banner
TRANG CHỦ TIN TỨC CÔNG NGHỆ PHÁT MINH THẾ KỶ KHOA HỌC GÓC NHÌN 360° SÁNG CHẾ Ý TƯỞNG XANH NĂNG LƯỢNG BÍ ẨN VIDEO
TRANG CHỦ > Tin tức > Xã hội Bản in  |  Gửi thư  |  Kênh RSS
Đập thủy điện góp phần phát thải khí nhà kính
(phatminh.com) Thủy điện không còn là nguồn năng lượng rẻ và ít ô nhiễm như mọi người lầm tưởng... Nó còn thải ra khí mêtan gây hiệu ứng nhà kính mạnh gấp 21 lần so với CO2.


Thủy điện Tuyên Quang (Ảnh: Như Ý)

Nếu tính theo quan điểm tài chính, nghĩa là đồng vốn bỏ vào đầu tư xây đập, làm hồ, xây nhà máy, đền bù cho dân phải dời nơi sinh sống từ lâu đời tới một nơi xa lạ để tái định cư thì giá thủy điện rẻ gấp nhiều lần so với nhiệt điện hoặc các dạng điện năng khác. Thế nhưng, còn một số mất mát khác chưa được tính tới. 

Nguồn thải khí mê tan

Nếu tính thêm mất rừng nhiệt đới, mất đa dạng sinh học do đập thủy điện gây ra, làm giảm sút hệ thủy hải sản, mất những loài cá di cư đẻ trứng vùng thượng nguồn, sói lở ở dòng sông, mất những vùng đất ngập nước do sông biến đổi gây ra, hạ mực nước ngầm ở những nơi lòng sông bị đào sâu, sức khỏe cộng đồng và nhất là những khó khăn về xã hội do di dân thì chắc chắn là không hề rẻ chút nào.

Chúng ta đều biết, hiện tượng trái đất nóng lên, gây biến đổi khí hậu, một phần là do phát thải khí nhà kính. Thủy điện từng được cho là nguồn năng lượng sạch, nhưng quan điểm này đã sai vì chúng góp phần làm tăng phát thải khí nhà kính- khí mêtan (CH4), một loại khí nhà kính rất mạnh. Xét ở khía cạnh phát thải khí mêtan, đôi khi thủy điện còn ô nhiễm hơn là nhiệt điện. Hồ chứa đập thủy điện có thể sản sinh ra một lượng đáng kể khí mêtan và đioxit cacbon (CO2). Khí mêtan được sinh ra chủ yếu do vi khuẩn phân hủy chất hữu cơ trong điều kiện ít hoặc không có oxy. Xác động thực vật chết bị ngập chìm dưới lòng hồ, phân hủy trong môi trường yếm khí và hình thành nên khí mêtan. Do hệ thống ống dẫn nước cho các tuabin thủy điện thường được đặt sâu dưới đáy hồ, dưới điều kiện áp suất cao, khí mêtan trong nước dễ dàng thoát ra ngoài. 

Theo Ủy hội Đập thế giới, ở nơi nào mà hồ chứa khá lớn so với năng lực của đập (dưới 10W/m2 diện tích bề mặt) và không có sự phát triển trở lại của bất cứ loại thực vật nào đã bị phát quang thì lượng khí thải nhà kính phát thải từ đập khi sản xuất điện cũng ngang như việc đốt dầu mỏ để sản xuất cùng một lượng điện. Năm 1990, các nhà khoa học đã ước tính được lượng phát thải khí nhà kính của đập Curua- Una ở Para (Braxin) là cao hơn 3,5 lần so với cùng lượng điện được tạo ra từ dầu mỏ hay chỉ với 52.000 con đập lớn của thế giới đã đóng góp hơn 4% tác động gây nóng lên toàn cầu do hoạt động của con người.

Nghiên cứu của Viện Nghiên cứu không gian Quốc gia Braxin (INPE) chỉ ra rằng, các đập thủy điện lớn có thể tạo ra lượng khí mêtan hàng năm trên toàn cầu tương đương khoảng 800 triệu tấn khí CO2 (trong thực tế, loại khí này gây hiệu ứng nhà kính mạnh gấp 21 lần so với CO2). 

Bài toán khó... 

Các hồ thủy điện hình thành trên các con đập làm ngập chìm các khu rừng nhiệt đới cũng đồng nghĩa với việc mất đi những bể chứa CO2 hữu hiệu, hay nói cách khác chúng làm tăng phát thải CO2 vào khí quyển. 

Hiện nay, dù chưa có thống kê về diện tích rừng bị mất do làm thủy điện trên toàn thế giới cũng như ở Việt Nam, nhưng từ con số ước tính về lượng CO2 phát thải vào khí quyển trên một đơn vị diện tích rừng bị mất (16,1 triệu ha rừng trên thế giới bị mất, giải phóng 1,6 Giga tấn cacbon/năm) hay căn cứ trên khả năng của rừng nhiệt đới có thể hấp thu CO2 (là 9,62 tấn/ha/năm) người ta có thể hình dung phần nào về sự đóng góp vào sự biến đổi khí hậu thông qua việc gián tiếp làm tăng phát thải CO2 của thủy điện ở các nước nhiệt đới, trong đó có Việt Nam.

Việc phân tích các tác động tiêu cực của đập thủy điện từ những kinh nghiệm quốc tế không có nghĩa là phản đối việc phát triển nguồn năng lượng thủy điện của Việt Nam khi mà trong giai đoạn hiện nay, nhu cầu điện sinh hoạt và sản xuất ở nước ta còn chưa đáp ứng đủ, mà nguồn năng lượng thay thế chưa sẵn sàng. 

Tuy nhiên, vấn đề phát triển thủy điện như thế nào để có thể đảm bảo được rằng, những tiêu cực do thủy điện gây ra không vượt quá mức độ cho phép là một bài toán khó. Trên cơ sở nhận thức những cái được và cái mất từ các dự án thủy điện, các nhà hoạch định và quản lý nên quan tâm, cân nhắc kỹ lưỡng và tính đến khả năng loại bớt những đập thủy điện đã, đang hoặc sẽ không đảm bảo chức năng của nó giống như một số nước đã tiến hành trước khi quá muộn.

PGS-TS Lê Diên Dực, Trung tâm Nghiên cứu tài nguyên và môi trường
(Đại học Quốc gia Hà Nội), Chủ tịch Hội Đất ngập nước Việt Nam
(Nguồn: )
Thảo luận cho chủ đề này:
Hiện chưa có thảo luận cho chủ đề này!
Gửi thảo luận mới:
 Họ và tên
 Email
Mã kiểm tra 
TIN CẬP NHẬT MỚI NHẤT:
Bố nguy kịch, con trai nhờ cộng đồng mạng tìm lại người mẹ thất lạc suốt 8 năm qua (1/4/2016)
Nghẹt cứng’ người tụ tập nhìn và tiếc nuối cầu Ghềnh 110 tuổi đổ sập (21/3/2016)
Vụ nổ ở Hà Đông: Gia đình chủ ve chai gào khóc trong đám tang (21/3/2016)
Nghi can trốn truy nã giả danh nữ trung tá quân đội (26/1/2016)
Sau 31/12, ai chưa đổi giấy phép lái xe nhựa sẽ bị phạt? (25/12/2015)
Hãi hùng thực phẩm bẩn được ”găm” lại để... chờ Tết (25/12/2015)
Khỉ ăn cắp xe bus rồi gây tai nạn liên hoàn trên đường phố (24/12/2015)
Sài Gòn: Quán cafe ôm miễn phí dành cho người cô đơn khi Giáng Sinh về (24/12/2015)
Người Hà Nội háo hức với màn tuyết rơi ở Công viên nước Hồ Tây (24/12/2015)
Vào nhà trộm xe máy còn tranh thủ rán trứng ăn cơm cho đỡ đói rồi ... trộm tiếp (24/12/2015)
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:
Trung Quốc tịch thu hơn 117 bàn chân gấu (7/1/2012)
Hai chùm sáng bí ẩn tại Scotland (7/1/2012)
’Mây tận thế’ hình đĩa bay khổng lồ (6/1/2012)
Nguyên nhân ô tô, xe máy cháy nhiều trong thời gian qua (4/1/2012)
Tăng cường kiểm tra chất lượng xăng dầu, gas (4/1/2012)
Mưa sao băng đầu tiên của năm (4/1/2012)
Không có tận thế vì siêu núi lửa năm 2012 (3/1/2012)
2011- năm kinh hoàng với loài voi (3/1/2012)
Có hàng nghìn hồ đập nhỏ có nguy cơ mất an toàn (31/12/2011)
Dầu ăn Trung Quốc bị phát hiện chứa chất gây ung thư (30/12/2011)
Phát ngôn phản khoa học của những người nổi tiếng (30/12/2011)
Quốc gia đầu tiên trên thế giới không có khí thải (29/12/2011)
WMO tăng cường các dịch vụ khí hậu ở châu Phi (29/12/2011)
Xây khu bảo tồn di tích lịch sử văn hóa Sa Huỳnh (29/12/2011)
Mảnh vỡ vệ tinh Nga rơi trúng nhà dân (26/12/2011)
  Xin chào,
  Mời bạn Đăng nhập hoặc Đăng ký thành viên
win 10 - phải
honda
Robocon 2015
Nghẹt cứng' người tụ tập nhìn và tiếc nuối cầu Ghềnh 110 tuổi đổ sập
Vụ nổ ở Hà Đông: Gia đình chủ ve chai gào khóc trong đám tang
Nghi can trốn truy nã giả danh nữ trung tá quân đội
5 lý do Samsung sẽ chuyển các nhà máy từ Trung Quốc về Việt Nam
Sau 31/12, ai chưa đổi giấy phép lái xe nhựa sẽ bị phạt?
Hãi hùng thực phẩm bẩn được "găm" lại để... chờ Tết
Phat minh thien tai
Chiếc máy bay đầu tiên
Xe điện của Nissan đạt vận tốc 300 km/giờ
Tương lai của chất dẻo sinh học sẽ ra sao?
10 nhà khoa học lỗi lạc nhất trong lịch sử
Iran đã sản xuất 4 loại thuốc nano cho bệnh nhân ung thư
Công nghệ tự chẩn bệnh nhờ ráy tai
9 cách xử lý côn trùng cắn từ những vật dụng sẵn có
Những phát minh nổi tiếng thế giới của người Việt
vu khi - khi tai
Yamaha 1
Sáng Tạo Việt