Hai
kính viễn vọng không gian của NASA đã giúp các nhà khoa học hóa giải
được một trong những bí ẩn đau đầu nhất của vụ nổ sao đầu tiên từng được
ghi nhận: một siêu tân tinh cổ xưa được phát hiện cách đây gần 2000
năm.
Năm 185 sau CN, các nhà “thiên văn học” Trung Quốc đã chứng kiến một cảnh tượng lạ lùng: một “ngôi sao khách”
bí ẩn đã xuất hiện trên bầu trời và nán lại trong suốt 8 tháng. Tuy
nhiên, phải đến thập niên 1960, các nhà khoa học mới khẳng định được
rằng, vật thể vũ trụ đó chính là siêu tân tinh đầu tiên được ghi lại
trong sử sách loài người.
Câu hỏi lớn đặt ra là: vì sao vụ nổ sao này lại lớn “ngoại cỡ” như vậy?
Giờ đây, hình ảnh hồng ngoại về siêu tân
tinh do kính viễn vọng Spitzer và WISE của NASA cung cấp còn tiết lộ
rằng, vụ nổ sao nói trên đã xảy ra trong một vùng không gian sạch khí
gas và bụi. Do đó, vụ nổ có thể phát đi xa hơn và nhanh hơn so với dự
kiến.
“Vụ nổ sao này rất lớn và xảy ra rất
nhanh. Nó lớn hơn 2-3 lần so với suy nghĩ của chúng ta về một vụ nổ sao
và điều tuyệt vời là con người đã chứng kiến được hiện tượng đó gần
2000 năm trước”, nhà thiên văn học Brian Williams của Đại Học Bắc Carolina tuyên bố trên Space.com.
Siêu tân tinh cổ xưa
Theo AP, siêu tân tinh cổ xưa – tên mã là RCW 86,
nằm cách Trái đất khoảng 8000 năm ánh sáng. Tuy người ta đã xác định
được vị trí của nó, nhưng phần lớn thông tin về vụ nổ sao vẫn bị che phủ
bởi tấm màn bí ẩn.
Một trong số đó là việc tinh cầu của ngôi sao này vẫn còn rất lớn. Nếu phần “ruột” phát
nổ của ngôi sao có thể quan sát bằng tia hồng ngoại trên bầu trời tại
thời điểm này, nó có thể to hơn cả mặt trăng trong đêm rằm, các nhà khoc
học cho biết.
Sau khi kết hợp dữ liệu của 2 kính viễn
vọng Spitzer và Wise với những thông tin sẵn có, nhóm của Williams nhận
thấy RCW 86 là một vụ nổ sao dạng Ia, được kích hoạt bởi cái chết tương đối “yên bình” của một ngôi sao tương tự như mặt trời. Ngôi sao này nén lại thành bạch tinh
trước khi hút sạch năng lượng từ một ngôi sao gần đó. Cuối cùng, tiểu
bạch tinh phát nổ và tạo thành một vụ nổ sao siêu tinh cực sáng.
“Một bạch tinh giống như một đám mây tro và khói trong vụ hỏa hoạn. Nếu như bạn đổ gas lên đó, nó sẽ nổ”, Willams giải thích.
Lần đầu tiên, khoa học đã kết luận được rằng, một bạch tinh có thể tạo ra một khu vực trống rỗng trong không gian xung quanh nó trước khi phát nổ trong một vụ nổ sao dạng Ia. Sự hiện diện của một lỗ hổng sẽ giải thích vì sao phần tinh cầu tàn dư của RCW 86 lại lớn đến như vậy.
Trước đó, các nhà khoa học cho rằng RCW 86 được tạo ra từ một vụ nổ sao dạng “vỡ lõi” (xảy ra khi phần lõi của một ngôi sao đã đạt đến độ nén đỉnh điểm và phát nổ. Đây được coi là dạng nổ sao mạnh nhất).
Tuy nhiên, Williams và các cộng sự đã loại trừ được khả năng RCW 86 là một vụ nổ sao “vỡ lõi”.
Dữ liệu từ các kính thiên văn cho thấy vật thể có chứa tỷ lệ sắt rất
cao – vốn là dấu hiệu điển hình để nhận dạng vụ nổ sao dạng Ia. Kết hợp
với quan sát từ Spitzer, họ đã có thể dám chắc RCW 86 là một vụ nỗ Ia
xảy ra bên trong một lỗ hổng sạch khí và bụi.