| Hình ảnh tàu Phobos-Grunt bay lượn trên quỹ đạo trái đất |
Tàu
vũ trụ không người lái Phobos-Grunt nặng 13,5 tấn đã bị mắc kẹt trên
quỹ đạo quanh trái đất vào tháng 11/2011, sau sự cố trục trặc không thể
tạo phản ứng nổ để đưa tàu lên độ cao 4000km và đẩy tàu theo hướng về
phía sao Hoả. Tuy
nhiên, các chuyên gia cho rằng trục trặc trong hệ thống máy tính được
coi là lỗi chính gây sự cố cho tàu Phobos-Grunt – tên lửa khám phá hành
tinh lớn nhất do Nga thiết kế và sản xuất, khiến con tàu này không thể
hoàn thành nhiệm vụ lên sao Hỏa để thu thập các mẫu đá từ mặt trăng
Phobos. Nếu tàu
Phobos-Grunt không gặp sự cố, nó sẽ giúp các nhà khoa học nghiên cứu sâu
hơn về mặt trăng Phobos và môi trường của hành tinh mà nó đang quay
xung quanh. Ngoài ra, trong chuyến bay lần này, tàu Phobos-Grunt còn
mang theo vệ tinh do thám sao Hoả đầu tiên của Trung Quốc và các bình
chứa vi khuẩn nhằm kiểm tra sự sống trên vũ trụ. Dự kiến sẽ có khoảng 20 – 30 mảnh vỡ từ tàu Phobos-Grunt với tổng trọng lượng là 200 kg sẽ rơi xuống trái đất vào ngày 14/1. Các
chuyên gia trong lĩnh vực vũ trụ trên toàn thế giới đang từng giờ
nghiên cứu và tính toán vị trí các mảnh vỡ từ tàu Phobos-Grunt sẽ rơi
xuống. Tuy nhiên theo các chuyên gia tại Cơ quan vũ trụ Nga Roscosmos,
họ không thể biết chính xác những mảnh vỡ này sẽ rơi xuống khu vực nào. Thông
thường, ngoài những mảnh vỡ bị đốt cháy hoàn toàn ngay khi tiến lại gần
bầu khí quyển thì những mảnh còn lại sẽ rơi xuống khu vực đại dương hay
các khu dân cư thưa thớt. Điều
đặc biệt là các Cơ quan vũ trụ của Nga, Đức và Mỹ đang lo ngại khả năng
những nhiên liệu độc hại như chất lỏng UDMH và DTO sẽ bám trên các mảnh
vỡ rơi xuống trái đất vào tuần tới. Ông
Heiner Klinkrad tại Cơ quan vũ trụ châu Âu nhận định những mảnh vỡ từ
tàu Phobos-Grunt khó có thể gây nguy hiểm cho cộng đồng dân cư trái đất. |