banner
TRANG CHỦ TIN TỨC CÔNG NGHỆ PHÁT MINH THẾ KỶ KHOA HỌC GÓC NHÌN 360° SÁNG CHẾ Ý TƯỞNG XANH NĂNG LƯỢNG BÍ ẨN VIDEO
TRANG CHỦ > Góc nhìn 360° > Thiên nhiên Bản in  |  Gửi thư  |  Kênh RSS
Đau đầu vì ...đặt tên cho thằn lằn
(www.phatminh.com) Việt Nam vừa phát hiện hai loài thằn lằn ngón mới, nhưng chuyện đặt tên chúng ra sao, tại sao chúng đứt đuôi… đôi khi cũng làm các nhà khoa học khá đau đầu.

Các nhà khoa học Nga, Việt Nam và Đức vừa công bố hai loài thằn lằn ngón mới trên tạp chí Zootaxa số ra ngày 7/5. Hai loài này được đặt tên là thằn lằn ngón Bù Gia Mập (tên khoa học Cyrtodactylus bugiamapensis sp. nov.) và thằn lằn ngón Bi Đúp (tên khoa học Cyrtodactylus bidoupimontis sp. nov.).

Bốn năm theo đuổi

Bốn năm trước, trong một lần đi nghiên cứu, anh Phùng Mỹ Trung cùng các nhà khoa học ở Viện Sinh học nhiệt đới đã phát hiện một con thằn lằn ngón “không giống ai” ở khu vực suối Darkar (nằm trong Vườn quốc gia Bù Gia Mập, Bình Phước). Anh mang về đối chiếu với các con thằn lằn ngón trong cơ sở dữ liệu, thấy có sự khác biệt. Rất tiếc những con thằn lằn ngón được thu mẫu chỉ là những con cái và những con chưa trưởng thành. Vì vậy chưa đủ cơ sở để xác định một loài mới.

Anh Trung cho biết mỗi loài có tập tính riêng, có những loài chỉ xuất hiện vào một khoảnh khắc ngắn trong năm. Do đó, khi ta quay lại thì không tìm thấy nữa. Sau nhiều lần tìm kiếm, anh đã tìm được hai con đực trưởng thành.

Thằn lằn ngón Bi Đúp.

Trong khi đó, một nhóm các nhà khoa học Nga và Đức hoạt động nghiên cứu trong vùng rừng thuộc Vườn quốc gia Bù Gia Mập cũng tìm thấy những con thằn lằn tương tự. Nhà khoa học Nikolay Poyarkov tìm thấy thằn lằn ở ven suối Darkar, xã Bù Gia Mập. Nhà khoa học Nikolai Orlov tìm thấy một loài thằn lằn ngón khác ở làng K’long K’lanh (xã Da Chais, huyện Lạc Dương, Lâm Đồng, thuộc Vườn quốc gia Bi Đúp - Núi Bà). Nikolay Poyarkov tìm thấy thằn lằn cách K’long K’lanh khoảng 7 km…

Sau khi nhận được thông tin phát hiện thằn lằn lạ, họ mong muốn cùng chứng minh đây là loài mới. Họ đã tập hợp những mẫu vật thu được để kiểm tra, đo đếm phân tích ADN.

Anh Trung cho biết quá trình chứng minh một loài mới thường kéo dài nhiều năm, thậm chí hàng chục năm. Với sự hợp tác quốc tế và công sức tập thể, những cá thể thằn lằn đã được phân tích, đo đếm, so sánh “ngoại hình” với các loài thằn lằn hiện có tại các “bảo tàng sinh vật” trên thế giới… Kết quả cho thấy đây đúng là hai loài mới chưa từng gặp.

Đặt tên thằn lằn

Khi phát hiện một loài mới thì cần đặt tên cho nó. Anh Trung cho biết ngoài những nguyên tắc chung về danh pháp quốc tế thì người phát hiện loài mới có quyền đặt tên. Người ta có thể đặt theo tên vợ, con, bạn bè, đồng nghiệp... Đôi khi họ cũng có thể tự nghĩ một cái tên thật đẹp để tôn vinh kết quả khoa học này.

Thằn lằn ngón Bù Gia Mập.

Hai loài thằn lằn nói trên được nhiều người cùng phát hiện. Việc những nhà khoa học cùng một khu vực phát hiện ra loài giống nhau là việc bình thường. Thế nhưng đặt tên thế nào đây?

Trong khi một số nhà khoa học muốn đặt tên người thân, tên một vị thần, tên thành phố của mình thì các nhà nghiên cứu Việt Nam cố gắng đề xuất đặt tên theo vùng phân bố của loài mới. Bởi lẽ, cái tên còn mang tính khẳng định vùng phân bố thuộc chủ quyền quốc gia. “Đã có vài thảo luận, tranh cãi, đôi khi khá căng thẳng” - anh Trung cho biết.

Xét cho cùng, việc đặt tên một loài theo vùng phân bố vẫn là điều cần thiết và đáng được quan tâm hơn. Cuối cùng hai con thằn lằn ngón mới đã được đặt tên Cyrtodactylus bugiamapensis, Cyrtodactylus bidoupimontis.

Anh Trung bày tỏ: “Tôi mong muốn mỗi khi nhắc đến hai loài thằn lằn này, người ta sẽ nhớ Việt Nam là nơi phát hiện”.

Một vấn đề khác được đặt ra là nếu dùng tên Bù Gia Mập và Bi Đúp cho hai loài này rồi, sau này phát hiện thêm loài thằn lằn ngón khác tại đây sẽ đặt tên gì? Anh Trung cười, bảo rằng: “Điều đó rất hiếm khi xảy ra. Các loài đã qua hàng triệu năm sinh tồn, đấu tranh giành lãnh thổ, giành nguồn thức ăn. Điều này khiến “dòng họ” này đánh đuổi dòng họ kia, cuối cùng, chỉ có dòng họ nào mạnh mới có thể ở lại địa bàn đó. Dòng họ kia bị triệt tiêu hoặc phải di cư đến nơi khác kiếm ăn. Do đó, khó có thể tìm thấy một “dòng họ” Cyrtodactylus khác ở Bù Gia Mập hoặc ở Bi Đúp. Ở Cát Tiên cũng có loài Cyrtodactylus nhưng đặc tính khác và có tên là Cyrtodactylus cattienensis”.

“Điều hiếm gặp cũng có khi xảy ra. Các nhà khoa học đã phát hiện một vài nơi trên thế giới có hiện tượng nhiều loài trong một giống cùng sống chung “địa bàn”. Ví dụ, ở Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng (tỉnh Quảng Bình) có đến ba loài thằn lằn ngón. Khi đó, người ta có thể đặt tên loài mới theo tên ngọn núi, dòng suối mà loài mới sinh sống, cũng không lo thiếu tên để mà đặt!”, anh Trung chia sẻ.

Vì sao thằn lằn đứt đuôi?

Xưa nay đã có nhiều lý giải về hiện tượng thằn lằn đứt đuôi. Một trong các lý giải cơ bản là thằn lằn bị kẻ thù truy đuổi chộp trúng đuôi thì đuôi đứt ra để thằn lằn chạy thoát. Hoặc là khi bị truy đuổi, tuy chưa bị chộp trúng đuôi nhưng thằn lằn tự đứt đuôi ra để kẻ thù chộp lấy cái đuôi đang giãy đành đạch. Nhờ khoảnh khắc “mất tập trung” của kẻ thù mà thằn lằn có cơ hội thoát thân.

Tuy nhiên, anh Trung cho biết khi nguồn thức ăn cạn kiệt, loài thằn lằn có thể hy sinh một phần đuôi của mình để bớt “khẩu phần ăn” (bớt phải cung cấp năng lượng nuôi sống cái phần đuôi ấy), giúp chúng tồn tại qua thời điểm khó khăn. Sau đó thằn lằn có thể tự mọc lại đuôi mới.

Đây chỉ là phát hiện sơ khởi, cần phải qua nhiều nghiên cứu khác để chứng minh. Anh Trung cho biết các nghiên cứu về sinh tồn trong tự nhiên có thể phục vụ con người. Anh đùa: “Đương nhiên là chúng ta không nên vì đói mà tự rụng lỗ tai, trông cái mặt buồn cười lắm. Tuy nhiên, việc con thằn lằn tự đứt đuôi, mọc đuôi mới khiến ta nghĩ đến những câu hỏi trong tương lai gần. Liệu con người có thể tự “ra lệnh” tái tạo một bộ phận mới, hoặc “ra lệnh” cho cơ thể cắt hẳn một bộ phận nào đó mà ta không cần thiết, một bộ phận đang gây hại, như một khối u trong người chẳng hạn, thì sẽ tốt biết mấy”.

(Nguồn: datviet )
Thảo luận cho chủ đề này:
Hiện chưa có thảo luận cho chủ đề này!
Gửi thảo luận mới:
 Họ và tên
 Email
Mã kiểm tra 
TIN CẬP NHẬT MỚI NHẤT:
Choáng với giống chuối khổng lồ cực hiếm  (20/12/2015)
4 loại cây dễ trồng khiến muỗi “kinh sợ” (20/12/2015)
Cây 9550 tuổi cổ nhất thế giới có từ kỷ Băng Hà  (20/12/2015)
Những điều kỳ thú trong thế giới thực vật (20/12/2015)
Trứng gà nhỏ nhất thế giới (16/7/2015)
Sự giống nhau giữa trí tuệ của tinh tinh và người (16/7/2015)
Vì sao cá heo hay cưỡi trên lưng cá voi? (16/7/2015)
Bão Thần Sấm đổ bộ vào Vịnh Bắc Bộ (17/7/2014)
Tác hại của nguồn nước ô nhiễm (17/7/2014)
Những loài thực vật kỳ lạ nhất thế giới (12/6/2014)
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:
Ngắm nhìn những ”quái vật” xinh đẹp của biển (26/5/2012)
Thảm thương nhìn sư tử bị “thắt cổ” đến chết (25/5/2012)
Cặp chim cánh cụt đồng tính đã có trứng để ấp (24/5/2012)
Vượn Việt Nam bên bờ tuyệt chủng (23/5/2012)
Bướm chúa rừng hiếm thấy xuất hiện hàng ngàn con ở Sapa (23/5/2012)
Những con vật kỳ lạ nhất ở Nam Cực  (22/5/2012)
Phục sinh cây thủy tùng (21/5/2012)
Cá chết hàng loạt trên thượng nguồn sông Gianh (18/5/2012)
Nhiều loài cá quý hiếm đang bị đe dọa (17/5/2012)
Gấu trúc Trung Quốc có gốc gác từ châu Âu (17/5/2012)
Ứng dụng nuôi cấy mô để bảo tồn loài lan Kim Điệp (16/5/2012)
Bảo tồn loài ếch có nọc độc nhất thế giới (15/5/2012)
Những điều chưa biết về loài cá khổng lồ dài 8m (15/5/2012)
Lộ hình ảnh loài khỉ quý hiếm (12/5/2012)
Hệ sinh thái các nước Đông Nam Á nhìn từ vệ tinh (12/5/2012)
  Xin chào,
  Mời bạn Đăng nhập hoặc Đăng ký thành viên
win 10 - phải
honda
Robocon 2015
Trứng gà nhỏ nhất thế giới
1001 kiểu sinh sản kỳ lạ của động vật
Nắp ấm Thorel xuất hiện lại ở Việt Nam sau hơn 100 năm
Mực khổng lồ dài 4 mét
Sự giống nhau giữa trí tuệ của tinh tinh và người
Nhật tìm thấy nguồn đất hiếm khổng lồ dưới biển
Phat minh thien tai
Chiếc máy bay đầu tiên
Xe điện của Nissan đạt vận tốc 300 km/giờ
Tương lai của chất dẻo sinh học sẽ ra sao?
10 nhà khoa học lỗi lạc nhất trong lịch sử
Iran đã sản xuất 4 loại thuốc nano cho bệnh nhân ung thư
Công nghệ tự chẩn bệnh nhờ ráy tai
9 cách xử lý côn trùng cắn từ những vật dụng sẵn có
Những phát minh nổi tiếng thế giới của người Việt
vu khi - khi tai
Yamaha 1
Sáng Tạo Việt