banner
TRANG CHỦ TIN TỨC CÔNG NGHỆ PHÁT MINH THẾ KỶ KHOA HỌC GÓC NHÌN 360° SÁNG CHẾ Ý TƯỞNG XANH NĂNG LƯỢNG BÍ ẨN VIDEO
TRANG CHỦ > Khoa Học > Sinh vật học - y học Bản in  |  Gửi thư  |  Kênh RSS
Bản năng săn mồi của loài rắn
(www.phatminh.com) Rắn là loài động vật có bản năng săn mồi bẩm sinh ngay từ khi lọt lòng, nạn nhân của chúng hiếm khi biết được khi nào chúng đến.


Với cấu tạo hàm khá đặc biệt, hai hàm không gắn cố định và không có khả năng cắn xé mồi nên rắn có thể há miệng đủ to để nuốt chửng những con mồi lớn, có đường kính lớn hơn cả bề rộng cơ thể của chúng. Thức ăn của loài rắn thường là các loài động vật nhỏ như chim, chuột, thằn lằn, trứng của những con mồi này, hoặc một số loài như rắn hổ mang chúa lại ăn những loài rắn khác. Với nguồn thức ăn phong phú và đa dạng, loài rắn cũng sẽ tự phát triển những cách thức săn mồi khác nhau để tự giúp mình sinh tồn trong thế giới tự nhiên

Một trong những kẻ đáng sợ và đáng nể nhất trong các loài rắn về khả năng săn mồi là loài hổ mang đen Châu Phi.

Rắn hổ mang đen Châu Phi -rắn hổ mang Ai Cập

Với cái đầu giống hình quan tài và cái miệng khoan, hổ mang đen còn có một cái tên gọi khác, đó là “hình bóng tử thần”. Với cơ thể dài và mảnh, hổ mang đen Châu Phi là kẻ nhanh nhất thế giới và cũng là kẻ hung dữ nhất. Khi bị làm phiền, con vật nóng tính này thường tấn công đáp trả một cách dữ dội và mạnh mẽ nhất. Nó có thể tấn công người hay các loài động vật khác từ trong bụi rậm với sự nhanh nhẹn và chính xác theo mọi hướng ngay cả khi đang di chuyển nhanh nhất.

Theo đường thẳng, loài hổ mang đen có thể di chuyển với tốc độ tối đa lên đến 12 dặm/h, gần bằng tốc độ ngựa chạy nước kiệu và nó cũng có thể tự văng mình xa tới 2m. Khi cảm thấy bị đe dọa, nó ngẩng cao 1/3 cơ thể 3m của nó lên khỏi mặt đất, đối mặt trực tiếp với kẻ thù và phát ra những tiếng kêu đầy hăm dọa. Không như hầu hết họ hàng, nó liên tiếp cắn vào nạn nhân và nọc độc của nó cũng gây ra cái chết nhanh chóng, chỉ với hai giọt nọc, nó có thể giết một người trong 20 phút.

Trăn anacoda

Sâu trong vùng lưu vực sông amazon, một kẻ săn mồi khét tiếng khác là con trăn anaconda. Nó không giết con mồi bằng nọc độc mà bằng cách xiết chặt con mồi. Không như loài hổ mang đen hung dữ, loài trăn anaconda là những kẻ lầm lũi. Nó trườn xuống vũng nước nông để săn mồi, nó thường dò xét mặt nước bằng cách dựa vào sự chuyển động của mặt nước để đoán biết vị trí của con mồi. Nó nhẹ nhàng di chuyển đến gần con mồi, rút xuống bên dưới để chờ thời cơ, rồi bất ngờ quăng mình lên đớp lấy con mồi. Đồng thời, nó sử dụng toàn bộ cơ thể mềm dẻo của mình để quấn chặt lấy con mồi và từ từ xiết nhỏ lại cho đến khi con mồi chết vì ngạt thở. Giống như các loài rắn khác, con trăn anaconda có thể nới rộng cặp hàm để nuốt trọn con mồi lớn hơn đầu nó vài lần. Một con trăn anaconda lớn có thể nuốt trọn một con cá sấu và theo lời kể thì chúng thậm chí có thể giết và nuốt trọn một người.

Trên các vùng sa mạc nóng bỏng như sa mạc Namibia, cái nóng như thiêu đốt khiến mọi vật không thể chịu nổi và cách duy nhất là trốn khỏi ánh nắng trực tiếp bằng cách vùi mình thật sâu dưới lớp cát và loài rắn cũng không phải là ngoại lệ. Vào ban ngày, mặt cát hoàn toàn vắng vẻ. Nhưng ánh mặt trời dần tắt lịm, sự sống bắt đầu bò lên mặt cát. Loài rắn trườn ngang Châu Phi có thể nhỏ hơn con trăn anaconda, nhưng kỹ năng mai phục của nó thì tương tự. Khi màn đêm buông xuống, loài rắn săn mồi đã chọn cho mình một nơi ẩn nấp an toàn. Với bộ da màu xám, nó chính là vua ngụy trang. Cát hòa quanh lớp vảy của nó giúp nó biến mất khỏi tầm quan sát của các loài động vật khác. Nó chỉ việc nằm im, quan sát và chờ đợi con mồi của mình. Khi có một con thằn lằn di chuyển vào đúng tầm, con rắn chỉ việc vươn mình ra và đớp lấy với thời gian là 1/10 giây, nhanh hơn cả một cái chớp mắt, nọc độc của nó tiêm vào cơ thể con mồi và giết chết con mồi cũng chỉ trong vài giây.

Rắn Viper Bắc Mỹ

Con rắn Viper Bắc Mỹ là kẻ tấn công và đớp con mồi nhanh nhất trong thế giới loài rắn, chúng có thể quăng mình vào nạn nhân, tấn công con mồi và thu mình về chỉ trong 1/16 giây, chỉ với 4 giọt nọc độc, nó có thể giết chết một người.

Hầu hết tất cả các loài rắn đều hạ con mồi bằng nọc độc, trừ một số loài sử dụng bản năng quấn và xiết chặt con mồi đến ngạt thở. Cặp răng nanh của rắn như những chiếc kim tiêm bơm thứ thuốc độc chết người vào hệ tuần hoàn của con mồi và con mồi thường không nhận ra cái gì đã đánh vào chúng, chỉ có một dấu vết để lại nói ra sự thật tàn nhẫn kia, đó chính là quá trình tiêu hóa thức ăn.

Với bản năng săn mồi bẩm sinh cùng với khả năng kết hợp những thông tin về con mồi do những giác quan đem lại, loài rắn đã trở thành một cỗ máy săn mồi thông minh nhưng đầy nguy hiểm. Sự đa dạng về cách thức săn mồi cũng đã giúp chúng phát triển khả năng thích nghi với nhiều loại môi trường sống khác nhau, giúp chúng sinh trưởng, phát triển và lướt đi trên khắp hành tinh, không ngừng để lại nỗi khiếp sợ cho những con mồi nhỏ bé – nạn nhân của loài rắn.


(Nguồn: Lã Hồng Vân )
Thảo luận cho chủ đề này:
Hiện chưa có thảo luận cho chủ đề này!
Gửi thảo luận mới:
 Họ và tên
 Email
Mã kiểm tra 
TIN CẬP NHẬT MỚI NHẤT:
Trẻ uống quá liều siro ho có thể bị ốm nặng, lú lẫn (24/12/2015)
Vỡ tử cung vì thuốc tránh thai (22/12/2015)
| Phát hiện tế bào máu trong ​​hóa thạch khủng long 75 triệu năm (12/6/2015)
Ngửi mùi trứng thối để chống đau tim, đột quỵ? (21/7/2014)
Con người thường chọn bạn có gene tương đồng (21/7/2014)
Cách uống nước đá đem nhiều lợi ích cho cơ thể (17/7/2014)
8 thực phẩm dần phá hoại não (15/7/2014)
Tín hiệu bạn cần ăn nhiều đạm hơn (27/6/2014)
Nọc độc nhện có thể trở thành cứu tinh của loài ong (12/6/2014)
Dứa (Thơm) là sự lựa chọn tốt nhất cho mùa hè nắng nóng (20/5/2014)
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:
Đài Loan phát hiện trường hợp nhiễm H7N9 đầu tiên (26/4/2013)
Virus H7N9 ”cực kỳ nguy hiểm” với (26/4/2013)
Công nghệ bơm gạch cho cua, quét sơn cho ổi (26/4/2013)
Vi khuẩn E.coli có thể sản xuất diezel (26/4/2013)
Bọ rùa là ”vũ khí sinh học” trong siêu thị (26/4/2013)
Vi khuẩn E.coli có thể sản xuất diezel (24/4/2013)
20 người tử vong vì H7N9 tại TQ (23/4/2013)
Kiến lửa ”giải” toán siêu như người (23/4/2013)
Phát hiện hai con hổ ở Yên Bái (23/4/2013)
Vì sao trẻ em “nghiện” bim bim? (23/4/2013)
Hy vọng mới cho người suy thận (23/4/2013)
Cách chọn hạt hướng dương an toàn (22/4/2013)
Chuyển hóa tế bào da thông thường thành tế bào não (22/4/2013)
Phát hiện ruồi cũng bị trầm cảm (22/4/2013)
Du khách phát hiện loài lan mới (22/4/2013)
  Xin chào,
  Mời bạn Đăng nhập hoặc Đăng ký thành viên
win 10 - phải
honda
Robocon 2015
Nhện độc xuất hiện ở Châu Á
“Thần dược” từ ARN can thiệp
Chuột chũi trụi lông “yếu sinh lí”
Nhện cực độc cắn chết người
Nên nghe nhạc gì khi đang phẫu thuật?
| Phát hiện tế bào máu trong ​​hóa thạch khủng long 75 triệu năm
Phat minh thien tai
Chiếc máy bay đầu tiên
Xe điện của Nissan đạt vận tốc 300 km/giờ
Tương lai của chất dẻo sinh học sẽ ra sao?
10 nhà khoa học lỗi lạc nhất trong lịch sử
Iran đã sản xuất 4 loại thuốc nano cho bệnh nhân ung thư
Công nghệ tự chẩn bệnh nhờ ráy tai
9 cách xử lý côn trùng cắn từ những vật dụng sẵn có
Những phát minh nổi tiếng thế giới của người Việt
vu khi - khi tai
Yamaha 1
Sáng Tạo Việt