banner
TRANG CHỦ TIN TỨC CÔNG NGHỆ PHÁT MINH THẾ KỶ KHOA HỌC GÓC NHÌN 360° SÁNG CHẾ Ý TƯỞNG XANH NĂNG LƯỢNG BÍ ẨN VIDEO
TRANG CHỦ > Khoa Học > Sinh vật học - y học Bản in  |  Gửi thư  |  Kênh RSS
Mì tôm đang đầu độc cả thế hệ sinh viên
(www.phatminh.com) Mì tôm chứa chất gây sỏi thận, đọng ứ các khớp xương; cơm bình dân tẩm đầy hóa chất đang đe dọa cả thế hệ trẻ nước nhà.

Sinh viên, được mệnh danh là nguồn lực tương lai của xã hội, thế hệ trẻ đóng vai trò hết sức quan trọng cho sự phát triển của đất nước. Thế mà giờ đây, nhu cầu cơ bản nhất được ăn uống sạch sẽ, đủ chất, hợp vệ sinh có lẽ đang trở nên quá xa xỉ. Đặc biệt, là đối với những sinh viên đang ở ký túc xá, không được phép nấu ăn thì việc ăn cơm bình dân, mì gói là chuyện hết sức bình thường.

Đáng buồn thay, những gói mì, đĩa cơm (nguồn cung cấp năng lượng cho sinh viên học tập, nghiên cứu) đang chứa những chất độc vô cùng nguy hiểm.  

Mì tôm chứa chất gây sỏi thận

Cuối tháng hết tiền, sinh viên ăn mì tôm; cần tiết kiệm tiền, sinh viên lại tìm đến mì tôm;…Mì tôm, món ăn ngon giúp no cái bao tử với giá chỉ từ 3.000 – 5.000 đồng, chỉ bằng chưa đến 1/3 so với cơm bình dân. Thế nên chẳng ngoa khi nói đời sinh viên gắn liền với mì tôm.

100% mẫu mì tôm, măng tươi đều có axit oxalic, tác nhân gây ra sỏi thận
Các chuyên gia vừa công bố: 100% mẫu mì tôm, măng tươi đều có axit oxalic, tác nhân gây ra sỏi thận

Phượng, sinh viên trường Đại học Kinh tế Luật, hài hước cho biết: “Sinh viên xa nhà, tiền ba mẹ gửi lên cố định hàng tháng. Nếu muốn học thêm, mua sắm, hay tụ tập đi chơi với bạn bè,…thì tụi em phải cắt bớt chi tiêu ăn uống. Cơm sinh viên 15.000 đồng/ dĩa nhưng không ít bạn trong phòng em một ngày chỉ ăn một bữa cơm, còn một bữa ăn mì tôm để tiết kiệm. Một tuần phòng em lại mua một thùng mì tôm để chia nhau”.

Với các nguyên liệu chính: bột mì, dầu ăn cùng một số gia vị tạo hương vị, bột ngọt, mì ăn liền chỉ là thực phẩm làm no dạ dày chứ không có giá trị nhiều về dinh dưỡng do rất ít chất xơ, vitamine, khoáng chất,... trong thành phần của mì. Chưa kể nó còn chứa các chất điều chỉnh axit, chất tăng cường hương vị, chất làm đông đặc, chất giữ ẩm, chất chống ôxy hóa, chất xử lý bột, hóa chất bảo quản,… 

Kết quả kiểm nghiệm được GS.TS Chu Phạm Ngọc Sơn, Phó Chủ tịch Hội Y tế công cộng TP.HCM, công bố chiều ngày 26/12, khiến dư luận bàng hoàng: 100% mẫu mì tôm, măng tươi đều có axit oxalic, tác nhân gây ra sỏi thận.

Cụ thể, từ cuối tháng 6 đến ngày 10/12/2013, công ty cổ phần dịch vụ khoa học công nghệ sắc ký Hải Đăng đã tiến hành phân 62 mẫu mì tôm (trong nước lẫn nhập khẩu) thì 100% đều có sự hiện diện của axit oxalic với nồng độ khoảng (30,8 - 449mg/kg).

Cơm trộn hóa chất

Cơm bình dân cũng chẳng khá hơn. Thông thường, chủ quán cho miễn phí cơm, “bao no” để góp phần thu hút nhiều khách hàng hơn. Thế nhưng, chỉ với một gói bột hóa chất 8.000 đồng, các quán cơm bình dân có thể biến 10kg gạo thành cơm nở bung, hạt to, dẻo thơm tương đương với nấu 20kg. 

Cơm bụi gắn liền với sinh viên
Để tiết kiệm chi tiêu, "cơm bụi", cơm bình dân, là lựa chọn của nhiều sinh viên

Không ít các bạn sinh viên mua cơm trễ khoảng 1-2 giờ trưa sẽ chứng kiến những giỏ thịt, cá ôi thối, rau củ héo úa, bùi nhùi được giao tận nơi cho quán cơm bình dân. Chủ quán chỉ cần lấy một ít bột màu trắng cho vào thau, đổ nước vào đánh tan rồi cho vào thì thì ngay lập tức miếng thịt sẽ tươi ngon và nở to gấp đôi.

Tuấn sinh viên Đại học Bách khoa TP.HCM tặc lưỡi cho biết: “Có lần mua cơm sớm, thấy cái khăn lau bàn rớt xuống nồi canh, cô bán cơm liền nhanh tay vớt ra và lại thoăn thoắt múc canh vào bịch cho khách. Muỗng đũa dơ dáy, đồ ăn màu sắc sặc sỡ đầy hóa chất, nhưng nếu không ăn thì nhịn đói à?”.

Theo các chuyên gia y tế, độ tuổi từ 18-22 tuổi, với sự sung mãn về cả thể chất lẫn tinh thần, có thể những món ăn độc hại chưa gây tác động ngay lập tức.

Thế nhưng, với 4 năm ăn uống kém vệ sinh như thế này, khi ra trường làm việc liệu sức khỏe họ có bảo đảm? Có quá hay không khi nói thế hệ chủ chốt cho đất nước đang bị “đầu độc” từng ngày?.

(Nguồn: baodatviet.vn )
Thảo luận cho chủ đề này:
Hiện chưa có thảo luận cho chủ đề này!
Gửi thảo luận mới:
 Họ và tên
 Email
Mã kiểm tra 
TIN CẬP NHẬT MỚI NHẤT:
Trẻ uống quá liều siro ho có thể bị ốm nặng, lú lẫn (24/12/2015)
Vỡ tử cung vì thuốc tránh thai (22/12/2015)
| Phát hiện tế bào máu trong ​​hóa thạch khủng long 75 triệu năm (12/6/2015)
Ngửi mùi trứng thối để chống đau tim, đột quỵ? (21/7/2014)
Con người thường chọn bạn có gene tương đồng (21/7/2014)
Cách uống nước đá đem nhiều lợi ích cho cơ thể (17/7/2014)
8 thực phẩm dần phá hoại não (15/7/2014)
Tín hiệu bạn cần ăn nhiều đạm hơn (27/6/2014)
Nọc độc nhện có thể trở thành cứu tinh của loài ong (12/6/2014)
Dứa (Thơm) là sự lựa chọn tốt nhất cho mùa hè nắng nóng (20/5/2014)
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:
Phát hiện loài kẹp kìm mới ở Lâm Đồng (25/12/2013)
Công nghệ có thể ảnh hưởng đến trí não như thế nào? (25/12/2013)
Những phát hiện mới về động vật trong năm 2013 (25/12/2013)
Trung tâm nghiên cứu đậu nành đầu tiên tại Việt Nam (24/12/2013)
Giải mã cơn sốt ’thánh dược’ bọ cạp xanh chữa ung thư (22/12/2013)
Hơn 800 sinh vật đang bị đe dọa (22/12/2013)
Noel sớm của các bệnh nhi ung thư máu  (22/12/2013)
7 bài thuốc trị hôi nách cực hiệu quả  (22/12/2013)
Giảm đột quỵ và tim mạch nhờ ăn táo  (22/12/2013)
Thực đơn ngày Tết có thể gây rối đường ruột (21/12/2013)
Sốc vì mổ đẻ không thấy thai trong bụng bầu 41 tuần (21/12/2013)
Ca tử vong đầu tiên do cúm H10N8 (21/12/2013)
Những tác nhân khiến bạn tổn thọ (21/12/2013)
Loại bỏ bệnh trầm cảm, sỏi thận bằng nước ép bí ngô (21/12/2013)
Bút BioPen hỗ trợ tái tạo xương (19/12/2013)
  Xin chào,
  Mời bạn Đăng nhập hoặc Đăng ký thành viên
win 10 - phải
honda
Robocon 2015
Nhện độc xuất hiện ở Châu Á
“Thần dược” từ ARN can thiệp
Chuột chũi trụi lông “yếu sinh lí”
Nhện cực độc cắn chết người
Nên nghe nhạc gì khi đang phẫu thuật?
| Phát hiện tế bào máu trong ​​hóa thạch khủng long 75 triệu năm
Phat minh thien tai
Chiếc máy bay đầu tiên
Xe điện của Nissan đạt vận tốc 300 km/giờ
Tương lai của chất dẻo sinh học sẽ ra sao?
10 nhà khoa học lỗi lạc nhất trong lịch sử
Iran đã sản xuất 4 loại thuốc nano cho bệnh nhân ung thư
Công nghệ tự chẩn bệnh nhờ ráy tai
9 cách xử lý côn trùng cắn từ những vật dụng sẵn có
Những phát minh nổi tiếng thế giới của người Việt
vu khi - khi tai
Yamaha 1
Sáng Tạo Việt