Từ hiệu quả hành trình lần thứ nhất đem lại, năm 2013 này, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam tiến hành Hành trình quảng bá đặc sản và ẩm thực Việt Nam lần 2 – 2013. Trong số danh sách các món ăn đề cử đến Tổ chức Kỷ lục Châu Á đã có 10 món ăn đặc sản Việt Nam đã tiếp tục được công nhận đạt giá trị ẩm thực châu Á. Những món ăn, đặc sản này sẽ được Tổ chức Kỷ lục châu Á tiến hành quảng bá trên các phương tiện truyền thông của nhiều quốc gia trong khu vực. Dự kiến, vào tháng 2 năm 2014, tại Hội ngộ Kỷ lục gia Việt Nam lần thứ 27 và Hội thảo "Hành trình quảng bá ẩm thực và đặc sản Việt Nam ra thế giới" tổ chức tại TP.Hồ Chí Minh, đại diện Tổ chức Kỷ lục châu Á sẽ đến Việt Nam và trao bằng xác lập 10 món ăn đặc sản được công nhận lần 2 năm 2013 và 8 đặc sản quà tặng châu Á lần 1 - năm 2013 cho các địa phương. 10 món ăn, đặc sản Việt Nam đạt giá trị ẩm thực châu Á lần 2 -2013 bao gồm những món ăn, đặc sản thuộc các vùng miền sau (sắp xếp từ Bắc vào Nam): 1. Chả cá Lã Vọng - Hà Nội Nguyên liệu làm chả cá, cá quả to, ngon, tươi thịt mới mềm và không nát, lạng thịt từ hai bên sườn, thái mỏng ướp với nước riềng, nghệ, mẻ, hạt tiêu, nước mắm rồi kẹp vào cặp tre (không được dùng cặp sắt) nướng trên lò than hoa, quạt chả đều tay, sao cho cá chín vàng mà vẫn còn nước ngọt. Ăn kèm với các loại rau, rau thơm ở Láng, mắm tôm (mà phải là loại mắm tôm làm từ moi tươi, không sạn cát, khi cho chanh vào đánh phải bông trắng, không nặng mùi), bún đặt ở Thanh Trì, lạc phải sẩy hết hạt lép, lựa toàn hạt mẩy. Chả cá Lã Vọng 2. Bún cá rô đồng – Hải Dương Công thức nấu bún cá rô rất đơn giản, chỉ là cá rô luộc gỡ lấy thịt, đem rim khô làm nhân trong bát, bún hoặc bánh đa, thêm rau cải, rau muống… rồi chan nước dùng. Có quán dung cá rô đồng tươi, ướp gia vị, khi ăn được sắp vào tô bún và chan nước dung nóng hổi vào. Nước dùng được lọc từ đầu cá, xương cá, tuy nhiên mỗi quán có một bí quyết riêng để nấu nước dùng, để tạo nên vị thơm, ngọt đặc trưng của tô bún. Bún cá rô đồng Hải Dương 3. Chả Mực Hạ Long – Quảng Ninh Mực để làm chả phải là mực tươi vừa mới đánh bắt lên từ biển, mực càng tươi chả càng ngon. Mực mua về làm sạch, bóc bỏ đầu, da nếu chỉ lấy phần thân thịt làm chả là ngon nhất. Một trong công đoạn khó nhất khi làm chả mực là việc giã, phải giã mực bằng tay trong cối đá. Mực được trút vào cối giã đều tay cho đến khi mực dẻo quánh lại kết dính với nhau. Người giã phải khéo và quen tay, mới biết giã đến khi nào thì mực đã đạt độ dẻo để kết dính. Chả mực Hạ Long Chả chín có màu vàng ruộm, thơm mùi gia vị mới nhìn đã thòm thèm. Cắn một miếng chả mực nóng chấm chút tương ớt nhai giòn, dai ngọt ngon làm người ăn thích thú. 4. Cao lầu Hội An – Quảng Nam Cao lầu có sợi mì màu vàng, được dùng với tôm, thịt heo và các loại rau sống. Cũng giống như món mì Quảng, cao lầu được ăn với rất ít nước dùng. Một điểm đặc biệt của món cao lầu đó là sợi mì có màu vàng ươm, do được trộn với tro củi tràm, được lấy từ mảnh đất cù lao Chàm. Cao lầu Hội An 5. Bánh canh chả cá Quy Nhơn – Bình Định Chả cá Quy Nhơn nổi tiếng ngon do làm từ cá tươi. Cá để làm chả thường là các loại ngon: cá mối, thu, thửng, rựa, chuồn... nhưng ngon nhất để làm chả là cá thu, cá mối, cá rựa. Chả cá có hai loại chả hấp và chả chiên, có người thích ăn chả chiên vì nó thơm, có người thích ăn chả hấp vì nó ngọt. Dù là loại gì thì chả cá luôn có một vị đặc trưng giống nhau là thơm, dai, mềm, ngọt, đậm đà hơn nếu chấm một chút xíu tương ớt đậm đặc. Bánh canh chả cá Quy Nhơn 6. Gỏi lá – Kon Tum Gỏi Lá Kom Tum đúng nghĩa phải có từ 40 đến 50 loại lá… trong đó có 3 loại lá không thể thiếu được là mơ lông, đinh lăng và lá sung. Trên mâm gỏi lá có các món đi kèm là bì heo trộn thính, đĩa thịt heo ba chỉ thái mỏng, đĩa tôm sông xào thơm lựng, ít muối hạt, tiêu hạt, ớt hiểm… Ăn gỏi lá cũng là "ăn thuốc”, bởi có nhiều loại lá cây rất tốt cho sức khỏe như đinh lăng, ngũ gia bì, lá mơ, xoài rừng, lá lê rừng, lá hồng ngọc... Điều rất thú vị, do không thể nào cùng lúc ăn 60 loại lá trong một cuốn gỏi, nên mỗi cuốn sẽ cho thực khách một hương vị riêng, tùy theo đã chọn gói lá gì. Gỏi lá Kon Tum 7. Bánh Bèo bì – Bình Dương Được làm từ gạo đỏ đặc sản, bánh bèo bì chợ Búng (Bình Dương) mang hương đậm đà đặc biệt. Bánh có vị thịt khìa trộn thính ăn cùng mắm ớt rất ngon.Khác với các loại bánh bèo khác, bánh bèo bì chợ Búng (Bình Dương) đổ bằng gạo nguyên được vo đãi thật kỹ. Quấy được nồi bột với nước cốt dừa ưng ý xong, mới đổ vào khuôn bánh bèo rồi đem hấp cho thật chín. Bánh bèo bì Công đoạn tiếp theo là dùng đậu xanh đãi vỏ nấu thật nhừ ra, quấy đều, làm nhân phết trên mặt bánh bèo. Thịt heo nạc khìa với nước dừa, đem thái đều thành sợi nhỏ cỡ cọng bún, rải thính vào cho thơm và thấm đều. Tô nước mắm chua ngọt tỏi, ớt, chanh được pha sẵn. 8. Bún suông (đuông) – Trà Vinh Tên gọi của món ăn xuất phát từ chả tôm, tươi ngon, mềm mịn được tạo hình như những con đuông (một loại sinh vật vẻ ngoài như con sâu). Một điều tạo nên sự hấp dẫn thêm cho bún suông là nước lèo. Nồi nước lèo đúng chất Trà Vinh phải dùng xương lợn để nấu. Nước lèo không trong mà có màu nâu đậm, bởi được thêm một ít me và tương hạt vừa tạo nên vị ngọt thanh lại vừa thoang thoảng hương thơm của tương rất hấp dẫn. Bún suông 9. Hủ tiếu Mỹ Tho – Tiền Giang Đặc điểm của Hủ tiếu Mỹ Tho là cọng nhỏ, khô, dai dai, hương vị hơi chua, mang nét đặc trưng không lẫn với hủ tiếu ở một nơi nào khác. Khác với các hủ tiếu khác, Hủ tiếu Mỹ Tho dùng bánh khô. Khi trụng vào nước sôi, bánh mềm ra nhưng vẫn giữ được độ dai, sợi bánh vẫn trong. Bánh ngon phải là loại bánh sản xuất từ gạo Gò Cát (giống lúa đặc sản như Tài Nguyên thơn, Nàng Hương, Nanh Chồn, Nàng Thơm chợ Ðào) ở xã Mỹ Phong, ngoại thành Mỹ Tho. Hủ tiếu Mỹ Tho 10. Bún cá Châu Đốc – An Giang Thành phần món ăn đơn giản với cá lóc, nước lèo và bún tươi, nhưng sự hấp dẫn của món ăn đến từ màu sắc và hương vị đặc trưng không lẫn vào đâu được. Nước lèo chính là thành phần tôn nhiều thời gian nhất trong việc chế biến món ăn này. Rau ăn kèm trong bún cá Châu Đốc là rau diếp cá, húng quế, bắp chuối rau muống... làm cho món ăn thêm tròn vị. Bún cá Châu Đốc |