banner
TRANG CHỦ TIN TỨC CÔNG NGHỆ PHÁT MINH THẾ KỶ KHOA HỌC GÓC NHÌN 360° SÁNG CHẾ Ý TƯỞNG XANH NĂNG LƯỢNG BÍ ẨN VIDEO
TRANG CHỦ > Sáng chế > Sáng chế của bạn Bản in  |  Gửi thư  |  Kênh RSS
Xem phim 3D… không cần kính
(phatminh.com) Cải tiến này dựa trên khả năng chụp ảnh 3D bằng một máy quay phim lập thể duy nhất.

Đối với các chủ sở hữu TV 3D, nội dung là một điểm hạn chế. Ở châu Âu, TV 3D đang rất được ưa chuộng, được nhiều người quan tâm nhưng công việc hậu sản xuất, phát sóng trực tiếp chương trình 3D là cực kỳ hiếm và người xem vẫn cần phải đeo cặp kính thô kệch để xem phim. Nhưng điều đó có thể sớm thay đổi.

Sản xuất trực tiếp truyền hình 3D không cần kính không chỉ có thể trở thành hiện thực mà giá cả cũng phải chăng nếu như các nhà nghiên cứu Đức đi đúng hướng.

Công nghệ truyền hình 3D không kính, được gọi là autostereoscopy, đã xuất hiện và tồn tại mặc dù vẫn còn trong giai đoạn phát triển. Màn hình hoạt động bằng cách sử dụng lớp nền quang học đặc biệt hiển thị hình ảnh khác nhau cho mỗi mắt, đánh lừa bộ não của người xem rằng hình ảnh nổi ra là những hình ảnh thật. Để tạo ra hiệu ứng chất lượng cao, cần thiết phải có nhiều góc máy quay trong mỗi lần chụp, do đó, quá trình sản xuất này cực kỳ khó khăn. Số lượng của hình ảnh màu xám càng nhiều thì chất lượng 3D càng cao.

"Lắp 8, 9 hay 20 máy ảnh vào một bộ hệ thống là điều không thực tế lắm", Frederik Zilly, quản lý dự án phân tích 3D của Viện Fraunhofer Heinrich Hertz ở Berlin cho biết. Chi phí, trọng lượng, điện năng tiêu thụ và các yêu cầu băng thông cho video 3D không kính là điều tuyệt vời, khó tin. "Đó là lúc mà chúng tôi nghĩ, OK, chúng ta cần phải tạo ra một cái gì đó", ông cho biết thêm

Công nghệ 3D hiện nay vẫn phải sử dụng những chiếc kính gây phiền phức cho người dùng. (Nguồn: discovery.com)
Công nghệ 3D hiện nay vẫn phải sử dụng những chiếc
kính gây phiền phức cho người dùng. (Nguồn: discovery.com)

Nhóm nghiên cứu của Zilly đã phát triển một chiếc máy phân tích lập thể, được đặt tên là STANkhả năng chỉnh sửa các hình ảnh 3D chuẩn trong thời gian thực để tạo ra chương trình phát sóng trực tiếp. Hệ thống mới là một phần mở rộng của STAN mà có thể tạo ra lên đến 25 hình của một cảnh từ nhiều góc nhìn khác nhau, điều này là rất cần thiết cho công nghệ 3D không kính. Cách dựng hình ảo này khá nhanh trong phòng thí nghiệm nhưng chưa đáp ứng ở tốc độ cần thiết để phát sóng trực tiếp, Zilly cho biết.

Nhóm nghiên cứu dự án Fraunhofer gần đây đã trình bày công nghệ autostereoscopic tại hội nghị phát thanh truyền hình quốc tế ở Amsterdam. Phiên bản hiện tại của họ hoạt động offline nhưng Zilly hy vọng sẽ giới thiệu một phiên bản thời gian thực của công nghệ phát sóng tại hội nghị vào năm tới.

Markus Aha là một nhà sản xuất TV 3D, cũng là người sáng lập và là Giám đốc điều hành của hãng truyền thông quốc tế Aha tại Berlin. Ông biết rất rõ về Zilly và công trình của Fraunhofer, một phần vì cả hai đều thuộc nhóm hợp tác đổi mới 3D mới ở Berlin.

"Việc sản xuất 3D không cần kính phát triển càng nhanh thì thị trường càng sớm mở ra cho nội dung 3D", ông nói.

Tuy nhiên, tại thời điểm này, các công ty điện tử tiêu dùng vẫn còn đang phát triển màn hình autostereoscopic. Toshiba đã trình bày một nguyên mẫu màn hình LCD độ nét cao theo công nghệ này hồi đầu năm nay nhưng vẫn chưa xuất hiện trên thị trường.

"Tôi nghĩ rằng chúng tôi vẫn đang theo dõi 2 năm phát triển trước khi thế hệ của màn hình này được tung ra trên thị trường", ông nói.

Trong khi người tiêu dùng đang chờ đợi cho màn hình TV tốt hơn thì Aha đã chứng kiến màn hình 3D không kính được sử dụng cho quảng cáo kỹ thuật số ở châu Âu. Aha cũng đã thấy một thử nghiệm ở Anh, nơi các trận đấu bóng bầu dục bằng 3D stereo được chuyển đổi cho màn hình autostereoscopic trong các quán bar thể thao. Trong khi nhu cầu tại gia đình không cần chất lượng cao thì các sự kiện thể thao được coi là một trong các ứng viên tốt nhất cho nhu cầu truyền nội dung 3D. Các sự kiện văn hóa và các buổi hòa nhạc trực tiếp cũng nằm trong danh sách này.

Thị trường toàn cầu cho TV 3D là khá nhỏ và hiện tượng này đã được chế nhạo như là mốt nhất thời. Người tiêu dùng cũng bày tỏ mối lo ngại về sự mỏi mắt và buồn nôn khi liên tục xem các chương trình theo cách này. Mặc dù còn nhiều rào cản nhưng các nhà nghiên cứu, đặc biệt là ở châu Âu, tiếp tục nỗ lực để cải thiện trải nghiệm xem truyền hình 3D.

Zilly nghĩ rằng khi người xem có được một màn hình TV 3D mang lại cảm xác thoải mái khi xem, họ sẽ muốn nhiều hơn nữa. "Đó là lúc xem xét bổ sung thêm màu cho hình ảnh chỉ có màu đen và trắng trước đó. Tôi nghĩ rằng 3D mà không cần kính sẽ là tương lai của truyền hình", ông khẳng định.

(Nguồn: Theo Đất Việt )
Thảo luận cho chủ đề này:
Hiện chưa có thảo luận cho chủ đề này!
Gửi thảo luận mới:
 Họ và tên
 Email
Mã kiểm tra 
TIN CẬP NHẬT MỚI NHẤT:
Bể nuôi giúp cá cảnh tự ”bơi dạo” trong phòng (17/3/2014)
Máy giúp biến nước thành rượu vang trong 3 ngày (14/3/2014)
Xe tự chế lạ mắt ở Nghệ An (17/4/2013)
Máy bay “Hai lúa” xuất ngoại (26/3/2013)
Người nông dân sáng chế ra máy bừa mini (22/3/2013)
Người biến phân heo thành... điện (8/11/2012)
Máy nhổ lạc và hạt tiêu của nông dân học hết lớp 7 (6/11/2012)
Công nghệ giảm phí, tổn thất sau thu hoạch hải sản (24/10/2012)
Cày đa năng ra đời trong lò rèn rách nát (18/10/2012)
Nông dân sành cơ khí, mê sáng tạo (18/10/2012)
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:
Ứng dụng điện thoại mới giảm tai nạn giao thông (16/9/2011)
Thiết bị mới đo lưu lượng máu cho bệnh nhân bỏng (16/9/2011)
Máy tạo oxy siêu nhỏ giúp tăng hiệu quả chữa trị ung thư kỵ khí (6/9/2011)
Sản xuất chất kết dính từ... tro bay (30/8/2011)
Chế tạo thành công kính nhìn đêm (26/8/2011)
Robot sơn tường tự động (26/8/2011)
Công nghệ giữ thực phẩm tươi trong nhiều năm (18/8/2011)
Áo khoác học làm “bà bầu” cho đàn ông (15/8/2011)
Thiết bị điện tử hình xăm theo dõi bệnh  (14/8/2011)
Robot bán mì (11/8/2011)
Phát hiện sử dụng ma túy qua vân tay  (10/8/2011)
Máy tạo nước từ... không khí (8/8/2011)
Sách giấy chống thấm nước đầu tiên sắp ra mắt (8/8/2011)
Nhà giá rẻ xây bằng công nghệ Nano (8/8/2011)
Máy rửa bát dùng năng lượng mặt trời (3/8/2011)
  Xin chào,
  Mời bạn Đăng nhập hoặc Đăng ký thành viên
win 10 - phải
honda
Robocon 2015
Người nông dân sáng chế ra máy bừa mini
Máy bay “Hai lúa” xuất ngoại
Bể nuôi giúp cá cảnh tự "bơi dạo" trong phòng
Máy giúp biến nước thành rượu vang trong 3 ngày
Chàng sinh viên trẻ và những sáng chế độc đáo
Sáng Chế Của ‘Nhà Khoa Học Nhí’
Phat minh thien tai
Chiếc máy bay đầu tiên
Xe điện của Nissan đạt vận tốc 300 km/giờ
Tương lai của chất dẻo sinh học sẽ ra sao?
10 nhà khoa học lỗi lạc nhất trong lịch sử
Iran đã sản xuất 4 loại thuốc nano cho bệnh nhân ung thư
Công nghệ tự chẩn bệnh nhờ ráy tai
9 cách xử lý côn trùng cắn từ những vật dụng sẵn có
Những phát minh nổi tiếng thế giới của người Việt
vu khi - khi tai
Yamaha 1
Sáng Tạo Việt