen Idiacanthus.

Một loài sên biển mới tại độ sâu 1.250m.
Một loài sên biển mới tại độ sâu 1.250m.

Tham khảo: Nationalgeographic


(Nguồn: Theo Vietnamnet, Nationalgeographic )
Thảo luận cho chủ đề này:
Hiện chưa có thảo luận cho chủ đề này!
Gửi thảo luận mới:
 Họ và tên
 Email
Mã kiểm tra 
TIN CẬP NHẬT MỚI NHẤT:
Trẻ uống quá liều siro ho có thể bị ốm nặng, lú lẫn (24/12/2015)
Vỡ tử cung vì thuốc tránh thai (22/12/2015)
| Phát hiện tế bào máu trong ​​hóa thạch khủng long 75 triệu năm (12/6/2015)
Ngửi mùi trứng thối để chống đau tim, đột quỵ? (21/7/2014)
Con người thường chọn bạn có gene tương đồng (21/7/2014)
Cách uống nước đá đem nhiều lợi ích cho cơ thể (17/7/2014)
8 thực phẩm dần phá hoại não (15/7/2014)
Tín hiệu bạn cần ăn nhiều đạm hơn (27/6/2014)
Nọc độc nhện có thể trở thành cứu tinh của loài ong (12/6/2014)
Dứa (Thơm) là sự lựa chọn tốt nhất cho mùa hè nắng nóng (20/5/2014)
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:
Choáng với bí đao khổng lồ ở Bình Định (12/6/2012)
Xuất hiện đàn cò ốc quý hiếm tại Quảng Trị (12/6/2012)
Khoảnh khắc ấn tượng của động vật (12/6/2012)
Cận cảnh những 'chiếc lá bị ma ám' trong rừng VN (11/6/2012)
Quái vật nửa ếch - rắn - giun siêu ’dị’ ở VN (11/6/2012)
Lạ lùng 'rắn 4 chân' có thật ở Việt Nam (11/6/2012)
Bắt được cá voi nhám tại Huế (11/6/2012)
Cá voi tự sát, các nhà khoa học đau đầu (11/6/2012)
Phát hiện loài cây biệt tích hơn 100 năm tại Việt Nam (11/6/2012)
Khỉ chó cũng biết tự tránh thai (9/6/2012)
Nhện độc xuất hiện ở Châu Á (8/6/2012)
Nhện cực độc cắn chết người (8/6/2012)
Chết vì bị nhện độc bí ẩn cắn (6/6/2012)
7 kỷ lục môi trường của Việt Nam (5/6/2012)
Phân tích chất chống ung thư có trong cây thuốc phiện (1/6/2012)
  Xin chào,
  Mời bạn Đăng nhập hoặc Đăng ký thành viên
win 10 - phải
honda
Robocon 2015
Nhện độc xuất hiện ở Châu Á
“Thần dược” từ ARN can thiệp
Chuột chũi trụi lông “yếu sinh lí”
Nhện cực độc cắn chết người
Nên nghe nhạc gì khi đang phẫu thuật?
| Phát hiện tế bào máu trong ​​hóa thạch khủng long 75 triệu năm
Phat minh thien tai
Chiếc máy bay đầu tiên
Xe điện của Nissan đạt vận tốc 300 km/giờ
Tương lai của chất dẻo sinh học sẽ ra sao?
10 nhà khoa học lỗi lạc nhất trong lịch sử
Iran đã sản xuất 4 loại thuốc nano cho bệnh nhân ung thư
Công nghệ tự chẩn bệnh nhờ ráy tai
9 cách xử lý côn trùng cắn từ những vật dụng sẵn có
Những phát minh nổi tiếng thế giới của người Việt
vu khi - khi tai
Yamaha 1
Sáng Tạo Việt