Dựa vào kinh nghiệm dân gian
Bình
bát là một loại cây mọc phổ biến ở miền Nam, có nhiều công dụng trong y
học, nhưng công dụng làm thuốc trừ sâu (TTS) thì không phải ai cũng
biết đến.
Ngọc
đọc trong sách công nghệ lớp 10 có giới thiệu một số loài thực vật được
dân gian sử dụng trị sâu bệnh như: lá sầu đâu, hạt bình bát, mủ đu đủ,
mủ xương rồng, mủ vú sữa… Bất chợt, Ngọc nảy ra ý tưởng sản xuất TTS từ
hạt bình bát. Ngọc bộc bạch: “Hiện nay, các loại TTS có độ độc cao. Mặt
trái của TTS là phá hủy môi trường, tác động xấu đến sức khỏe người dân;
làm mất đi một số nguồn sinh vật có lợi cho con người như chim chóc,
tôm cá và những ký sinh thiên địch như bọ rùa, ong ký sinh… Chính sự
tiện dụng của TTS đã khiến bà con nông dân dần lãng quên loại TTS sinh
học. Mình muốn nghiên cứu tìm ra loại TTS dựa trên kinh nghiệm dân
gian”.
Chọn
hạt bình bát làm nguyên liệu để thực hiện vì theo Bảo Ngọc, loại cây
này mọc dại rất nhiều ở địa phương, thường được người dân trồng quanh bờ
ao, hàng rào giữ đất. Đà Lạt là vùng đất trồng rau nổi tiếng, nếu có
loại TTS sinh học mới đưa vào sử dụng thì không chỉ phòng trừ sâu, bọ
trên diện rộng, nâng cao chất lượng nông sản mà còn bảo vệ môi trường
sinh thái, sức khỏe con người. Nhưng khi bắt tay vào thực hiện, mọi
chuyện không hề đơn giản. “Tìm hiểu trên sách báo, internet cũng chỉ có
vài dòng thông tin chung chung nói rằng có thể trị sâu bệnh. Còn cụ thể,
làm cách nào để trị thì hầu như chưa có một đề tài nghiên cứu nào sử
dụng hạt bình bát làm TTS” - Ngọc kể. Hằng ngày, sau giờ học, cô học trò
hái quả bình bát chín, kỳ công bóc tách hạt rồi mày mò tự điều chế
thuốc. Bên trong hạt bình bát có độc tố, nên khi bóc tách phải đeo khẩu
trang, mắt kính, nếu sơ suất để bắn dung dịch vào mắt rất nguy hiểm.
Bảo vệ môi trường và sức khỏe con người
Sau
bao lần thất bại, thay đổi tỷ lệ pha chế, Ngọc mới tìm ra công thức cho
TTS. Để kiểm chứng công dụng của thuốc, Ngọc thử nghiệm luôn trên cây
trồng, tự dọn đất, trồng 5 luống rau cải và xà lách trong vườn nhà. Đây
cũng là khoảng thời gian trải nghiệm vô cùng thú vị với đủ các cung bậc
cảm xúc khác nhau, từ lo lắng, hồi hộp, hạnh phúc… “Mỗi lần phun thuốc,
mình ngồi hàng giờ hồi hộp xem sâu “say” thuốc, rồi sau đó chụp ảnh, ghi
kết quả. Suốt cả tháng trời, ăn ngủ cùng vườn rau, cuối cùng kết quả
không ngờ. Trong khi luống rau không phun TTS tàn phá ghê gớm, thì luống
rau xịt thuốc, chỉ từ 5-10 giây, sâu bắt đầu phản ứng với dung dịch”.
|
Nếu
quy trình được nhân rộng ở các địa phương có diện tích trồng rau lớn sẽ
giúp tiết kiệm chi phí, nâng cao sản lượng và chất lượng nông sản, bảo
vệ môi trường sinh thái và hơn hết là bảo vệ sức khỏe con người
|
|
Lê Bảo Ngọc
|
Ngọc
đem ứng dụng với vườn rau nhà bà ngoại cũng cho kết quả tương tự. Ngọc
cho biết: “Công thức pha chế vô cùng đơn giản: 50 hạt bình bát + 10 tép
tỏi (lọc qua túi vải) + 20 lít nước + 100 cc rượu/30m2. Sau khi xịt
thuốc từ 5-10 giây, sâu bắt đầu phản ứng với dung dịch. Thời gian cách
ly sau khi phun TTS từ hạt bình bát lên rau là 7 ngày, rửa sạch trước
khi ăn. Bản thân hạt bình bát đã là chất độc, tỏi có vai trò là chất kết
dính, còn rượu là chất dẫn. Nếu pha chung hạt bình bát với rượu tỏi,
mình nhận thấy nó tác động lên sâu bệnh nhanh hơn là chỉ sử dụng bình
bát với nước”.
Nói
về tính khả thi của đề tài, Ngọc hồ hởi: “Nghiên cứu hoàn toàn có thể
thực hiện với phần đông các hộ gia đình, hộ nông dân và có khả năng nhân
rộng. Nếu quy trình được nhân rộng ở các địa phương có diện tích trồng
rau lớn sẽ giúp tiết kiệm chi phí, nâng cao sản lượng và chất lượng nông
sản, bảo vệ môi trường sinh thái và hơn hết là bảo vệ sức khỏe con
người”.
Ngoài
đoạt giải nhất cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng toàn quốc,
đề tài này còn được Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) trao huy
chương vàng và được chọn tham gia cuộc thi triển lãm sáng tạo trẻ quốc
tế tổ chức tại Thái Lan vào tháng 1.2012. Bảo Ngọc cho hay, sẽ quyết tâm
thi đỗ chuyên ngành công nghệ sinh học (ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM)
trong năm tới để có thể tiếp tục nghiên cứu đề tài còn dang dở và có cơ
hội tìm kiếm nhiều đề tài mới hơn ứng dụng trong cuộc sống. |