|
Vết đen mặt trời này rộng hơn cả trái đất. Ảnh: SDO; |
Theo Space, vết đen mặt trời khổng lổ này
được gọi là AR1339, dài khoảng 80.000km, rộng 40.000 km, lớn gấp 3 lần
trái đất (đường kính trái đất là 12.800 km).
Vết đen được đài quan sát hoạt động năng lượng mặt
trời (SDO) cung cấp cho thấy, vết đen khổng lồ này không ở phía hướng về
trái đất và nằm trong khu vực hoạt động mạnh của mặt trời.
Hiện tượng này xuất hiện khi từ tính trên mặt trời
hoạt động với cường độ cao, ngăn chặn dòng chảy đối lưu, khiến nhiệt độ ở
các khu vực bề mặt của mặt trời thấp hơn so với vùng khác. Các khu vực
này sẽ bị cô lập, sau đó xuất hiện mờ hơn so với khu vực xung quanh và
tạo ra một điểm đen.
Các hoạt động mạnh xung quanh vết đen có thể gây ra
lửa mặt trời. Hiện tượng này còn gây ra pháo sáng, bắn các hạt tích điện
vào không gian, gọi là hiện tượng nhật hoa, có thể tàn phá các vệ tinh
và lưới điện của trái đất.
Theo các chuyên gia theo dõi năng lượng mặt trời, vết
đen mặt trời khổng lồ như AR1339 có thể tạo ra bão mặt trời. Cơ quan
Quản lý Khí quyển và Đại dương quốc gia Hoa Kỳ (NOAA) cũng dự đoán có
50% khả năng sẽ xảy ra hiện tượng pháo sáng cấp độ trung bình từ vết đen
này của mặt trời trong hôm nay.
Ngày 2/11, SDO cũng ghi lại được một đợt bùng phát năng lượng mặt trời cấp độ trung bình, nhưng không hướng về trái đất.
Chu kỳ xuất hiện vết đen vào khoảng gần 11 năm. Mặc dù
các nhà khoa học đã quan sát và lập tư liệu khoa học của những vết đen
mặt trời trong hơn 400 năm qua, nhưng nguồn gốc của những vùng từ tính
mạnh, nguội và tối này trên bề mặt mặt trời vẫn là những bí ẩn lớn. |