banner
TRANG CHỦ TIN TỨC CÔNG NGHỆ PHÁT MINH THẾ KỶ KHOA HỌC GÓC NHÌN 360° SÁNG CHẾ Ý TƯỞNG XANH NĂNG LƯỢNG BÍ ẨN VIDEO
TRANG CHỦ > Khoa Học > Sinh vật học - y học Bản in  |  Gửi thư  |  Kênh RSS
Chẩn đoán ung thư qua hơi thở
(phatminh.com) Tại Mỹ, người ta đã nghiên cứu thành công việc chẩn đoán ung thư phổi rất đơn giản qua hơi thở.

Những thử nghiệm lâm sàng khẳng định rằng việc chẩn đoán ung thư bằng hơi thở đạt được độ chính xác tới 83%, đồng thời còn phân biệt được các dạng và mức độ của bệnh này. Như vậy, việc phát hiện được loại bệnh ung thư nguy hiểm nhất trở nên hết sức đơn giản: chỉ cần thở vào một chiếc ống đặc biệt là đủ và đáng tin cậy không kém sự chính xác của phương pháp chẩn đoán ung thư phổi qua việc chụp cắt lớp với sự trợ giúp của máy vi tính và sinh thiết.

Ung thư phổi là một trong những nguyên nhân gây tử vong phổ biến nhất thế giới. Những phương pháp chẩn đoán bệnh này hiện hành luôn luôn cho những kết quả sai lầm, buộc các bác sĩ phải tiến hành nhiều xét nghiệm sinh thiết và chụp tia rơn-ghen không cần thiết. Trong khi đó, chẩn đoán bằng hơi thở dễ dàng gấp bội và tuyệt đối an toàn cho bệnh nhân.

Chỉ việc thở vào một chiếc ống sẽ có thể phát hiện được bệnh ung thư một cách chính xác.

Chỉ việc thở vào một chiếc ống sẽ có thể phát hiện được bệnh ung thư một cách chính xác.

Theo Cnews, bên trong ống thử có tới trên 120 loại thuốc thử, phản ứng với những “chất đánh dấu sinh học” (biomarker) của bệnh ung thư.

Phương pháp chẩn đoán mới dựa trên hiện tượng khối u sinh ra những hóa chất chuyển hóa đi vào máu và từ đó đi vào hơi thở ra của người bệnh. Bởi vậy, một con chó được huấn luyện, với khả năng phi thường của khứu giác có khả năng “biết” được người nào mắc ung thư nhưng tất nhiên không thể diễn đạt chính xác để các bác sĩ có thể tin cậy và càng không thể đưa chúng vào bệnh viện để làm việc này. Phương pháp sắc ký khí (gaz chromatography) phát hiện được các chất chuyển hóa của bệnh ung thư nhưng quá phức tạp, đòi hỏi những phòng thí nghiệm trang bị tốt.

Chẩn đoán qua hơi thở khắc phục được tất cả những trở ngại đó. Thiết bị nhỏ gọn (xách tay), đơn giản và độ tin cậy cao mà bệnh viện nào cũng có thể mua sắm.

Trong khi những ống thử chưa kịp đưa ra thị trường, thì các nhà khoa học lai sắp thành công trong việc chuẩn bị cho ra đời thế hệ mới, đạt được độ nhạy cao hơn 1000 lần, và không những chẩn đoán được ung thư phổi mà còn chẩn đoán cả ung thư đại tràng với độ chính xác 90%.

(Nguồn: VietNamNet )
Thảo luận cho chủ đề này:
Hiện chưa có thảo luận cho chủ đề này!
Gửi thảo luận mới:
 Họ và tên
 Email
Mã kiểm tra 
TIN CẬP NHẬT MỚI NHẤT:
Trẻ uống quá liều siro ho có thể bị ốm nặng, lú lẫn (24/12/2015)
Vỡ tử cung vì thuốc tránh thai (22/12/2015)
| Phát hiện tế bào máu trong ​​hóa thạch khủng long 75 triệu năm (12/6/2015)
Ngửi mùi trứng thối để chống đau tim, đột quỵ? (21/7/2014)
Con người thường chọn bạn có gene tương đồng (21/7/2014)
Cách uống nước đá đem nhiều lợi ích cho cơ thể (17/7/2014)
8 thực phẩm dần phá hoại não (15/7/2014)
Tín hiệu bạn cần ăn nhiều đạm hơn (27/6/2014)
Nọc độc nhện có thể trở thành cứu tinh của loài ong (12/6/2014)
Dứa (Thơm) là sự lựa chọn tốt nhất cho mùa hè nắng nóng (20/5/2014)
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:
Phát hiện lạc đà tuyệt chủng có mõm giống cá sấu (2/3/2012)
Rước bệnh vì ăn súp vi cá (1/3/2012)
Phát hiện virus cúm gây nguy hiểm mới (29/2/2012)
Phát hiện vi khuẩn ở miệng có thể gây bệnh nghiêm trọng (28/2/2012)
Những nhân tố gây ra hiện tượng nho chín sớm (28/2/2012)
Đo '”hoóc-môn tình yêu” (27/2/2012)
Giải mã bộ gene loài đậu thông dụng nhất Trung Mỹ (25/2/2012)
Vắc-xin giúp giảm cơn nghiện heroin (25/2/2012)
Trái cây họ cam, quýt ngừa đột quỵ ở phụ nữ (25/2/2012)
Nhân nuôi thành công 3 loài bướm quý hiếm tại VQG Cát Bà (25/2/2012)
Phát hiện thằn lằn sặc sỡ kỳ lạ tại Peru (25/2/2012)
Hồi sinh cây đóng băng 30.000 năm (23/2/2012)
Tắm nước lạnh sau khi vận động có thể gây hại nhiều hơn (23/2/2012)
Tại sao da hổ có sọc? (22/2/2012)
Chuyển hóa dầu ăn thải thành nhiên liệu sinh học (22/2/2012)
  Xin chào,
  Mời bạn Đăng nhập hoặc Đăng ký thành viên
win 10 - phải
honda
Robocon 2015
Nhện độc xuất hiện ở Châu Á
“Thần dược” từ ARN can thiệp
Chuột chũi trụi lông “yếu sinh lí”
Nhện cực độc cắn chết người
Nên nghe nhạc gì khi đang phẫu thuật?
| Phát hiện tế bào máu trong ​​hóa thạch khủng long 75 triệu năm
Phat minh thien tai
Chiếc máy bay đầu tiên
Xe điện của Nissan đạt vận tốc 300 km/giờ
Tương lai của chất dẻo sinh học sẽ ra sao?
10 nhà khoa học lỗi lạc nhất trong lịch sử
Iran đã sản xuất 4 loại thuốc nano cho bệnh nhân ung thư
Công nghệ tự chẩn bệnh nhờ ráy tai
9 cách xử lý côn trùng cắn từ những vật dụng sẵn có
Những phát minh nổi tiếng thế giới của người Việt
vu khi - khi tai
Yamaha 1
Sáng Tạo Việt