banner
TRANG CHỦ TIN TỨC CÔNG NGHỆ PHÁT MINH THẾ KỶ KHOA HỌC GÓC NHÌN 360° SÁNG CHẾ Ý TƯỞNG XANH NĂNG LƯỢNG BÍ ẨN VIDEO
TRANG CHỦ > Khoa Học > Phát minh khoa học Bản in  |  Gửi thư  |  Kênh RSS
Biến xăng từ 1 thành 2: Sáng chế mới hay ảo tưởng?
Kỹ sư hóa về hưu Lê Ngọc Khánh, tác giả chất phụ gia nói trên tuyên bố: Ai quan tâm, có thể dùng thử!

Theo ông Khánh cùng một thể tích, trên đoạn đường, loại xe sử dụng giống nhau, xăng A92 thông thường chạy được 25km/lít, xăng A92 cộng phụ gia tự pha của ông chạy được lên đến 52.5km/lít, xăng sinh học E5 chạy được 30km/lít, thì xăng E5 pha thêm phụ gia sẽ chạy được 46km/lít.

Phụ gia “thần kỳ”

Kỹ sư Khánh giải thích, các loại xăng hiện nay khi sử dụng cho động cơ đốt trong của xe máy chỉ có 25% nhiệt năng được chuyển thành công năng – làm cho xe chạy. 75% còn lại do xăng không cháy hết, hoặc chậm, cháy ngoài khu vực có thể sinh ra công năng.


KS Khánh giới thiệu phụ gia tăng hiệu quả sử dụng xăng cho xe. Ảnh: Võ Ánh

Chỉ số octan (xăng A92, chỉ số octan là 92, xăng A95 chỉ số octan là 95) càng cao thì khả năng chống kích nổ của xăng càng tốt, tuy nhiên sự chuyển hóa nhiệt năng thành động năng càng khó hơn. Xăng cháy chậm, còn do các phân tử xăng còn lớn làm cho xăng khó cháy.

Vì thế, ông nghiên cứu chế tạo ra phụ gia gây đứt các liên kết của xăng ra thành các phân tử nhỏ hơn ngay tại buồng đốt, làm tăng khả năng cháy để đẩy pit-tông, tăng hiệu suất chuyển đổi nhiệt năng thành cơ năng. Phụ gia này pha theo tỷ lệ nhỏ hơn 1% trong xăng, nhưng việc bẻ gãy các phân tử xăng chỉ xảy ra ở buồng nén trước khi đốt. Loại phụ gia này không làm tăng chỉ số octan trong xăng. Theo KS Khánh, phụ gia do ông chế tạo có gốc hữu cơ và giá rẻ hơn xăng.

Hoài nghi...

Về mặt khoa học, để làm nhỏ các phân tử trong xăng như của kỹ sư Khánh là không có cơ sở”. TS Huỳnh Quyền, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu công nghệ lọc hóa dầu, Trường ĐH Bách khoa TP.HCM phân tích: Để làm đứt gãy, nhỏ hơn các phân tử xăng (bẻ gãy các mạch hydrocacbon) thường phải qua công đoạn “cracking” bằng năng lượng lớn với phương pháp nhiệt, hoặc xúc tác đòi hỏi phải có nhà máy quy mô đầu tư lớn. Nếu pha phụ gia vào mà không có biểu hiện xảy ra phản ứng hóa học nào, làm sao có thể bẻ gãy các phân tử xăng được?

Tuy nhiên, TS Quyền cũng cho rằng, có thể phụ gia này làm tăng khả năng phân tán đều của các phân tử xăng giúp tăng công suất cho động cơ. Còn muốn lợi xăng hay không phải thay đổi động cơ, chỉnh lại bình xăng con (lưu lượng xuống của nhiên liệu, gió), chứ không thể có chuyện tăng hiệu suất của động cơ 100% như tuyên bố của kỹ sư Khánh được.

Việc tuyên bố tăng gấp đôi khả năng hiệu dụng của xăng là không thể, PGS-TS Phạm Xuân Mai, khoa kỹ thuật giao thông, Trường ĐH Bách khoa TP.HCM nhận định. Đúng là chỉ có từ 25 – 30% lượng xăng đốt trong động cơ được chuyển thành cơ năng, phần còn lại bị biến thành nhiệt làm nóng động cơ, chuyển thành khói thải. Có thể có loại phụ gia khi pha thêm vào xăng sẽ làm tăng khả năng chuyển đổi nhiệt năng thành cơ năng, nhưng chỉ tăng thêm vài phần trăm (%) là cùng.

Hai nhà khoa học trên đều cho rằng, nếu có một phụ gia ưu việt như thế, tác giả của nó nên đưa đến các trung tâm, phòng thí nghiệm để phân tích, kiểm nghiệm. Và khi có kết quả xác thực như tác giả tuyên bố thì nên khuyến khích áp dụng vào cuộc sống. Xã hội sẽ được lợi rất nhiều...

Tuy nhiên, KS Khánh nói, ông e ngại khi đưa phân tích, kiểm nghiệm, hay đăng ký sở hữu tri tuệ, công thức của chất phụ gia sẽ bị ... lộ! Tuy nhiên, khi bán được công nghệ pha chế chất phụ gia, thì chủ sở hữu có toàn quyền quyết định vấn đề trên.

KS Khánh cho biết, trong thời gian này, những ai quan tâm có thể liên hệ với ông để xem ông pha chế, hoặc dùng thử loại xăng có pha chất phụ gia “thần kỳ”.


(Nguồn: Theo Đất Việt )
Thảo luận cho chủ đề này:
Hiện chưa có thảo luận cho chủ đề này!
Gửi thảo luận mới:
 Họ và tên
 Email
Mã kiểm tra 
TIN CẬP NHẬT MỚI NHẤT:
Xe bay TF-X được cấp phép thử nghiệm trên không phận Mỹ (30/12/2015)
Siêu lửa mặt trời thiêu rụi trái đất trong chớp mắt? (19/12/2015)
Những phát hiện khoa học nổi bật năm 2015 (16/12/2015)
Đã có thể nhận diện gương mặt bằng ADN, tội phạm chạy đâu cho thoát? (16/12/2015)
Điểm danh các phát minh “sống trọn” hàng thế kỷ (16/12/2015)
Những phát minh tình cờ đến khó tin nhưng vĩ đại (15/12/2015)
Đèn thông minh chạy bằng năng lượng “nước muối”, kiêm cả sạc dự phòng (27/8/2015)
Phát minh vật liệu giấy mới, khả năng thay thế được kim loại (27/8/2015)
Phát minh mới: Sạc điện thoại bằng...nến (25/7/2015)
Sắp có đại chiến robot giữa Mỹ và Nhật (23/7/2015)
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:
Camera giúp người mù phục hồi khả năng nhìn (14/4/2011)
Trị bá bệnh bằng ”khinh khí cầu vi khuẩn” (14/4/2011)
Nga phát minh ra vaccine chống phóng xạ (14/4/2011)
Nga phát minh ra loại vắcxin giúp chống phóng xạ (14/4/2011)
Tạo ra điện năng mới từ lá cây (14/4/2011)
Sản xuất điện trực tiếp từ nước (14/4/2011)
Thấu kính đa diện cho kính hiển vi 3D (14/4/2011)
Máy giúp trẻ dị tật luyện nói (14/4/2011)
Camera phát hiện ung thư, mối mọt (14/4/2011)
  Xin chào,
  Mời bạn Đăng nhập hoặc Đăng ký thành viên
win 10 - phải
honda
Robocon 2015
Phát minh mới: Sạc điện thoại bằng...nến
Đèn thông minh chạy bằng năng lượng “nước muối”, kiêm cả sạc dự phòng
Sắp có đại chiến robot giữa Mỹ và Nhật
Những phát minh ngớ ngẩn nhưng hái ra tiền
Kem đặc biệt giúp chống cúm
Siêu máy tính Watson đảm nhiệm vai trò đầu bếp
Phat minh thien tai
Chiếc máy bay đầu tiên
Xe điện của Nissan đạt vận tốc 300 km/giờ
Tương lai của chất dẻo sinh học sẽ ra sao?
10 nhà khoa học lỗi lạc nhất trong lịch sử
Iran đã sản xuất 4 loại thuốc nano cho bệnh nhân ung thư
Công nghệ tự chẩn bệnh nhờ ráy tai
9 cách xử lý côn trùng cắn từ những vật dụng sẵn có
Những phát minh nổi tiếng thế giới của người Việt
vu khi - khi tai
Yamaha 1
Sáng Tạo Việt