Chiếc máy này được Giáo sư Lee
E.Miller và các công sự là những chuyên gia về thần kinh học, sinh lí
học, y học và phục hồi chức năng vật lý tại Khoa Y học trường Đại học
Northwestern phát triển. Nó có thể gửi tín hiệu từ não trực tiếp đến các
cơ bị liệt mà không cần qua tủy sống, cho phép cơ bắp có thể chuyển
động lại.
Để hiểu được cơ chế hoạt động giữa não và cơ bắp, Miller và nhóm của
ông đã cấy các điện cực của chiếc máy vào khỉ để theo dõi tín hiệu điện
não và cơ. Qua theo dõi ghi âm, các nhà nghiên cứu đã tạo ra một thuật
toán cho phép họ giải thích các tín hiệu và hiểu được mô hình liên kết
với các hoạt động cơ bắp, hay nói cách khác họ có thể hiệu được mối quan
hệ giữa não và hoạt động cơ bắp.
Khi tiến hành thí nghiệm trên khỉ đã được gây tê liệt tạm thời một khuỷu
chi trước. Kết quả cho thấy, tín hiệu não khỉ điều khiển một dòng điện
nhỏ chuyển đến các cơ bắp trong vòng chưa đầy 40 mili giây, giúp khỉ lấy
được một quả bóng y như lúc chi trước của nó chưa bị tê liệt.
Thiết bị còn có hệ thống được cấy ghép được gọi là một mảng đa điện
cực, có khả năng phát hiện hoạt động 100 tế bào thần kinh trong não. Nó
hoạt động như một giao diện giữa bộ não và máy tính được sử dụng để giải
thích các tín hiệu kết hợp với chuyển động của tay.
Miller cho biết, máy điện não mới trên có thể giúp đỡ những người mắc
bệnh tê liệt di chuyển bàn tay và cơ bắp khác trong cơ thể tại một số
điểm. Với thiết bị này, một ngày nào đó có thể sẽ được ứng dụng để giúp
các bệnh nhân bị liệt do tổn thương tủy sống thực hiện các hoạt động
trong cuộc sống hàng ngày một cách ngày càng tự chủ hơn.