banner
TRANG CHỦ TIN TỨC CÔNG NGHỆ PHÁT MINH THẾ KỶ KHOA HỌC GÓC NHÌN 360° SÁNG CHẾ Ý TƯỞNG XANH NĂNG LƯỢNG BÍ ẨN VIDEO
TRANG CHỦ > Khoa Học > Khoa học Vũ trụ Bản in  |  Gửi thư  |  Kênh RSS
Vệ tinh FPT vào không gian
(www.phatminh.com) Sáng nay tên lửa đẩy đã đưa phi thuyền của Nhật Bản lên quỹ đạo trái đất, mang theo vệ tinh của FPT, đánh dấu lần đầu tiên một vệ tinh do Việt Nam sản xuất lên vũ trụ.

Vụ phóng phi thuyền HTV-3 diễn ra lúc 9h06 tại Nhật Bản khi mây xuất hiện khá nhiều trên bầu trời. Tên lửa đẩy, có khối lượng 560 tấn, bay theo hướng đông nam, nghĩa là nó hướng ra phía biển của Nhật Bản. Toàn bộ quá trình phóng diễn ra trong khoảng 15 phút. Sau khoảng thời gian đó, bồn chứa nguyên liệu rắn của tên lửa tách ra và tên lửa đạt vận tốc 3,615km/giây.

Tên lửa đẩy mang theo phi thuyền chở vệ tinh F-1 lúc rời mặt đất lên không trung sáng nay.
Tên lửa đẩy mang theo phi thuyền chở vệ tinh F-1 lúc rời mặt đất lên không trung sáng
nay. (Ảnh chụp màn hình video của Cơ quan Hàng không vũ trụ Nhật Bản JAXA)

Vào lúc 9h13, tên lửa đạt độ cao 200km. Tới 9h21, tàu HTV-3 tách thành công khỏi tên lửa và tự bay bằng động cơ của nó, đồng nghĩa với việc chuyến bay của vệ tinh F-1 diễn ra thuận lợi.

Phi thuyền vận tải chở 5 tấn hàng hóa, bao gồm vệ tinh F-1, sẽ cập Trạm Không gian Quốc tế (ISS). Từ đây, các nhà du hành sẽ điều khiển cánh tay máy thả F-1 cùng các vệ tinh nhỏ khác vào không trung.

Vệ tinh của FPT có hình dáng một khối lập phương cạnh 10cm và nặng 1kg, do nhóm FSpace bắt tay vào nghiên cứu và chế tạo từ cuối năm 2008, với mục tiêu là phải "sống" được trong không gian và phát tín hiệu về trạm điều khiển trái đất, chụp được ảnh độ phân giải thấp (640x480) của trái đất và tốc độ truyền dữ liệu từ vệ tinh đạt 1.200 bit/giây.

(Nguồn: khoahoc )
Thảo luận cho chủ đề này:
Hiện chưa có thảo luận cho chủ đề này!
Gửi thảo luận mới:
 Họ và tên
 Email
Mã kiểm tra 
TIN CẬP NHẬT MỚI NHẤT:
99,99% có hành tinh thứ 9 trong hệ Mặt trời (1/4/2016)
Những bức ảnh thiên văn vũ trụ ấn tượng nhất năm 2015 (30/12/2015)
Bằng chứng về các vụ nổ hạt nhân xa xưa trên Sao Hỏa (28/12/2015)
Hy vọng mới cho loài người: Có một ”Trái đất thứ 3” ở cực gần Trái đất (19/12/2015)
’Hành tinh béo’ bị trục xuất khỏi hệ mặt trời (15/12/2015)
Phát hiện hành tinh song sinh của sao Mộc (17/7/2015)
Bí ẩn Trái Đất được giải đáp qua sao Diêm Vương như thế nào? (16/7/2015)
NASA lập kế hoạch di cư loài người vào vũ trụ (14/7/2015)
Dùng laser truyền video từ ISS xuống mặt đất (12/6/2014)
Dự đoán được thời khắc tử vong của hành tinh (12/6/2014)
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:
Vũ trụ có mùi gì? (23/7/2012)
Trên sao Thổ cũng có... sông! (23/7/2012)
Nga xây dựng tàu vũ trụ có người lái trên mặt trăng (21/7/2012)
NASA phát hiện một hành tinh nhỏ hơn Trái Đất (21/7/2012)
Phát hiện thiên hà xoắn ốc trong vũ trụ sơ khai (21/7/2012)
Nga đưa thành công phi hành đoàn mới lên ISS (18/7/2012)
Sắp được xem mưa sao băng Nam Delta Aquarids (18/7/2012)
Phi thuyền Nga tới trạm không gian (18/7/2012)
Bão Mặt trời sắp ảnh hưởng Trái đất (16/7/2012)
Phát hiện nhóm ’thiên hà ma’ (16/7/2012)
Cận cảnh miệng núi lửa lớn nhất trên sao Hỏa (10/7/2012)
Mặt trời phun vết lóa cấp X (9/7/2012)
Phát hiện loại ”quỷ vũ trụ” mới (7/7/2012)
Trung Quốc vượt Nga trong việc phóng tên lửa vũ trụ (6/7/2012)
Dải Ngân hà “đang rung như một cái chuông” (3/7/2012)
  Xin chào,
  Mời bạn Đăng nhập hoặc Đăng ký thành viên
win 10 - phải
honda
Robocon 2015
Con người sắp biến sao Hỏa thành thuộc địa?
NASA lập kế hoạch di cư loài người vào vũ trụ
Dự đoán được thời khắc tử vong của hành tinh
Bí ẩn Trái Đất được giải đáp qua sao Diêm Vương như thế nào?
Dùng laser truyền video từ ISS xuống mặt đất
Phát hiện hành tinh song sinh của sao Mộc
Phat minh thien tai
Chiếc máy bay đầu tiên
Xe điện của Nissan đạt vận tốc 300 km/giờ
Tương lai của chất dẻo sinh học sẽ ra sao?
10 nhà khoa học lỗi lạc nhất trong lịch sử
Iran đã sản xuất 4 loại thuốc nano cho bệnh nhân ung thư
Công nghệ tự chẩn bệnh nhờ ráy tai
9 cách xử lý côn trùng cắn từ những vật dụng sẵn có
Những phát minh nổi tiếng thế giới của người Việt
vu khi - khi tai
Yamaha 1
Sáng Tạo Việt