banner
TRANG CHỦ TIN TỨC CÔNG NGHỆ PHÁT MINH THẾ KỶ KHOA HỌC GÓC NHÌN 360° SÁNG CHẾ Ý TƯỞNG XANH NĂNG LƯỢNG BÍ ẨN VIDEO
TRANG CHỦ > Góc nhìn 360° > Thiên nhiên Bản in  |  Gửi thư  |  Kênh RSS
'Mưa chim' tại Mỹ là do ánh đèn điện
(phatminh.com) Ánh sáng nhân tạo từ thành phố có thể là một trong những nguyên nhân khiến hàng nghìn con chim lao xuống đất tại Mỹ trong quá trình di cư.
Những con le hôi cổ đen

Vài nghìn con le hôi cổ đen, một loài chim sống dưới nước có hình dạng giống vịt, lao xuống các thành phố thuộc bang Utah của Mỹ trong mấy ngày qua. Ít nhất 1.500 con đã chết và hơn 3.000 con được cứu sống.

Một số chuyên gia và quan chức phụ trách bảo vệ động vật hoang dã của bang Utah nhận định chim lao xuống khu vực có tuyết vì nhầm tưởng đó là ao, hồ hoặc sông. Trong quá trình di cư chim thường đáp xuống các nguồn nước để nghỉ ngơi. Vào buổi tối, những khoảng trống bị bao phủ bởi tuyết trở nên sáng hơn, khiến chúng trở nên giống hệt hồ nước khi chim quan sát từ trên không.

Kevin McGowan, nhà nghiên cứu chim thuộc Trung tâm Điểu học Cornell ở bang New York, Mỹ, nói rằng chim di cư dựa vào ánh sáng của các ngôi sao để định hướng trong quá trình bay. Nhưng khi bay qua các thành phố vào buổi tối trong điều kiện trời có nhiều mây, ánh sáng từ các bóng điện khiến chúng lúng túng.

"Trước khi ánh sáng từ bóng điện xuất hiện, bầu trời luôn tối hơn so với mặt đất", McGowan nói.

Khi các bóng điện được bật lên, ánh sáng nhân tạo hắt lên các đám mây khiến độ sáng bầu trời tăng lên tương đương mặt đất. Vì thế chúng lao xuống dưới mặt đất song lại nghĩ là chúng đang bay lên.

"Khi ánh sáng tràn ngập xung quanh, lũ chim không thể xác định được hướng lên và xuống", McGowan giải thích.

Trung tâm Sức khỏe Động vật hoang dã Quốc gia của Mỹ thống kê được vài trăm vụ chim rơi tập thể trong 10 năm qua, trong đó số chim chết trong 175 vụ lớn hơn 1.000. Chim rơi vì nhiều lý do - bao gồm bệnh tật, thời tiết, ngộ độc, hoảng sợ và đói.

Bà Teresa Griffin, giám đốc chương trình bảo vệ sinh vật hoang dã của bang Utah, nói rằng sự việc tại bang Utah khá bất thường vì chim rơi trên một phạm vi quá rộng. Chẳng hạn, người dân thấy xác chim ở khắp nơi trong thành phố Cedar và những nơi khác cách thành phố tới 50 km về phía nam.

"Tôi đã làm công việc bảo vệ thiên nhiên 15 năm và đây là vụ chim rơi nghiêm trọng nhất mà tôi từng chứng kiến", bà nói với báo Spectrum.

Những nhân viên bảo vệ động vật hoang dã kể rằng khi họ thả le hôi cổ đen xuống các hồ trong hạt Washington, bang Utah, chúng hoạt động rất tích cực. Nhiều con hứng chịu chấn thương - như cánh gãy - do rơi xuống. Lynn Chamberlain, người phát ngôn của cơ quan bảo vệ động vật hoang dã, xương của chim có thể tự quay về trạng thái ban đầu sau khi gãy và con người không thể giúp được chúng. Thả chúng xuống nước, nơi chúng có thể kiếm thức ăn, là cách tốt nhất để tăng cơ hội sống sót của những con bị thương.

"Chúng tôi đã tạo cho chúng cơ hội tốt nhất. Tôi tin rằng phần lớn chúng sẽ sống sót", Chamberlain nhận định.

(Nguồn: Vnexpress )
Thảo luận cho chủ đề này:
Hiện chưa có thảo luận cho chủ đề này!
Gửi thảo luận mới:
 Họ và tên
 Email
Mã kiểm tra 
TIN CẬP NHẬT MỚI NHẤT:
Choáng với giống chuối khổng lồ cực hiếm  (20/12/2015)
4 loại cây dễ trồng khiến muỗi “kinh sợ” (20/12/2015)
Cây 9550 tuổi cổ nhất thế giới có từ kỷ Băng Hà  (20/12/2015)
Những điều kỳ thú trong thế giới thực vật (20/12/2015)
Trứng gà nhỏ nhất thế giới (16/7/2015)
Sự giống nhau giữa trí tuệ của tinh tinh và người (16/7/2015)
Vì sao cá heo hay cưỡi trên lưng cá voi? (16/7/2015)
Bão Thần Sấm đổ bộ vào Vịnh Bắc Bộ (17/7/2014)
Tác hại của nguồn nước ô nhiễm (17/7/2014)
Những loài thực vật kỳ lạ nhất thế giới (12/6/2014)
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:
Bắc Băng Dương sôi sục vì khí nhà kính (17/12/2011)
Ngắm cầu vồng trắng cực hiếm ở Bắc Cực (16/12/2011)
Chim rơi hàng loạt tại Mỹ (16/12/2011)
Ngắm những hình ảnh mưa sao băng đẹp nhất 2011 (15/12/2011)
Động đất mạnh 7,1 richter rung chuyển Papua New Guinea (15/12/2011)
Đảo băng lớn nhất trồi lên vì biến đổi khí hậu (15/12/2011)
Khó tìm hậu duệ cho Rùa hồ Gươm (14/12/2011)
Hồ tự nhiên tại Trung Quốc liên tục biến mất (14/12/2011)
Khủng hoảng sinh thái đe dọa tiểu vùng Mekong (13/12/2011)
Rùa hồ Gươm có thể bị đói (13/12/2011)
Chim điên hợp tác với cá heo (12/12/2011)
Một phần tư đất trên thế giới đang thoái hóa (12/12/2011)
Cận cảnh động vật (10/12/2011)
Chim thiên di tại Mỹ (10/12/2011)
Những bức ảnh thiên nhiên đẹp nhất tháng 11/2011 (9/12/2011)
  Xin chào,
  Mời bạn Đăng nhập hoặc Đăng ký thành viên
win 10 - phải
honda
Robocon 2015
Trứng gà nhỏ nhất thế giới
1001 kiểu sinh sản kỳ lạ của động vật
Nắp ấm Thorel xuất hiện lại ở Việt Nam sau hơn 100 năm
Mực khổng lồ dài 4 mét
Sự giống nhau giữa trí tuệ của tinh tinh và người
Nhật tìm thấy nguồn đất hiếm khổng lồ dưới biển
Phat minh thien tai
Chiếc máy bay đầu tiên
Xe điện của Nissan đạt vận tốc 300 km/giờ
Tương lai của chất dẻo sinh học sẽ ra sao?
10 nhà khoa học lỗi lạc nhất trong lịch sử
Iran đã sản xuất 4 loại thuốc nano cho bệnh nhân ung thư
Công nghệ tự chẩn bệnh nhờ ráy tai
9 cách xử lý côn trùng cắn từ những vật dụng sẵn có
Những phát minh nổi tiếng thế giới của người Việt
vu khi - khi tai
Yamaha 1
Sáng Tạo Việt