Theo
thông tin trên tờ France24, Ngân hàng phát triển liên Mỹ (IDB) cũng sẽ
là bên thứ ba, tham gia đóng góp tài chính cho dự án nhiên liệu xanh đột
phá này. Công ty sản xuất Mỹ Amyris sẽ chịu trách nhiệm sản xuất ‘xăng
từ mía’ này. Tổ chức môi trường, Quĩ động vật hoang dã thế giới (WFF) sẽ
đóng vai trò là đối tác cố vấn và đánh giá độc lập.
Khách tham quan đang ngắm máy bay dùng nhiên liệu ethanol 100% sản xuất bởi hãng chế tạo máy bay Embraer của Brazil năm 2008. Ảnh AFP.
“Dự án đột phá của chúng tôi sẽ đánh giá điều kiện môi trường và thị trường cho việc sử dụng nhiên liệu tái sinh cho máy bay”, các bên liên quan đồng thuận.
Arnaldo Vieira de Carvalho, người dẫn đầu của Ban Sáng kiến nhiên
liệu sinh học ổn định cho hàng không của ngân hàng IDB cho biết, những
công nghệ nhiên liệu tái sinh dùng cho máy bay sắp tới này, có tiềm năng
làm giảm thiểu lượng khí nhà kính “tối đa”. Ông này nhấn mạnh đến thành công trước đó của Brazil trong việc dùng chất ethanol từ cây mía để thay thế cho xăng dầu.
“Nghiên cứu này cũng sẽ xem xét tiềm năng tổng quan cho việc sản
xuất công nghiệp, lâu dài các loại nhiên liệu máy bay thay thế, được làm
ra từ cây mía đường”, ông cho biết thêm.
Được dẫn đầu bởi ICONE, một nhóm chuyên gia think-tank ở Brazil,
nghiên cứu ‘xăng máy bay chiết từ mía’ là nghiên cứu đầu tiên được chu
cấp tài chính bởi ngân hàng IDB và sẽ thúc đẩy sự phát triển ngành công
nghiệp nhiên liệu sinh học cho máy bay về lâu dài, theo lời của quan
chức IDB.
Hãng Boeing khẳng định, nghiên cứu nhiều bên về ‘con đường từ cây mía
đến máy bay’ thật sự quan trọng cho việc đa dạng hóa các nguồn cung
nhiên liệu hàng không và cũng giúp xây dựng mối hợp tác chặt chẽ về năng
lượng tái sinh giữa Mỹ và Brazil.
“Trong điều kiện nhiên liệu sinh học đang được ủng hộ dùng cho
các máy bay phản lực thương mại hiện nay, việc hiểu và đảm bảo được tính
ổn định của các nguồn cung theo vùng miền tỏ ra thực sự có ích; và
Brazil đóng vai trò rất quan trọng”, ông Billy Glover, phó tổng giám đốc chính sách hàng không và môi trường của hãng Boeing cho biết.
Ông John Melo, giám đốc sản xuất của Amyris lại nhấn mạnh đến tính tái sinh của nhiên liệu mới này: “Hành
tinh của chúng ta sẽ không thể được lợi gì nếu chỉ thay thế những nhiên
liệu hóa thạch bằng một nhiên liệu đơn thuần khác. Nghiên cứu này sẽ
giúp thay thế các nhiên liệu hóa thạch bằng nhiên liệu có thể tái sinh
mà vượt xa cả những tiêu chuẩn ổn định và tiêu chuẩn kỹ thuật”.
Công ty Amyris, đặt trụ sở ở California, đã mở cơ sở sản xuất năng
lượng chiết từ mía đường ở Brazil, Campinas và ở các tỉnh miền đông nam
Sao Paulo từ năm 2009.