banner
TRANG CHỦ TIN TỨC CÔNG NGHỆ PHÁT MINH THẾ KỶ KHOA HỌC GÓC NHÌN 360° SÁNG CHẾ Ý TƯỞNG XANH NĂNG LƯỢNG BÍ ẨN VIDEO
TRANG CHỦ > Ý tưởng Xanh > Ý tưởng Việt Nam Bản in  |  Gửi thư  |  Kênh RSS
Bếp hóa khí tiết kiệm năng lượng: Bảo vệ môi trường và tiết kiệm
(phatminh.com) Sau nhiều năm nghiên cứu, anh Bùi Trọng Tuấn – Giám đốc Công ty CP Thương mại Thảo Nguyên (TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ) đã hoàn thành công trình nghiên cứu Bếp hóa khí không khói sử dụng nhiên liệu sẵn có như rơm rạ, thân thực vật, mùn cưa, phoi bào, bã thải của các nhà máy mía đường..

Anh Bùi Trọng Tuấn cho biết: Bếp hóa khí được sản xuất dựa trên nguyên lý khí động học, truyền nhiệt thông qua việc lợi dụng sự hòa khí hoàn toàn giữa không khí và hơi nước ngăn cản sự sản sinh ra hắc ín, kéo dài thời gian đốt mà không có khói tro và muội than. Với kỹ thuật tuần hoàn kín ép nén ngọn lửa làm tăng bức xạ nhiệt, nâng cao hiệu suất nhiệt tới mức cực đại thực hiện đốt sạch hoàn toàn với năng suất cao.

 


Bếp hóa khí gồm các bộ phận: Thùng chứa nhiên liệu, bình chế khí và đốt trực tiếp, thiết bị lọc sạch, đường ống và bếp. Thùng nhiên liệu được làm từ thép, bên trong là ruột chịu lửa chuyên dụng. Nguyên liệu được đưa vào buồng hóa khí thể tích 0,3m 3 . Sau khi áp dụng nhiệt giải hấp khô và phản ứng ôxy hóa sinh ra thể khí mang tính cháy được với sự trợ giúp của khí nitơ và ôxy. Bếp có tính năng làm cho nhiên liệu đầu vào bốc cháy và tạo khí CO (cácbon điôxit), CH4 (Methane), H (Hydrogen), CH3CH3 (Ethane)...

Toàn bộ khí thải thoát ra này được tự động thu vào hệ thống phân ly qua các bước: Thiết bị khử sạch hắc ín, khói, tro, hơi nước, từ đó tạo thành chất khí đốt sạch, rồi đi qua ống dẫn khí đưa tới mặt bếp và chuyển hoá thành bức xạ nhiệt tia hồng ngoại. Bản thân tia hồng ngoại có mang một nguồn năng lượng không cần đến không khí dẫn xuất, tự thân nó đã có năng lực xuyên thấu cực mạnh nên nhiệt được nâng lên rất nhiều, hiệu suất chuyển hoá năng lượng được nâng cao gấp nhiều lần so với nguyên liệu đốt trực tiếp.

Việc sử dụng bếp cũng rất đơn giản. Người sử dụng bỏ nhiên liệu vào thùng hóa khí và đậy nắp lại. Mở các van theo hướng dẫn và bật lửa (như bếp gas). Quá trình đun nấu có thể tăng giảm ngọn lửa trên bếp bằng cách điều chỉnh tốc độ quạt gió hoặc điều chỉnh khóa bếp.

Thực tế cho thấy, nếu cho 2 kg nhiên liệu có thể đốt khoảng 3 giờ; nếu cho 10kg nhiên liệu chỉ cần đốt một lần, sau khi dùng xong, tắt quạt, đóng van ủ lại và dùng được 7 ngày tiếp theo. Thông thường 2 đến 3 ngày nạp nhiên liệu 1 lần, 5 đến 7 ngày xả tro 1 lần. Gia đình bình thường chỉ cần 2 - 3 kg nhiên liệu là đáp ứng đủ nhu cầu thường nhật, tiết kiệm tới trên 70% so với bếp thông thường.

Hiện nay, anh Tuấn đang ấp ủ ý tưởng nghiên cứu nén khí vào bình để bán được như bình gas hay sản xuất những chiếc bếp sinh thái loại lớn dùng cho sấy chè hoặc vận hành các loại nồi hơi. Anh Tuấn chia sẻ: Loại bếp hoá khí tiết kiệm năng lượng này có thể chưa thay thế được bếp gas trong các gia đình ở thành thị. Tuy nhiên, ở các vùng nông thôn, n gười dân sẽ tận dụng được nguồn phế phẩm nông nghiệp tại chỗ, đồng thời, tiếp cận phương pháp sử dụng nhiên liệu một cách khoa học, tiết kiệm, đảm bảo sức khỏe và không gây ô nhiễm môi trường.

Bếp hóa khí đã được đăng ký sáng chế độc quyền tại Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ). Mọi người đặt tên cho loại bếp này là bếp hóa khí tiết kiệm năng lượng, hay bếp tia hồng ngoại. Bếp có giá từ 2 - 3 triệu đồng (tùy thể tích thùng chứa), thời gian sử dụng bếp từ 10 – 15 năm.
(Nguồn: Theo ytuong.com )
Thảo luận cho chủ đề này:
Hiện chưa có thảo luận cho chủ đề này!
Gửi thảo luận mới:
 Họ và tên
 Email
Mã kiểm tra 
TIN CẬP NHẬT MỚI NHẤT:
FPT và Fujitsu xây dựng nhà máy rau tại Hà Nội (16/12/2015)
10 ý tưởng công nghệ xanh táo bạo (16/12/2015)
Chai nước thông minh, sản phẩm sáng tạo của người Việt (24/7/2015)
Biến tre gai thành khung xe đạp xuất khẩu (4/4/2014)
Giải pháp đột phá nhân giống cây trồng đặc sản (15/3/2014)
Chim Flappy Bird được chế tác bằng vàng (12/3/2014)
Nắp ổ cắm điện tích hợp đèn cảm biến ánh sáng (11/3/2014)
Sử dụng hệ thống thử nghiệm xoay chiều di động kiểu biến tần vào thử nghiệm điện áp xoay chiều cho trạm biến áp với cách điện khí (GIS) cấp điện áp tới 220kV (22/12/2013)
Công trình khí sinh học hình ống quy mô trung bình (Plug – flow) (22/12/2013)
Sản xuất túi đựng nước cho bộ đội và dân cư ở hải đảo (21/12/2013)
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:
Sinh viên tự chế tạo ôtô tiết kiệm năng lượng (21/6/2011)
Những người thợ không ngừng sáng tạo (8/6/2011)
Cậu học trò quê chế tạo máy thái rau quả … (8/6/2011)
Thiết bị định vị xe máy (31/5/2011)
Trồng rau không cần đất (18/5/2011)
Chế đèn từ pin điện thoại sắp hỏng (10/5/2011)
Nghiên cứu thiết kế, chế tạo thành công robot song song (Gough-Stewart Platform) (6/5/2011)
Sản xuất đá ong nhân tạo (6/5/2011)
Giấc mơ máy sấy lúa cho vùng lũ (6/5/2011)
Robot cá chép thông minh (5/5/2011)
Máy phong điện tự chế cho người vùng sâu (5/5/2011)
Quả tươi nhờ màng MAP (4/5/2011)
Tiết kiệm điện nhờ bột phát quang 3 màu (4/5/2011)
Đo chiều cao bằng hệ gương phẳng (4/5/2011)
SV Việt đoạt giải thiết kế vi mạch quốc tế (4/5/2011)
  Xin chào,
  Mời bạn Đăng nhập hoặc Đăng ký thành viên
win 10 - phải
honda
Robocon 2015
FPT và Fujitsu xây dựng nhà máy rau tại Hà Nội
10 ý tưởng công nghệ xanh táo bạo
Chai nước thông minh, sản phẩm sáng tạo của người Việt
Biến tre gai thành khung xe đạp xuất khẩu
Giải pháp đột phá nhân giống cây trồng đặc sản
Cậu học trò quê chế tạo máy thái rau quả …
Phat minh thien tai
Chiếc máy bay đầu tiên
Xe điện của Nissan đạt vận tốc 300 km/giờ
Tương lai của chất dẻo sinh học sẽ ra sao?
10 nhà khoa học lỗi lạc nhất trong lịch sử
Iran đã sản xuất 4 loại thuốc nano cho bệnh nhân ung thư
Công nghệ tự chẩn bệnh nhờ ráy tai
9 cách xử lý côn trùng cắn từ những vật dụng sẵn có
Những phát minh nổi tiếng thế giới của người Việt
vu khi - khi tai
Yamaha 1
Sáng Tạo Việt