Trong thí nghiệm, các nhà
khoa học đã sử dụng tia lazer và từ trường để lưu riêng biệt các chữ cái
“N” và “T” trong một cái thùng nhỏ dài 20cm, được gọi là bộ nhớ GEM,
chứa đầy hơi của nguyên tử Rubidium. Sau đó ấn một chiếc nút có chức
năng đảo chiều từ trường để nguyên tử hơi phát lại hình ảnh của 2 chữ
cái trên. Kết quả là 2 chữ cái xuất hiện trong khoảng thời gian rất
ngắn, 1/triệu giây.
|
Chữ cái T và N được lưu trữ và
trình chiếu dưới dạng hơi(Ảnh: Livescience) |
“Chúng tôi muốn thay đổi cách thức lưu trữ và chiếu phim dựa trên công
nghệ lượng tử”, Quentin Glorieux, một trong các nhà nghiên cứu, phát
biểu. “Việc lưu trữ thông tin dưới dạng lượng tử có thể là tiền đề cho
sự ra đời của mạng internet lượng tử”.
Tuy nhiên, để biến phương thức lưu trữ này hiện thực hơn nữa,
các nhà khoa học cần khắc phục tính dễ phát tán của hơi phân tử dẫn đến
làm hỏng hình ảnh.