Loại kỹ thuật mới có thể đọc được luồng điện trên da
đầu và sự thay đổi của mạch máu trong đại não khi con người tưởng tượng
đến 4 động tác đơn giản (như cử động tay phải, cử động tay trái, chạy bộ
và ăn cơm). Honda đã thành công trong việc phân tích được kiểu tư duy
này, sau đó thông qua thiết bị không dây truyền thông tin đến cho robot
ASIMO.
|
Người thử nghiệm đang biểu diễn điều khiển
robot... |
Tuy nhiên, công ty này sẽ không tiến hành thực nghiệm
trước đông đảo công chúng, vì ý nghĩ của người thử nghiệm sẽ bị ảnh
hưởng từ bên ngoài và phân tâm. Còn một vấn đề khác nữa là, cấu tạo đại
não của mỗi một nguời không giống nhau, do đó nhân viên nghiên cứu trước
khi tiến hành thực nghiệm từ hai đến ba tiếng đồng hồ sẽ phải nghiên
cứu cấu tạo đại não của người thử nghiệm, như vậy mới có thể phát huy
hết tác dụng của kỹ thuật này.
Đây mới chỉ là giai đoạn nghiên cứu khởi đầu của
chương trình, trước mắt vẫn chưa thể tiến hành ứng dụng thực tế.
Nhật Bản là nước có nền công nghiệp robot hàng đầu
trên thế giới, chính phủ cũng đang cổ vũ việc phát triển kỹ thuật robot,
lấy đó làm con đường lâu dài để thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế quốc gia. Các nhà khoa học trên thế
giới đều đang chú trọng vào việc nghiên cứu đại não con người, nhưng
Honda cho biết, nghiên cứu của công ty này là một trong những nghiên cứu
tiên tiến nhất tìm được cách đọc tư duy của đại não mà không làm tổn
thương tới người sử dụng, ví dụ như việc cấy máy truyền cảm vào trong
da.
Honda cũng đã xem kỹ thuật chế tạo robot là sản phẩm
quan trọng để nâng cao hình ảnh của công ty, thường xuyên để ASIMO biểu
diễn các loại động tác trước đông đảo quần chúng như đi bộ, nói chuyện
với robot trên kênh truyền hình quảng cáo. Theo Honda giới thiệu, một
trong những khó khăn trước mắt của việc đọc suy nghĩ đại não là, làm thế
nào chế tạo chiếc máy đọc suy nghĩ nhỏ hơn nữa để thuận tiện mang theo
bên người.
Thậm chí trong tương lai xe ô tô con sẽ không cần dùng đến vô-lăng mà dựa
vào tư duy của con người để tự động điều khiển. Người phụ trách trung
tâm nghiên cứu của hãng Honda Nhật Bản – Yasuhisa Arai cũng không loại
trừ tính khả thi này. Ông nói: “Sản phẩm của chúng tôi chính là để cho
con người sử dụng. Đối với chúng tôi việc tìm hiểu hành vi của con người
một cách thấu đáo là rất quan trọng. Mục tiêu cuối cùng mà chúng tôi
nghiên cứu là làm cho robot tự động thao tác. ”
|