banner
TRANG CHỦ TIN TỨC CÔNG NGHỆ PHÁT MINH THẾ KỶ KHOA HỌC GÓC NHÌN 360° SÁNG CHẾ Ý TƯỞNG XANH NĂNG LƯỢNG BÍ ẨN VIDEO
TRANG CHỦ > Góc nhìn 360° > Thiên nhiên Bản in  |  Gửi thư  |  Kênh RSS
Biển Chết từng 'chết' một lần
(VN Express) Một nghiên cứu mới đây cho thấy Biển Chết từng biến mất hoàn toàn cách đây khoảng 120.000 năm do nhiệt độ tại Trung Đông tăng vọt.
Biển Chết từng biến mất cách đây khoảng 120.000 năm. Ảnh: travelpod.com.

Biển Chết là hồ có nồng độ muối cao nhất và là cũng là khu vực thấp nhất trên bề mặt trái đất. Nằm giữa Jordan, Israel và Palestine, Biển Chết là nơi nghỉ mát lý tưởng đối với du khách bởi dù không biết bơi họ cũng không bao giờ bị chìm do độ mặn rất cao.

Giáo sư Moti Stein, một nhà địa lý của Đại học Jerusalem tại Israel, cùng một số nhà khoa học quốc tế khoan nhiều lỗ vào lớp trầm tích dưới đáy Biển Chết để tìm hiểu các sự kiện lớn từng xảy ra với hồ trong hàng triệu năm qua. Họ nhận thấy nước trong Biển Chết từng cạn kiệt cách đây chừng 120.000 năm do nhiệt độ ở khu vực Trung Đông tăng vọt dẫn đến tình trạng hạn hán, Telegraph cho biết.

Nhóm nghiên cứu dự báo Biển Chết có thể biến mất một lần nữa nếu Trung Đông trải qua một đợt hạn hán dài. Sông Jordan – sông cung cấp nước ngọt cho Biển Chết - ngày càng thu hẹp do người dân lấy nước để tưới đồng ruộng. Vì thế lượng nước ngọt chảy vào Biển Chết cũng giảm dần. Nhóm nghiên cứu cho rằng ngày nay mực nước của Biển Chết giảm tới một mét mỗi năm. Các nghiên cứu khác cho thấy mực nước trong Biển Chết đã giảm tới 25 m trong vòng 40 năm qua.

“Tôi có thể nói rằng sự kết hợp giữa biến đổi khí hậu và những thay đổi do con người gây nên xung quanh Biển Chết có thể dẫn tới thảm họa. Sau khi Biển Chết cạn hoàn toàn cách đây 120.000 năm, nó hồi sinh do nước ngọt tiếp tục chảy vào hồ. Giờ đây con người đã chặn nguồn cung cấp nước ngọt của Biển Chết nên nước sẽ không thể quay trở lại”, Stein nói.

Vị giáo sư nhận định cách duy nhất để bảo vệ Biển Chết là ngừng chặn dòng nước ngọt của nó. Nhưng ông cũng cảnh báo việc đó có thể gây tác động xấu tới nguồn cung cấp nước ngọt của nhiều quốc gia trong khu vực.

(Nguồn: )
Thảo luận cho chủ đề này:
Hiện chưa có thảo luận cho chủ đề này!
Gửi thảo luận mới:
 Họ và tên
 Email
Mã kiểm tra 
TIN CẬP NHẬT MỚI NHẤT:
Choáng với giống chuối khổng lồ cực hiếm  (20/12/2015)
4 loại cây dễ trồng khiến muỗi “kinh sợ” (20/12/2015)
Cây 9550 tuổi cổ nhất thế giới có từ kỷ Băng Hà  (20/12/2015)
Những điều kỳ thú trong thế giới thực vật (20/12/2015)
Trứng gà nhỏ nhất thế giới (16/7/2015)
Sự giống nhau giữa trí tuệ của tinh tinh và người (16/7/2015)
Vì sao cá heo hay cưỡi trên lưng cá voi? (16/7/2015)
Bão Thần Sấm đổ bộ vào Vịnh Bắc Bộ (17/7/2014)
Tác hại của nguồn nước ô nhiễm (17/7/2014)
Những loài thực vật kỳ lạ nhất thế giới (12/6/2014)
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:
Băng ở Bắc Băng Dương ’sắp biến mất’ (7/12/2011)
Báo Ba Tư tái xuất hiện trên cao nguyên Afghanistan (6/12/2011)
Hàng trăm ngôi nhà sập vì động đất ở Trung Quốc (5/12/2011)
Những bức ảnh thiên nhiên đẹp nhất tháng 11/2011 (5/12/2011)
Mặt trời - Nguồn năng lượng của tương lai (Phần 1) (3/12/2011)
Mặt Trăng đang nhỏ lại (3/12/2011)
Khám phá 7 hang động biển kì vĩ nhất thế giới (2/12/2011)
Kết luận về tiếng nổ lớn trong lòng đất ở Quảng Nam (2/12/2011)
10 loài rắn kỳ lạ nhất thế giới  (1/9/2011)
Phát hiện sông ngầm bên dưới ”lá phổi trái đất” (27/8/2011)
Đầm lầy cây ăn thịt phong phú nhất thế giới (27/8/2011)
Những bức ảnh thiên nhiên đẹp nhất tháng 7/2011 (25/8/2011)
Chim điên hợp tác với cá heo (15/8/2011)
Dùng ong diệt sâu bướm (9/8/2011)
Cá voi nhám nặng 2 tấn vướng lưới ngư dân (5/8/2011)
  Xin chào,
  Mời bạn Đăng nhập hoặc Đăng ký thành viên
win 10 - phải
honda
Robocon 2015
Trứng gà nhỏ nhất thế giới
1001 kiểu sinh sản kỳ lạ của động vật
Nắp ấm Thorel xuất hiện lại ở Việt Nam sau hơn 100 năm
Mực khổng lồ dài 4 mét
Sự giống nhau giữa trí tuệ của tinh tinh và người
Nhật tìm thấy nguồn đất hiếm khổng lồ dưới biển
Phat minh thien tai
Chiếc máy bay đầu tiên
Xe điện của Nissan đạt vận tốc 300 km/giờ
Tương lai của chất dẻo sinh học sẽ ra sao?
10 nhà khoa học lỗi lạc nhất trong lịch sử
Iran đã sản xuất 4 loại thuốc nano cho bệnh nhân ung thư
Công nghệ tự chẩn bệnh nhờ ráy tai
9 cách xử lý côn trùng cắn từ những vật dụng sẵn có
Những phát minh nổi tiếng thế giới của người Việt
vu khi - khi tai
Yamaha 1
Sáng Tạo Việt