banner
TRANG CHỦ TIN TỨC CÔNG NGHỆ PHÁT MINH THẾ KỶ KHOA HỌC GÓC NHÌN 360° SÁNG CHẾ Ý TƯỞNG XANH NĂNG LƯỢNG BÍ ẨN VIDEO
TRANG CHỦ > Khoa Học > Phát minh khoa học Bản in  |  Gửi thư  |  Kênh RSS
Kính thủy tinh tự làm sạch
(phatminh.com) Nếu bề mặt điện thoại di động của bạn được chế tạo bằng kính thủy tinh tự làm sạch, nó sẽ miễn nhiễm nước, bụi và vết bẩn.

Loại kính thủy tinh chống bẩn là phát minh mới của Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) tại Mỹ, Livescience cho biết. Không chỉ ngăn chặn hiện tượng bám dính, nó còn loại trừ hiện tượng phản chiếu ánh sáng. Công thức chế tạo loại kính thủy tinh mới vẫn là một bí mật, song theo trang web của MIT, kính thủy tinh của họ được tạo nên bởi những phần tử hình nón có kích thước nano - nghĩa là đường kính của chúng nhỏ hơn từ 1.000 tới 100.000 lần đường kính của sợi tóc.

Kính thủy tinh của MIT được tạo nên bởi những phần tử hình nón có kích cỡ nano.

Bề mặt chống nước của nhiều vật thể trong tự nhiên - như lá sen - là nguồn cảm hứng để các nhà nghiên cứu của MIT chế tạo thủy tinh chống bám dính. Các tính toán của nhóm nghiên cứu cho thấy, thủy tinh của họ có thể ngăn chặn sự bám dính của sương, nước mưa, phấn hoa và thậm chí cả vết bẩn mà tay người để lại.

Sự ra đời của thủy tinh tự làm sạch là tin vui đối với những công ty sản xuất tấm pin năng lượng mặt trời. Hiện nay nhiều loại pin năng lượng mặt trời chỉ đạt hiệu suất 60%, nghĩa là chúng chỉ có thể biến 60% lượng ánh sáng mặt trời chiếu tới thành điện. Bụi, những vết bẩn và hiện tượng phản xạ ánh sáng trên bề mặt tấm pin là thủ phạm khiến một phần ánh sáng mặt trời thất thoát. Nếu bề mặt tấm pin năng lượng mặt trời được chế tạo bằng thủy tinh của MIT, lượng ánh sáng mặt trời thất thoát sẽ giảm đáng kể.

Kính thủy tinh của MIT được tạo nên bởi những phần tử hình nón có kích cỡ nano.
Kính thủy tinh của MIT được tạo nên bởi những
phần tử hình nón có kích cỡ nano. (Ảnh: MIT)

Một số chuyên gia cho rằng, nếu chi phí sản xuất được hạ xuống mức đủ thấp, người ta có thể dùng kính thủy tinh chống bẩn và chống chói của MIT để chế tạo màn hình của máy ảnh, điện thoại di động, máy tính bảng và nhiều thiết bị khác.

(Nguồn: VnExpress )
Thảo luận cho chủ đề này:
Hiện chưa có thảo luận cho chủ đề này!
Gửi thảo luận mới:
 Họ và tên
 Email
Mã kiểm tra 
TIN CẬP NHẬT MỚI NHẤT:
Xe bay TF-X được cấp phép thử nghiệm trên không phận Mỹ (30/12/2015)
Siêu lửa mặt trời thiêu rụi trái đất trong chớp mắt? (19/12/2015)
Những phát hiện khoa học nổi bật năm 2015 (16/12/2015)
Đã có thể nhận diện gương mặt bằng ADN, tội phạm chạy đâu cho thoát? (16/12/2015)
Điểm danh các phát minh “sống trọn” hàng thế kỷ (16/12/2015)
Những phát minh tình cờ đến khó tin nhưng vĩ đại (15/12/2015)
Đèn thông minh chạy bằng năng lượng “nước muối”, kiêm cả sạc dự phòng (27/8/2015)
Phát minh vật liệu giấy mới, khả năng thay thế được kim loại (27/8/2015)
Phát minh mới: Sạc điện thoại bằng...nến (25/7/2015)
Sắp có đại chiến robot giữa Mỹ và Nhật (23/7/2015)
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:
Lốp xe ”thông minh” (25/4/2012)
Mắt ”mới” cho người khiếm thị  (24/4/2012)
Sợi dẫn siêu nano (24/4/2012)
Bóng đèn ”siêu thọ” (24/4/2012)
Thiết bị phục hồi chức năng cho người bị liệt (23/4/2012)
Thiết bị mới cho phép cha mẹ chứng kiến giây phút con thụ thai (21/4/2012)
Thu hồi năng lượng lãng phí (21/4/2012)
Phát minh lớn: Tìm thấy loại hạt huyền thoại  (20/4/2012)
Giấy mới kháng khuẩn, không thấm nước  (18/4/2012)
Siêu máy tính “não người” (17/4/2012)
Thiết bị mới chữa vẹo cột sống vừa rẻ, rất hiệu quả (17/4/2012)
Phát minh ra ôtô và máy bay chạy bằng rượu whisky Scotland (16/4/2012)
Ghế bảo vệ trẻ em trên xe hơi (14/4/2012)
Geminoid F - nữ robot đầu tiên giống con người nhất (13/4/2012)
Thử nghiệm thành công robot cá đầu tiên (12/4/2012)
  Xin chào,
  Mời bạn Đăng nhập hoặc Đăng ký thành viên
win 10 - phải
honda
Robocon 2015
Phát minh mới: Sạc điện thoại bằng...nến
Đèn thông minh chạy bằng năng lượng “nước muối”, kiêm cả sạc dự phòng
Sắp có đại chiến robot giữa Mỹ và Nhật
Những phát minh ngớ ngẩn nhưng hái ra tiền
Kem đặc biệt giúp chống cúm
Siêu máy tính Watson đảm nhiệm vai trò đầu bếp
Phat minh thien tai
Chiếc máy bay đầu tiên
Xe điện của Nissan đạt vận tốc 300 km/giờ
Tương lai của chất dẻo sinh học sẽ ra sao?
10 nhà khoa học lỗi lạc nhất trong lịch sử
Iran đã sản xuất 4 loại thuốc nano cho bệnh nhân ung thư
Công nghệ tự chẩn bệnh nhờ ráy tai
9 cách xử lý côn trùng cắn từ những vật dụng sẵn có
Những phát minh nổi tiếng thế giới của người Việt
vu khi - khi tai
Yamaha 1
Sáng Tạo Việt