banner
TRANG CHỦ TIN TỨC CÔNG NGHỆ PHÁT MINH THẾ KỶ KHOA HỌC GÓC NHÌN 360° SÁNG CHẾ Ý TƯỞNG XANH NĂNG LƯỢNG BÍ ẨN VIDEO
TRANG CHỦ > Tin tức > Xã hội Bản in  |  Gửi thư  |  Kênh RSS
Bà 60 tuổi cõng cháu đi học suốt 3 năm
(www.phatminh.com) 
Lưng cõng đứa em, tay dắt đứa anh, ba bà cháu vượt con dốc dài 2 km mới xuống được quốc lộ, rồi lại đi bộ thêm 4 km mới tới trường. Suốt 3 năm qua, bà Mu ở Thanh Hóa cõng các cháu đi học.


Bà Mu gói cơm chuẩn bị cho các cháu mang theo đi học. Ảnh: Hoàng Phương.

5h sáng, khi cả bản còn chìm trong sương núi, bà Phạm Thị Mu, dân tộc Mường (60 tuổi ở bản Nán, xã Thiết Ống, Bá Thước, Thanh Hóa) lục đục trở dậy nắm cơm, giục hai cháu Trương Công Hiếu (9 tuổi) và Trương Công Huy (6 tuổi) mặc quần áo, mang cặp sách cho kịp giờ đến lớp.

Sáng nào cũng vậy, bà Mu cùng các cháu vượt dốc, đi bộ đến trường Tiểu học Thiết Ống 1. Đi được một đoạn, bà dừng nghỉ lấy sức rồi tiếp tục bước nhanh sợ cháu muộn học. Dẫn Hiếu vào lớp 3, bà đưa Huy đến cửa lớp 1 giao cho cô giáo chủ nhiệm. Cậu bé nhảy chân sáo vào lớp nhưng vẫn ngoái nhìn bà. Thấy bà đứng ngoài sảnh lớn, gần lớp học, Huy mới yên tâm ngồi vào chỗ. Chỉ cần không thấy bóng dáng quen thuộc, cậu bé sẽ khóc không chịu học.

Cách đây 7 năm, bố của hai bé mất vì tai nạn, mẹ bỏ đi biệt xứ. Bé Huy mới 7 tháng tuổi khát sữa mẹ, khóc ngằn ngặt trên tay bà nội. Thằng anh mới 2 tuổi trốn trong góc nhà, lầm lì không nói câu nào. Từ đó đến nay, mẹ chúng chưa về thăm con một lần.

Ba bà cháu cõng nhau đi học hàng sáng. Ảnh: Hoàng Phương.

Bà Mu phải bế cháu đi khắp bản xin sữa của những bà mẹ đang nuôi con. Có khi sữa xin không đủ, bà phải lấy đường hòa nước cơm cho cháu uống. Hai anh em lớn lên quấn quýt nhau, đến trường cũng phải cùng nhau đi mới chịu. Từ tờ mờ sáng, ông Trương Công Day, ông nội của Huy và Hiếu, dậy đưa trâu lên núi, tối về lại đi bắt nhái kiếm thêm đồng ra đồng vào. Việc đưa đón cháu đi học bà Mu đảm nhận.

Hành trình tìm con chữ của những đứa trẻ không đơn giản bởi muốn đến lớp, ba bà cháu phải vượt đoạn đường đèo, dốc lởm chởm. Bản Nán ở lưng chừng núi, muốn xuống được quốc lộ phải vượt quãng đường dài hơn 2 km dốc đứng, toàn đá lởm chởm. Đứng ở nơi cao nhất của con dốc có thể nhìn thấy cả dòng sông Mã uốn lượn. Vì thế người lớn còn sợ dốc Nán, huống chi những đứa trẻ chưa một lần bước chân ra khỏi bản. Vậy mà hàng ngày bà cụ 60 tuổi, mặc váy, cõng cháu đi bộ 6 km đến trường.

Bà cho hay, nếu có xe đạp, những đứa trẻ trong bản cũng không bao giờ dám đi vì sợ độ cao của dốc Nán. Người lớn đi xe máy cũng phải nín thở từng đoạn, chỉ cần lệch bánh xe, cả người cả xe sẽ lao vun vút xuống dốc mà không phanh lại được.

Bà Mu ngồi bên ngoài lớp học chờ các cháu học xong. Ảnh: Hoàng Phương.

Những hôm trời mưa, bà Mu đi chân đất dò dẫm từng bước trên mặt đường lầy lội, trơn tuột. Đứa cháu nhỏ trên lưng ôm chặt bà, không dám thở mạnh. Hôm đó đến lớp, ba bà cháu đều lấm bùn, ướt gần hết nhưng Hiếu, Huy không phải nghỉ học. Hôm nào bị ốm, bà đưa hai đứa nhỏ đến đầu chân dốc, gửi người trong làng chở chúng xuống trường, rồi lại về nấu cơm cho các cháu.

Mùa đông lạnh, sương mù dày đặc, có hôm bà phải đốt đuốc đi từ hơn 4h sáng. Ba bà cháu đến nơi, cổng trường còn chưa mở. Hai anh em lại ngồi gọn trong lòng bà, ngủ thêm một chút chờ vào lớp.

Miệng móm mém nhai trầu, bà Mu chia sẻ: "Ba bà cháu cùng nhau đi học đã được 3 năm nay. Sáng nào tôi cũng dậy thật sớm đưa hai cháu đến trường, ngồi chờ chúng học xong lại đưa về. Hôm nào hai anh em chúng học cả ngày thì mang theo cơm nắm, muối vừng để ba bà cháu cùng ăn".

Hiếu và Huy đều là những đứa trẻ ngoan. Đến giờ nấu cơm, Huy biết rửa nồi, Hiếu quét nhà. Xong xuôi, hai anh em lại ra đầu ngõ chơi hoặc lấy sách ra cùng nhau ôn bài. Khó khăn nhưng bà Mu chưa bao giờ có ý định cho các cháu nghỉ học. Bà bảo, dốc Nán có cao hơn, dốc hơn nữa bà vẫn sẽ đưa chúng đi học. "Chỉ có học, anh em chúng nó mới bước chân ra khỏi bản Nán được", bà Mu tâm sự.

Gói cơm bà Mu mang theo để ba bà cháu ăn trưa. Ảnh: Hoàng Phương.

Ông Cao Trung Thực, Bí thư chi bộ thôn Nán, cho hay gia đình bà Mu thuộc diện hộ nghèo đặc biệt của thôn. Hàng tháng, Hiếu và Huy được trợ cấp mồ côi tổng cộng 360.000 đồng nhưng không đủ trang trải cuộc sống cho 5 miệng ăn. Thu nhập hiện tại của nhà bà Mu chỉ trông vào nương rẫy và vài đồng bán nhái của ông Day. Hàng xóm quanh đó đều nghèo nên cũng không giúp đỡ được gì cho ông bà Mu.

"Công việc nương rẫy, kiếm cái ăn trong nhà chủ yếu ông Day đảm nhiệm, còn bà Mu chăm sóc và đưa cháu đi học. Ngoài hai đứa cháu, ông bà còn phải nuôi thêm cụ bà hơn 80 tuổi, bị liệt nằm một chỗ đã vài năm nay", ông Thực nói.

Cô Nguyễn Thị Trang, Hiệu phó trường Tiểu học Thiết Ống 1, cho biết anh em Hiếu, Huy là những tấm gương vượt khó của trường. Hầu hết khoản đóng góp của hai học sinh này đều được miễn giảm. Đầu năm học mới, nhà trường còn tặng sách vở, quần áo mới cho các em. Biết bà nội đưa các cháu đến lớp, Ban giám hiệu cũng cho phép bà vào trường để hai cậu bé được yên tâm học hành.

(Nguồn: Hoàng Phương )
Thảo luận cho chủ đề này:
Hiện chưa có thảo luận cho chủ đề này!
Gửi thảo luận mới:
 Họ và tên
 Email
Mã kiểm tra 
TIN CẬP NHẬT MỚI NHẤT:
Bố nguy kịch, con trai nhờ cộng đồng mạng tìm lại người mẹ thất lạc suốt 8 năm qua (1/4/2016)
Nghẹt cứng’ người tụ tập nhìn và tiếc nuối cầu Ghềnh 110 tuổi đổ sập (21/3/2016)
Vụ nổ ở Hà Đông: Gia đình chủ ve chai gào khóc trong đám tang (21/3/2016)
Nghi can trốn truy nã giả danh nữ trung tá quân đội (26/1/2016)
Sau 31/12, ai chưa đổi giấy phép lái xe nhựa sẽ bị phạt? (25/12/2015)
Hãi hùng thực phẩm bẩn được ”găm” lại để... chờ Tết (25/12/2015)
Khỉ ăn cắp xe bus rồi gây tai nạn liên hoàn trên đường phố (24/12/2015)
Sài Gòn: Quán cafe ôm miễn phí dành cho người cô đơn khi Giáng Sinh về (24/12/2015)
Người Hà Nội háo hức với màn tuyết rơi ở Công viên nước Hồ Tây (24/12/2015)
Vào nhà trộm xe máy còn tranh thủ rán trứng ăn cơm cho đỡ đói rồi ... trộm tiếp (24/12/2015)
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:
Tâm sự của 9X xinh đẹp công khai giới tính thật (12/3/2013)
Bộ trưởng Thăng: Chưa xử phạt xe không chính chủ! (12/3/2013)
Bữa tiệc 2.000 mâm xôn xao đất Hải Dương (11/3/2013)
Hai nữ sinh bị xe container cán, khi đi mua hoa ngày 8-3 (7/3/2013)
Nga sắp ra mắt nước hoa hương thiên thạch (7/3/2013)
Tỷ phú USD Việt Nam đầu tiên được thế giới công nhận (5/3/2013)
Bão tuyết lớn ở Nhật Bản làm tám người thiệt mạng (5/3/2013)
Chó ủ ấm, cứu chủ giữa đầm lầy lạnh -5 độ C (5/3/2013)
Tê giác Ấn Độ bị giết với tốc độ chóng mặt (4/3/2013)
Trung Quốc bắt đầu tiến hành thử nghiệm mạng TD-LTE (4/3/2013)
Động đất gây rung lắc ở Tokyo (26/2/2013)
TESTING (25/2/2013)
Những dịch vụ ”hốt bạc” trong mùa lễ hội (25/2/2013)
Cư dân Nga bắt đầu rao bán mảnh thiên thạch (21/2/2013)
Phát hiện nhiều thuốc lá, rượu nhập lậu (19/2/2013)
  Xin chào,
  Mời bạn Đăng nhập hoặc Đăng ký thành viên
win 10 - phải
honda
Robocon 2015
Nghẹt cứng' người tụ tập nhìn và tiếc nuối cầu Ghềnh 110 tuổi đổ sập
Vụ nổ ở Hà Đông: Gia đình chủ ve chai gào khóc trong đám tang
Nghi can trốn truy nã giả danh nữ trung tá quân đội
5 lý do Samsung sẽ chuyển các nhà máy từ Trung Quốc về Việt Nam
Sau 31/12, ai chưa đổi giấy phép lái xe nhựa sẽ bị phạt?
Hãi hùng thực phẩm bẩn được "găm" lại để... chờ Tết
Phat minh thien tai
Chiếc máy bay đầu tiên
Xe điện của Nissan đạt vận tốc 300 km/giờ
Tương lai của chất dẻo sinh học sẽ ra sao?
10 nhà khoa học lỗi lạc nhất trong lịch sử
Iran đã sản xuất 4 loại thuốc nano cho bệnh nhân ung thư
Công nghệ tự chẩn bệnh nhờ ráy tai
9 cách xử lý côn trùng cắn từ những vật dụng sẵn có
Những phát minh nổi tiếng thế giới của người Việt
vu khi - khi tai
Yamaha 1
Sáng Tạo Việt