banner
TRANG CHỦ TIN TỨC CÔNG NGHỆ PHÁT MINH THẾ KỶ KHOA HỌC GÓC NHÌN 360° SÁNG CHẾ Ý TƯỞNG XANH NĂNG LƯỢNG BÍ ẨN VIDEO
TRANG CHỦ > Khoa Học > Công trình khoa học Bản in  |  Gửi thư  |  Kênh RSS
Khánh thành trung tâm nghiên cứu đất hiếm tại Hà Nội
(www.phatminh.com) Đất hiếm là tài nguyên chiến lược, không thể tái sinh. Rất nhiều công nghệ hiện đại không thể thực hiện nếu không có đất hiếm.

Trung tâm nghiên cứu và chuyển giao công nghệ đất hiếm ra đời với sự chuyển giao công nghệ của Nhật Bản đã đặt nền móng cho ngành có thế mạnh này của Việt Nam.

Sáng ngày 16/6 tại xã Đồng Tháp, huyện Đan Phượng, Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã khánh thành Trung tâm nghiên cứu và chuyển giao công nghệ đất hiếm. Đây là kết quả hợp tác giữa Nhật Bản và Việt Nam.

Đòi hỏi hợp tác công nghệ

Đất hiếm là một tài nguyên quý của nước ta và trữ lượng ước tính đứng thứ ba trên thế giới. Nhu cầu đất hiếm trên thế giới hiện rất căng thẳng để đáp ứng nhu cầu phát triển công nghệ cao.

Trung Quốc là nước cung cấp tới 90% nhu cầu thế giới, song họ tuyên bố giảm sản lượng xuất khẩu với lý do phải hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường trong nước khiến các nước công nghiệp gặp rất nhiều khó khăn.

Trung tâm nghiên cứu đất hiếm vừa được khánh thành tại xã Đồng Tháp, Đan Phương, Hà Nội.
Trung tâm nghiên cứu đất hiếm vừa được khánh thành 
tại xã Đồng Tháp, Đan Phương, Hà Nội. (Ảnh: Nguyễn An)

Theo PGS, TS Nguyễn Khắc Vinh, Tổng Hội Địa chất Việt Nam (Hà Nội 5/11/2010), Việt Nam đã có những nghiên cứu về đất hiếm cách đây 50 năm… Khó khăn lớn nhất trong khai thác đất hiếm chính là chúng có hàm lượng rất thấp, tính chất hóa học rất giống nhau nên khó tách được từng nguyên tố dưới dạng tinh khiết và đi kèm với các nguyên tố rất độc, đặc biệt là nguyên tố phóng xạ.

Việc khai thác đất hiếm đòi hỏi có quy trình công nghệ cao, nhất là ở quy mô lớn. Do vậy việc hợp tác quốc tế để được chuyển giao công nghệ và thiết bị là một yêu cầu bức thiết.

Trong kế hoạch hợp tác chiến lược giữa Việt Nam và Nhật Bản, hai chính phủ đã nhất trí lựa chọn hai phương hướng lớn để hợp tác là chuyển giao công nghệ và thiết bị nhà máy điện hạt nhân và công nghiệp đất hiếm.

Mốc son của sự hợp tác Việt - Nhật

Trên cơ sở bản thỏa thuận giữa Chính phủ Nhật Bản và Chính phủ Việt Nam về hợp tác phát triển công nghiệp đất hiếm tại Việt Nam do thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và thủ tướng Yoshihiko Noda ký ngày 31/10/2011, các chuyên gia hai nước đã làm việc tích cực để thành lập Trung tâm nghiên cứu và chuyển giao công nghệ đất hiếm tại Việt Nam.

Nhiệm vụ của trung tâm là: Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ tiên tiến thân thiện với môi trường để chế biến sau quặng đất hiếm nhằm thu được sản phẩm đạt độ sạch cao; Chế tạo kim loại và hợp kim đất hiếm; Quản lý chất thải trong quá trình chế biến đất hiếm; Phát triển công nghệ, vật liệu, sản phẩm có giá trị gia tăng cao từ đất hiếm Việt Nam; Đào tạo cán bộ nghiên cứu và cán bộ kỹ thuật cho công nghệ đất hiếm.

“Sự ra đời của Trung tâm là mốc son đánh dấu sự hợp tác khoa học và công nghệ giữa Việt Nam và Nhật Bản, là một hoạt động cụ thể hóa mối quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước”- Thứ trưởng Bộ KH&CN Trần Việt Thanh đánh giá.

Chúng ta hy vọng Việt Nam sẽ nghiên cứu và khai thác chế biến đất hiếm đứng trong TOP thế giới.


(Nguồn: Theo Vietnamnet )
Thảo luận cho chủ đề này:
Hiện chưa có thảo luận cho chủ đề này!
Gửi thảo luận mới:
 Họ và tên
 Email
Mã kiểm tra 
TIN CẬP NHẬT MỚI NHẤT:
Câu chuyện về CRISPR: Từ vi khuẩn đến phát kiến vĩ đại của thế kỷ 21 (11/1/2016)
Mỹ công bố lập khu bảo tồn biển lớn nhất thế giới (27/6/2014)
Khách sạn được xây dựng hoàn toàn từ muối (2/6/2014)
Kjørbo - tòa nhà thân thiện với môi trường nhất thế giới tại Na Uy (26/5/2014)
Top 10 thiên đường biển đẹp mê hồn trên thế giới (20/5/2014)
Thư viện quốc gia Chile - Thư viện lớn nhất Mỹ La tinh (19/5/2014)
Al Fayah - Công viên được xây dựng bên dưới lòng sa mạc (26/4/2014)
Trung Quốc xây kính viễn vọng lớn nhất thế giới (25/4/2014)
10 công trình nổi tuyệt đẹp trên thế giới (23/4/2014)
4 ứng dụng giúp tiết kiệm chi phí đổ nhiên liệu (11/4/2014)
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:
Australia tạo công viên hải dương lớn nhất hành tinh (15/6/2012)
VN-Venezuela sản xuất loại bóng đèn tiết kiệm điện (9/6/2012)
Khách sạn nổi quang năng (9/6/2012)
Chuẩn bị mở bảo tàng Titanic (8/6/2012)
Khởi công nhà máy tàu quân sự tại Cam Ranh  (2/6/2012)
“Green Buiding”: Công trình xanh ứng phó biến đổi khí hậu (21/5/2012)
Khánh thành nhà máy điện gió lớn nhất Đông Nam Á  (20/4/2012)
Trạm xử lý rác thải đầu tiên cho đồng bào thiểu số (18/4/2012)
Độc đáo nhà máy điện hình ly rượu (16/4/2012)
Chuẩn bị mở bảo tàng Titanic (14/4/2012)
Nga sẽ chi 1 tỷ USD xây dựng sân bay vũ trụ mới (13/4/2012)
Nhà máy điện Mặt Trời lớn nhất đi vào hoạt động (12/4/2012)
Lập Trung tâm truyền thông về điện hạt nhân (9/4/2012)
Nhà máy năng lượng mặt trời hoạt động ban đêm (28/3/2012)
Chế phẩm sinh học biến rơm rạ thành phân hữu cơ (26/3/2012)
  Xin chào,
  Mời bạn Đăng nhập hoặc Đăng ký thành viên
win 10 - phải
honda
Robocon 2015
Kjørbo - tòa nhà thân thiện với môi trường nhất thế giới tại Na Uy
Sản xuất rượu vodka từ... sữa bò
Top 10 thiên đường biển đẹp mê hồn trên thế giới
Khách sạn được xây dựng hoàn toàn từ muối
Trung Quốc xây kính viễn vọng lớn nhất thế giới
Al Fayah - Công viên được xây dựng bên dưới lòng sa mạc
Phat minh thien tai
Chiếc máy bay đầu tiên
Xe điện của Nissan đạt vận tốc 300 km/giờ
Tương lai của chất dẻo sinh học sẽ ra sao?
10 nhà khoa học lỗi lạc nhất trong lịch sử
Iran đã sản xuất 4 loại thuốc nano cho bệnh nhân ung thư
Công nghệ tự chẩn bệnh nhờ ráy tai
9 cách xử lý côn trùng cắn từ những vật dụng sẵn có
Những phát minh nổi tiếng thế giới của người Việt
vu khi - khi tai
Yamaha 1
Sáng Tạo Việt