banner
TRANG CHỦ TIN TỨC CÔNG NGHỆ PHÁT MINH THẾ KỶ KHOA HỌC GÓC NHÌN 360° SÁNG CHẾ Ý TƯỞNG XANH NĂNG LƯỢNG BÍ ẨN VIDEO
TRANG CHỦ > Công nghệ > Tin công nghệ Bản in  |  Gửi thư  |  Kênh RSS
Đôi nét về CNQP Nhật Bản
(phatminh.com) Âm thầm, lặng lẽ, không phô trương, nhưng công nghiệp quốc phòng Nhật Bản được xem là hàng đầu trong khu vực châu Á.

Trước và trong chiến tranh thế giới thứ 1 và thứ 2, công nghiệp quốc phòng Nhật Bản được đánh giá thuộc loại hàng đầu thế giới và ngang ngửa với Mỹ.

Khi đó, các loại máy bay chiến đấu như Aichi-D3A, A6M Reisen (Zero), Ki-45... và đặc biệt, thiết giáp hạm Yamoto được xem là chiến hạm hàng đầu thế giới lúc đó.


Sau khi kết thúc chiến tranh thế giới thứ 2, việc đảm bảo an ninh cho Nhật Bản được thực hiện bởi quân đội Mỹ đóng tại Okinawa và khu vực châu Á. Nhật Bản tập trung vào phát triển kinh tế và tái thiết đất nước. Do đó, công nghiệp quốc phòng Nhật Bản gần như bị đóng cửa hoàn toàn hoặc chuyển sang sản xuất các mặt hàng dân sự.


Công nghiệp quốc phòng Nhật Bản bắt đầu được hồi sinh vào năm 1952 khi một số công ty trong nước thực hiện các công tác sửa chữa và duy trì trang thiết  bị quân sự cho quân đội Mỹ tại châu Á. Các tập đoàn mới nổi lên trong lĩnh vực quốc phòng là Mitsubishi, Sumitomo.


Sự hồi sinh đầy đủ được bắt đầu từ sau năm 1954 và ngành công nghiệp quốc phòng trở thành cánh tay đắc lực của JSDF (Cục phòng vệ Nhật Bản). Mọi công việc được bắt đầu từ việc cải tiến trang thiết bị quân sự của Mỹ để sản xuất và sử dụng tại Nhật Bản.


Tính từ năm 1950-1983, công nghiệp quốc phòng Nhật Bản đã nhận được các công nghệ tiên tiến từ Mỹ với giá trị hơn 10 tỷ USD.

Tàu Aegis lớp Kongo, một trong những tàu khu trục hiện đại nhất châu Á do  Nhật Bản chế tạo, dựa vào thiết kế tàu lớp Arleigh Burke của Mỹ.

Hồi sinh trong âm thầm và lặng lẽ

Tháng 7/1970, ông Nakasone Yasuhiro lúc đó đang là Giám đốc cơ quan quốc phòng Nhật Bản đã công bố 5 mục tiêu cho việc xây dựng nền công nghiệp quốc phòng Nhật Bản, gồm tổ chức nghiên cứu phát triển, nỗ lực sản xuất vũ khí trong nước, sử dụng các ngành công nghiệp dân sự để sản xuất vũ khí, thiết lập các mục tiêu dài hạn, giới thiệu và cạnh tranh vào lĩnh vực sản xuất quốc phòng. Tất cả để nhằm mục đích duy trì các cơ sở công nghiệp phục vụ cho an ninh quốc gia.

Tính đến cuối thập niên 1970, công nghiệp quốc phòng Nhật Bản đã có đủ khả năng sản xuất hầu hết các trang thiết bị quân sự hiện đại bao gồm máy bay, xe tăng, pháo, tàu mặt nước và tàu ngầm...


Ngoại trừ một số trang thiết bị quá phức tạp như máy bay chỉ huy và cảnh báo sớm trên không E-2C Hawkeye được nhập khẩu hoàn toàn từ Mỹ, các trang thiết bị còn lại phần lớn được sản xuất trong nước.


Trong đó, có thể kể tới một số sản phẩm rất tinh vi như máy bay chiến đấu F-15, máy bay tuần tra hàng hải và chống ngầm P-3C Orion.


Sự phát triển kinh tế cho phép Nhật Bản chi mạnh tay hơn cho quốc phòng. Tính từ năm 1986-1990, Nhật Bản đã bỏ hơn 18,4 nghìn tỷ Yên cho hoạt động mua sắm quốc phòng trong nước.


Chịu nhiều hạn chế

Tháng 10/1985, Cơ quan quốc phòng Nhật Bản bắt đầu xem xét các lựa chọn máy bay chiến đấu mới cho chương trình FSX.


Các tùy chọn bao gồm, phát triển một mẫu mới được thiết kế hoàn toàn trong nước, hoặc dựa trên một mẫu sẵn có từ nước ngoài, thứ 3 là sản xuất theo giấy phép của nước ngoài.


Ban đầu các quan chức quốc phòng ủng hộ việc phát triển một mẫu mới trong nước. Tuy nhiên, sau khi tham khảo ý kiến và chịu nhiều sức ép của  Mỹ. Cuối năm 1986, Cơ quan quốc phòng Nhật Bản buộc phải xem xét thỏa thuận hợp tác với Mỹ.

CNQP Nhật Bản đủ sức để tạo ra một tiêm kích đẳng cấp hơn Mitsubishi F-2 nếu không phải chịu áp lực từ phía Mỹ.

Tháng 10/1987, Nhật Bản và Mỹ đã có cuộc họp tại Washington để bàn về việc hợp tác nâng cấp tiêm kích F-15 hoặc F-16. Cơ quan quốc phòng Nhật Bản quyết định chọn F-16 để sản xuất trong nước theo giấy phép với tên gọi Mitsubishi F-2.

Thỏa thuận này vấp phải sự chỉ trích nặng nề từ Quốc hội Mỹ, theo đó, một số nghị sĩ Mỹ đánh giá sự hơp tác này làm tăng nguy cơ rò rỉ công nghệ cao. Sau nhiều thời gian tranh cãi, mãi tới đầu năm 1989, Mỹ yêu cầu sửa đổi thỏa thuận và chỉ chuyển giao 40% công việc cho Nhật Bản.


Kể từ sự kiện này, các nhà hoạch định quốc phòng của Nhật Bản có xu hướng tự cung cấp đối với các nghiên cứu quốc phòng trong tương lai. 


Do quy định tại điều 9 trong Hiến pháp Hòa bình, các sản phẩm quốc phòng Nhật Bản xuất khẩu ở dạng linh kiện, chủ yếu là các thiết bị điện tử kỹ thuật cao sử dụng cho các phương tiện vận tải và thông tin liên lạc, hoặc thông qua một bên thứ 3 để cung cấp linh kiện cao cấp cho sản xuất tên lửa và máy bay, chủ yếu là tại Mỹ.

Nếu được đầu tư ATD-X sẽ là một tiêm kích thế hệ 5 đẳng cấp.

Xứng tầm anh cả trong khu vực

Nhật Bản đã thực hiện chính sách giới hạn về quân đội và không xuất khẩu vũ khí. Những vũ khí mà họ sản xuất chủ yếu để phục vụ nhu cầu của Lực lượng phòng vệ nước này. Quy mô nền công nghiệp quốc phòng của Nhật Bản không lớn và không rầm rộ, không phô trương như các nền công nghiệp quốc phòng lớn khác như Nga, Mỹ hay gần đây nhất là Trung Quốc.

Nhưng với thực lực kinh tế và khoa học công nghệ hiện nay, nếu được đầu tư đúng mức và cho phép xuất khẩu, Nhật Bản được xem là một trong những quốc gia hiếm hoi tại châu Á đủ khả năng xây dựng một nền công nghiệp quốc phòng tầm cỡ.


Không chú trọng nhiều vào việc tạo ra các mẫu vũ khí mới, tuy nhiên không phải vì thế mà công nghiệp quốc phòng Nhật Bản không có những sản phẩm tinh hoa.


Xe tăng chiến đấu chủ lực Type-90, máy bay tiêm kích Mitsubishi F-2, tàu khu trục Aegis lớp Kongo là những ví dụ, chỉ có điều các sản phẩm này chưa bao giờ được giới thiệu một cách rầm rộ nên ít được biết đến. 


Nhật Bản cũng được xem là quốc gia có đủ khả năng nhất để phát triển một mẫu tiêm kích thế hệ 5, được xem là thách thức với F-22 của Mỹ, PAK F/A T-50 của Nga hay gần đây nhất là J-20 của Trung Quốc.


Hiện tại, CNQP Nhật Bản có  tất cả 12 nhà sản xuất, chiếm đến 95% đơn hàng quốc phòng trong nước. Trong đó Mitsubishi Heavy Industries, Kawasaki Heavy Industries, Mitsubishi Electric Corporation, Ishikawajima-Harima Heavy Industries, được xem là những tập đoàn chế tạo vũ khí hàng đầu khu vực cũng như thế giới.


Gần đây, Chính phủ Nhật Bản đang xem xét cho phép xuất khẩu vũ khí, nếu điều này thành hiện thực, Nhật Bản sẽ là một đối thủ đáng ghờm đối với các nước xuất khẩu vũ khí lớn như Nga, Mỹ, Anh.

(Nguồn: Theo Đất Việt )
Thảo luận cho chủ đề này:
Hiện chưa có thảo luận cho chủ đề này!
Gửi thảo luận mới:
 Họ và tên
 Email
Mã kiểm tra 
TIN CẬP NHẬT MỚI NHẤT:
Sáng nay hàng loạt thuê bao MobiFone bất ngờ bị mất liên lạc (1/4/2016)
Những điều vi diệu mà bạn không thể tin Google có thể làm (1/4/2016)
Cận cảnh chiếc iPad Pro vàng hồng có camera lồi vừa về Việt Nam (1/4/2016)
Ngắm iPhone 7 tuyệt đẹp với nhiều phiên bản màu mới (1/4/2016)
3 xu hướng công nghệ mới về camera mà smartphone thời nay buộc phải chú ý (21/3/2016)
Đánh giá Galaxy S7 và S7 edge: Kiệt tác gần hoàn hảo (21/3/2016)
Cha đẻ của email vừa qua đời ở tuổi 74 (8/3/2016)
Cây Bonsai bay lở lửng (8/3/2016)
Chiếc áo khoác đặc biệt có thể chịu được nhiệt độ tới -200 độ C (8/3/2016)
Công nghệ camera radar 200 kg thu nhỏ còn như móng tay (8/3/2016)
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:
Google chưa có ý định đưa Chrome lên nền di động (21/10/2011)
Intel đạt doanh thu kỷ lục nhờ laptop (20/10/2011)
Microsoft chính thức sở hữu Skype với 8,5 tỉ USD  (17/10/2011)
Toàn bộ cuộc đời huyền thoại Steve Jobs trong 1 bức hình (12/10/2011)
Phụ kiện iPhone từ Trung Quốc tràn ngập thị trường (11/10/2011)
Apple bắt đầu cho đặt hàng iPhone 4S (10/10/2011)
HTC trình làng máy Sensation XL dùng tai nghe ’hàng hiệu’ (10/10/2011)
Google và Samsung sắp tung ra ’sản phẩm bí mật’ (10/10/2011)
Obama sở hữu iPad 2 sớm nhất trước khi ra mắt (10/10/2011)
Bkav công bố phần mềm diệt virus miễn phí trên di động (10/10/2011)
HTC vô tình để lộ thông tin người dùng điện thoại (10/10/2011)
Chrome sắp chiếm vị trí số hai của Firefox (10/10/2011)
Kindle Fire ’thổi lửa’ vào cuộc đua máy tính bảng (10/10/2011)
MacBook Pro biến thành chân dung Steve Jobs (10/10/2011)
Lượng khách đặt mua iPhone 4S đạt mức kỷ lục (10/10/2011)
  Xin chào,
  Mời bạn Đăng nhập hoặc Đăng ký thành viên
win 10 - phải
honda
Robocon 2015
Những sản phẩm công nghệ kì lạ của tương lai
Tìm ra phương pháp chế tạo chip 9nm
iPhone 5 sẽ xuất hiện nửa đầu năm sau?
Cha đẻ của email vừa qua đời ở tuổi 74
Trung Quốc tham vọng xây dựng chuẩn kiến trúc CPU riêng
“Choáng” với cấu hình của Sony Xperia Z3X vừa lộ
Phat minh thien tai
Chiếc máy bay đầu tiên
Xe điện của Nissan đạt vận tốc 300 km/giờ
Tương lai của chất dẻo sinh học sẽ ra sao?
10 nhà khoa học lỗi lạc nhất trong lịch sử
Iran đã sản xuất 4 loại thuốc nano cho bệnh nhân ung thư
Công nghệ tự chẩn bệnh nhờ ráy tai
9 cách xử lý côn trùng cắn từ những vật dụng sẵn có
Những phát minh nổi tiếng thế giới của người Việt
vu khi - khi tai
Yamaha 1
Sáng Tạo Việt