banner
TRANG CHỦ TIN TỨC CÔNG NGHỆ PHÁT MINH THẾ KỶ KHOA HỌC GÓC NHÌN 360° SÁNG CHẾ Ý TƯỞNG XANH NĂNG LƯỢNG BÍ ẨN VIDEO
TRANG CHỦ > Khoa Học > Khoa học Vũ trụ Bản in  |  Gửi thư  |  Kênh RSS
Toàn cảnh bề mặt sao Hỏa từ tàu vũ trụ Opportunity
(www.phatminh.com) Bức tranh toàn cảnh về sao Hỏa nhìn từ điểm "Greeley Haven" được xem là những bức ảnh đẹp nhất và rõ nhất về bề mặt hành tinh Đỏ.

Trong thời gian 4 tháng khảo sát điểm "Greeley Haven", thiết bị camera Pancam gắn trên tàu thăm dò sao Hỏa Opportunity của NASA đã ghi lại tất cả 817 bức ảnh.

Camera Pancam trên tàu thăm dò Opportunity đã ghi lại những hình ảnh đẹp của sao Hỏa vào ngày thứ 2.811 của sao Hỏa khi con tàu thực hiện sứ mạng thăm dò bề mặt hành tinh Đỏ vào ngày 21/12/2011 và ngày thứ 2.947 của sao Hỏa tức là ngày 8/5/2012.

Tàu Opportunity dành thời gian khảo sát nghiên cứu khu vực "Greeley Haven" - nơi các tấm pin năng lượng Mặt trời gắn trên con tàu hướng thẳng về phía Mặt trời, nằm thấp dưới bầu trời phía bắc trong giai đoạn mùa xuân của bán cầu nam.

Toàn cảnh bề mặt sao Hỏa từ tàu vũ trụ Opportunity

Vùng đất nhô lên cao trên bề mặt sao Hỏa được đặt tên là "Greeley Haven" theo tên của nhà khoa học Ronald Greeley (1939-2011) - giảng viên kỳ cựu giảng dạy cho nhiều thế hệ nhà khoa học tại Đại học bang Arizona.

"Greeley Haven" nằm gần đỉnh phía bắc của mảnh thiên thạch Cape York thuộc vành đai phía tây miệng núi lửa khổng lồ Endeavour.

Bức ảnh lấy khu vực phía bắc làm trung tâm. Phía nam nằm trên đường kẻ ngang ở phía sau. Phía xa bên tay trái ở cuối bức ảnh là ngọn đồi Rich Morris.

Toàn cảnh bề mặt sao Hỏa từ tàu vũ trụ Opportunity

Khu vực trồi lên khỏi bề mặt mảnh thiên thạch Cape York - Rich Morris được đặt tên theo kỹ sư hàng không vũ trụ kiêm nhạc sĩ - John R. "Rich" Morris (1973-2011). Ông Morris là một thành viên trong nhóm sản xuất tàu thăm dò sao Hỏa kiêm giám đốc chỉ huy sứ mạng tại Phòng thí nghiệm động cơ phản lực của NASA tại Pasadena.

Các lớp bụi trầm tích bị cơn gió cuốn về bên trái, nằm chồng chất lên điểm Greeley Haven. Những dấu vết bánh xe lăn của tàu Opportunity kéo dài tới tận phía nam. Một số dấu xe tại vài địa điểm trông có màu đậm được một lớp bụi sáng màu và mỏng bao phủ lên trên.

Những lớp trầm tích bụi sáng màu khác có thể dễ dàng quan sát tại khu vực phía bắc, đông bắc, và phía đông của vùng Greeley Haven. Lớp trầm tích nằm chính giữa bức ảnh được mệnh danh là "Cực Bắc". Tàu thăm dò Opportunity đã đi qua khu vực này và tiến hành khảo sát vào tháng 5/2012 như là thí dụ điển hình về các lớp bụi sao Hỏa bị gió cuốn.

Toàn cảnh bề mặt sao Hỏa từ tàu vũ trụ Opportunity

Khu vực bên trong miệng núi lửa khổng lồ Endeavour có thể được nhìn thấy từ phía bên tay phải của bức ảnh kéo dài tới phía đông bắc và phía đông của mũi Cape York. Miệng núi lửa Endeavour có đường kính lên tới 22km.

Các tấm pin năng lượng Mặt trời và nhiều thiết bị khác trên tàu thăm dò Opportunity bị những lớp bụi trầm tích bao phủ trong suốt quá trình thực hiện sứ mạng. Tàu Opportunity đã làm việc trên sao Hỏa từ tháng 1/2004.

Toàn cảnh bề mặt sao Hỏa từ tàu vũ trụ Opportunity

Trong suốt 4 tháng khảo sát khu vực Greeley Haven, tàu Opportunity đã thực hiện quan sát khoa học bằng sóng radio để hiểu rõ hơn hoạt động của trục quay nghiêng của sao Hỏa, từ đó hé lộ cấu trúc bên trong.

Ngoài ra, tàu Opportunity còn nghiên cứu các hợp chất cấu thành và kết cấu của một khu vực trồi lên trên vành miệng núi lửa, kiểm soát những thay đổi trong khí quyển và bề mặt, và các khu vực xung quanh.

Toàn cảnh sao Hỏa được ghép từ các bức ảnh chụp ở những bước sóng 753 nanomet (gần tia hồng ngoại), 535 nanomet (ánh sáng xanh) và 432 nanomet (ánh sáng tím). Chúng được đổ màu xanh và đỏ nhằm giúp người xem phân biệt được sự khác nhau giữa các vật chất trên sao Hỏa.

(Nguồn: Infonet, Daily Mail )
Thảo luận cho chủ đề này:
Hiện chưa có thảo luận cho chủ đề này!
Gửi thảo luận mới:
 Họ và tên
 Email
Mã kiểm tra 
TIN CẬP NHẬT MỚI NHẤT:
99,99% có hành tinh thứ 9 trong hệ Mặt trời (1/4/2016)
Những bức ảnh thiên văn vũ trụ ấn tượng nhất năm 2015 (30/12/2015)
Bằng chứng về các vụ nổ hạt nhân xa xưa trên Sao Hỏa (28/12/2015)
Hy vọng mới cho loài người: Có một ”Trái đất thứ 3” ở cực gần Trái đất (19/12/2015)
’Hành tinh béo’ bị trục xuất khỏi hệ mặt trời (15/12/2015)
Phát hiện hành tinh song sinh của sao Mộc (17/7/2015)
Bí ẩn Trái Đất được giải đáp qua sao Diêm Vương như thế nào? (16/7/2015)
NASA lập kế hoạch di cư loài người vào vũ trụ (14/7/2015)
Dùng laser truyền video từ ISS xuống mặt đất (12/6/2014)
Dự đoán được thời khắc tử vong của hành tinh (12/6/2014)
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:
Quay xổ số tìm người đưa lên sao Hỏa sống vĩnh viễn (27/7/2012)
Hòn đảo ”sao Hỏa” ngay trên Trái đất (27/7/2012)
Chụp được ảnh mặt trời rõ chưa từng thấy (25/7/2012)
Nga ra mắt tàu sân bay tên lửa Soyuz-FG mang 5 vệ tinh (24/7/2012)
Vệ tinh FPT vào không gian (23/7/2012)
Vũ trụ có mùi gì? (23/7/2012)
Trên sao Thổ cũng có... sông! (23/7/2012)
Nga xây dựng tàu vũ trụ có người lái trên mặt trăng (21/7/2012)
NASA phát hiện một hành tinh nhỏ hơn Trái Đất (21/7/2012)
Phát hiện thiên hà xoắn ốc trong vũ trụ sơ khai (21/7/2012)
Nga đưa thành công phi hành đoàn mới lên ISS (18/7/2012)
Sắp được xem mưa sao băng Nam Delta Aquarids (18/7/2012)
Phi thuyền Nga tới trạm không gian (18/7/2012)
Bão Mặt trời sắp ảnh hưởng Trái đất (16/7/2012)
Phát hiện nhóm ’thiên hà ma’ (16/7/2012)
  Xin chào,
  Mời bạn Đăng nhập hoặc Đăng ký thành viên
win 10 - phải
honda
Robocon 2015
Con người sắp biến sao Hỏa thành thuộc địa?
NASA lập kế hoạch di cư loài người vào vũ trụ
Dự đoán được thời khắc tử vong của hành tinh
Bí ẩn Trái Đất được giải đáp qua sao Diêm Vương như thế nào?
Dùng laser truyền video từ ISS xuống mặt đất
Phát hiện hành tinh song sinh của sao Mộc
Phat minh thien tai
Chiếc máy bay đầu tiên
Xe điện của Nissan đạt vận tốc 300 km/giờ
Tương lai của chất dẻo sinh học sẽ ra sao?
10 nhà khoa học lỗi lạc nhất trong lịch sử
Iran đã sản xuất 4 loại thuốc nano cho bệnh nhân ung thư
Công nghệ tự chẩn bệnh nhờ ráy tai
9 cách xử lý côn trùng cắn từ những vật dụng sẵn có
Những phát minh nổi tiếng thế giới của người Việt
vu khi - khi tai
Yamaha 1
Sáng Tạo Việt