(www.phatminh.com) Kinh doanh nhổ lông nách, nhổ tóc bạc, thách đấu ăn côn trùng, thuê người yêu, cho thuê chú rể- cô dâu, khóc mướn đám ma, là những dịch vụ được coi là có một không hai tại Việt Nam.
1. Chàng trai kinh doanh nhổ lông nách
Một thanh niên ở Hà Nội đã nghĩ đến ý tưởng kinh doanh
không ai ngờ đến là nhổ lông nách ngoáy tai. Chuyện như đùa này đang
được Lê Thành biến thành sự thật với hàng trăm đơn hàng mỗi ngày. Nhiều
người không khỏi bất ngờ khi thứ mà anh chàng này kinh doanh chính là
những chiếc… lông nách.
Theo Thành, những chiếc lông nách thực chất là những sợi tóc được
tuyển chọn cẩn thận và “hô biến” thành dụng cụ ngoáy tai cực thích. Để
đảm bảo sự an toàn, anh chàng còn khẳng định: “Bên mình có cả 1 đội ngũ
chuyên chỉ có ăn ngủ và nuôi lông nách”.
Ngay sau khi thông tin về chuyện kinh doanh “lạ đời” này được đưa lên
facebook, nhiều người bán tín bá nghi. Thậm chí, nhiều người cho rằng
đây là trò câu view của anh chàng. Với giá bán 5.000 đồng/sợi, mua 2 sợi
chỉ còn 8.000 đồng (Giá ưu đãi 100.000/lạng), một bạn gái tại Hải Phòng
cho biết cũng đang kinh doanh mặt hàng có 1-0-2 này.
Câu chuyện khởi ngiệp này nhận được không ít “đá tảng” từ cộng đồng mạng.
2. Nhổ tóc bạc
Hơn 9 giờ, tại tiệm Mộc trên đường Bà Hạt, phường 4, quận 10, TP.HCM,
tiệm đã có khách. Mọi người thả mình trên ghế, lim dim, còn nhân viên
khẽ khàng vén tóc khách nhổ từng sợi bạc và massage nhẹ nhàng.
Xuất hiện tại TP.HCM từ năm 2008, Mộc được biết đến như địa chỉ đầu
tiên trưng bảng hiệu “nhổ tóc bạc” và là chi nhánh của thương hiệu Mộc
chuyên trị các bệnh về tóc tại Hà Nội. Mở cửa từ 8 giờ đến 21 giờ nhưng
đông khách nhất là giờ nghỉ trưa, từ 11 giờ 30 đến 13 giờ.
Anh Đặng Tuấn Dương, quản lý tiệm Mộc, cho biết: Tiệm ra đời từ nhu
cầu có thật của khách và thực tế đó được chứng minh khi không những
khách hàng nam mà rất nhiều phụ nữ “ghiền” dịch vụ này.
Không cần vốn đầu tư nhiều, không quá vất vả nên từ khi Mộc ra đời,
nhiều nơi khác cũng bắt chước theo nhưng kèm theo đó là những biến
tướng. Riêng Mộc vẫn giữ được lượng khách “ruột” của mình nhờ chất lượng
phục vụ và không khí thân tình. Không tính các dịch vụ khác, chỉ riêng
nhổ tóc giá 70.000 đồng/giờ, doanh thu của cửa tiệm dư dả để trả tiền
mặt bằng, lương nhân viên và có lãi. Anh Dương cho biết sẽ tìm mặt bằng
mở rộng dịch vụ này.
3. Thách đấu ăn côn trùng
Để tiết kiệm chi phí và thu hút sự quan tâm của khách hàng, nhiều ông
chủ trẻ kinh doanh dịch vụ đã tổ chức các chương khuyến mãi, cuộc thi
khá lạ.
Anh Phạm Quang Minh (sinh năm 1982), chủ một quán ăn côn trùng ở quận
Gò Vấp là chủ nhân ý tưởng cuộc thi ăn côn trùng mới diễn ra. Trong
cuộc thi này, khách phải ăn hết 20 con bọ cạp chiên giòn, 4 con đuông
dừa sống. Nếu thành công, khách được thưởng 1 triệu đồng. Còn nếu thua, người chơi phải trả 250.000 đồng.
Chưa rõ hiệu quả của ý tưởng này, song theo người nghĩ ra ý tưởng,
khách khá hào hứng. Sau 15 ngày, chương trình đã thu hút hơn 200 người
đăng ký thách đấu.
Anh Minh chia sẻ, trước khi mở quán anh phải mất nhiều năm để nghiên
cứu về vòng đời cũng như cách nuôi các loại côn trùng. Quán mới mở, món
ăn lạ làm nhiều khách ái ngại. Do đó, anh nảy ra ý tưởng tổ chức chương
trình thách đấu vui nhộn nhằm giới thiệu luôn các món ăn.
“Để chuẩn bị cho chương trình
đích thân tôi cùng các anh em trong quán đã chiên và ăn thử rất nhiều
bọ cạp. Do đó, số lượng thách đấu với khách hàng khá hợp lý”, anh Minh
cho biết thêm.
4. Cho thuê người yêu
Chỉ cần gõ cụm từ “cho thuê người yêu” khi tìm kiếm sẽ nhận ngay được
hàng trăm kết quả với lời giới thiệu nghe rất ngọt ngào. Hiện có khá
nhiều tổ chức, công ty kinh doanh thêm dịch vụ cho thuê người đi chơi,
đóng thế làm người yêu, thư ký…
Có lẽ nhiều bạn trẻ không còn quá xa lạ với dịch vụ “cho thuê người yêu”
nở rộ trên các diễn đàn, mạng xã hội của giới trẻ thời gian gần đây.
“Cho thuê người yêu ra bắt bạn bè, gia đình, đi uống cafe tâm sự, du
lịch…” là những lời quảng cáo hấp dẫn của dịch vụ này, kèm theo đó là
những hình ảnh từ bắt mắt, ưa nhìn cho tới… quyến rũ của nhân viên sẽ
trở thành “đối tác” với khách hàng.
Đội ngũ nhân viên xuất thân từ nhiều ngành nghề, nhưng phần lớn là các bạn sinh viên tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp. Tiêu chí ngoại hình luôn được đưa ra đầu tiên, thông thường nữ cao trên 1m60, nam cao trên 1m70.
Ngoài ra, các “cộng tác viên” ấy cũng sẽ được “training” một khóa ngắn về kỹ năng ăn nói, nắm bắt tâm lý đối phương, cách tạo thiện cảm với khách hàng và ứng phó trong những trường hợp cần thiết
Giá của loại dịch vụ này không hề rẻ, khoảng 500.000 -1 triệu đồng/4
tiếng nhưng nhu cầu vẫn tăng cao vào những ngày cận Tết Nguyên đán.
5. Cho thuê… cô dâu, chú rể
Hiện nay, rất nhiều cửa hàng chuyên phục vụ đồ cưới hỏi sẽ kiêm luôn dịch vụ cho thuê cô dâu, chú rể giả.
Theo nhân viên một cửa hàng phục vụ đồ cưới hỏi trên đường Trường
Chinh (Hà Nội), để có một kịch bản hoàn hảo, khách hàng phải nghe theo
toàn bộ sự sắp đặt của “ban tổ chức”. Không chỉ kịch bản được dàn dựng
hoàn hảo mà các “diễn viên” cũng phải được tuyển chọn kỹ càng.
Nếu cửa hàng lo toàn bộ từ A đến Z, tức là cả chụp ảnh cưới, tiệc
cưới và xe cộ thì giá khoảng 120 triệu đồng. Song giá đó còn phụ thuộc
vào kịch bản, tức là tổ chức đám cưới xa hay gần, cỗ bàn bao nhiêu mâm,
6. Khóc mướn đám ma
Theo anh Đoàn Công Chất (Thuận Thành, Bắc Ninh), một người gạo cội
trong nghề, nếu trước kia, đây chỉ là nghề phụ của một số người có “năng
khiếu” trong những đoàn nhạc hiếu thì nay nghề khóc thuê cũng cần phải
chuyên môn hóa, phải được đào tạo, luyện tập. Bởi người ta bỏ tiền ra
đều mong thuê được những người khóc giỏi, khóc giống như thật và phải
làm người khác xiêu lòng.
Hiện khóc mướn đã trở thành một nghề “thời thượng”. Hầu hết đám hiếu
nào cũng cần đến đội ngũ khóc thuê, bởi không phải ai cũng có thể thể
hiện sự thương tiếc, cảm xúc thành lời. Do đó, nghề khóc thuê cũng đem
lại những khoản thu nhập kha khá.